(VOV) - Để giảm áp lực trong xét và thi tuyển vào lớp 10 các trường THPT, học sinh cần biết rõ trình độ, năng lực học tập để chọn trường phù hợp.
Trong những ngày này, nhiều học sinh THCS trên địa bàn thủ đô Hà Nội đang rất quan tâm đến việc xét tuyển và thi vào lớp 10 các trường THPT. Nhằm giúp học sinh và phụ huynh hiểu rõ hơn về việc thi và xét tuyển để có phương hướng học tập, ôn luyện và chọn trường phù hợp, phóng viên VOVNews phỏng vấn ông Nguyễn Hiệp Thống, Chánh Văn phòng, Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội.
Ông Nguyễn Hiệp Thống: Năm nay, Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội ước tính có hơn 84.000 học sinh của gần 570 trường THCS trên địa bàn thủ đô tham gia thi và xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT. Số trường THPT trên địa bàn thành phố mà các em có thể theo học là trên 200 trường, trong đó có hơn 100 trường công lập, còn lại là trường ngoài công lập, bán công.
Việc tuyển sinh năm nay, Hà Nội vẫn theo phương thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển. Cụ thể là với tuyển sinh vào các trường THPT không chuyên thì Điểm xét tuyển = Điểm THCS + Điểm thi môn Ngữ Văn và Toán (đã tính hệ số 2) + Điểm cộng thêm.
Tuyển sinh vào lớp 10 chuyên thực hiện phương thức thi tuyển, môn thi gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (tính hệ số 1) và môn chuyên (tính hệ số 2). Điểm xét tuyển = tổng điểm các bài thi (đã tính hệ số) + điểm khuyến khích (nếu có)/Tổng các hệ số bài thi.
Các trường hợp được cộng điểm, ưu tiên trong xét tuyển vào lớp 10 được quy định rất rõ tại cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2011 – 2012. Trong đó,điểm cộng thêm là điểm dành cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích, tối đa không quá 06 điểm.
PV: Ông có thể cho biết, học sinh THCS được đăng ký xét tuyển vào mấy trường THPT? Đối với việc dự thi vào các trường ngoài công lập sẽ được thực hiện như thế nào?
Ông Nguyễn Hiệp Thống: Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào hai trường THPT công lập trong cùng một khu vực tuyển sinh. Nếu đã trúng tuyển theo NV1 sẽ không được xét tuyển theo NV2. Trường hợp không trúng tuyển vào NV1 có đăng ký NV2 vào trường, nếu có điểm xét tuyển cao hơn điểm tuyển của trường ít nhất 1,5 điểm, thì được tuyển vào trường theo nguyện vọng 2. Lưu ý là trong trường hợp hạ điểm chuẩn, trường chỉ tuyển học sinh đăng ký dự tuyển theo nguyện vọng 1.
Đối với học sinh có đủ điều kiện dự tuyển vào các trường THPT công lập, ngoài nguyện vọng vào hai trường THPT công lập, học sinh được nộp đơn dự tuyển vào các trường THPT ngoài công lập trên toàn thành phố. Đối với học sinh chỉ đủ điều kiện hoặc chỉ có nguyện vọng dự tuyển vào các trường THPT ngoài công lập, học sinh vẫn phải đăng ký nhờ nguyện vọng vào 1 trường THPT công lập (NV1) và dự thi để có điểm xét tuyển và chỉ có giá trị xét tuyển vào trường THPT ngoài công lập.
PV: Hiện tại, các trường THPT chuyên vẫn có giáo viên tổ chức luyện thi vào lớp chuyên với số lượng rất đông, khó kiểm soát chất lượng. Để kiểm tra những cơ sở luyện thi cho học sinh vào lớp chuyên, trường chuyên, Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội đã có những biện pháp nào?
Ông Nguyễn Hiệp Thống: Đến nay, số liệu học sinh đăng ký vào các trường THPT chuyên ở Hà Nội vẫn đang được các cơ sở giáo dục tổng hợp và nhập dữ liệu tại các phòng Giáo dục-Đào tạo theo thời gian đã quy định. Vì vậy, chưa có số liệu chính thức.
Về việc tổ chức luyện thi của các cơ sở cũng là do nhu cầu để củng cố, ôn tập hệ thống lại kiến thức của học sinh và cha mẹ học sinh. Việc tổ chức, quản lý hình thức này được thực hiện theo quy định tại Quyết định 14/QĐ-UBND ngày 08/4/2011 của UBND TP Hà Nội về quản lý dạy thêm, học thêm. Đến nay, trên toàn thành phố đã có trên 50 cơ sở thuộc cấp học THPT được cấp phép tổ chức dạy thêm, học thêm. Thanh tra Sở vẫn thường xuyên tổ chức các đoàn tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở thuộc cấp học THPT. Đối với cơ sở thuộc cấp học khác, giao cho các phòng GD-ĐT tổ chức kiểm tra theo phân cấp, có sự tham gia của chính quyền địa phương.
PV: Nhiều phụ huynh hiện đang lo lắng về việc, nếu con mình không đủ điểm xét tuyển vào các trường THPT công lập ở Hà Nội thì không biết nên cho con học tập hay định hướng nghề nghiệp như thế nào khi mà độ tuổi của các cháu mới chỉ có 14-15. Vậy, ngành Giáo dục-Đào tạo Thủ đô đã giải quyết khúc mắc, trăn trở này như thế nào?
Ông Nguyễn Hiệp Thống: Trong những năm gần đây, Hà Nội đã làm rất tốt việc đa dạng hóa các loại hình trường lớp, đã có thêm nhiều trường ngoài công lập, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh, thực hiện công bằng trong giáo dục và đào tạo. Quan điểm của Sở là chỉ tuyển sinh đủ sĩ số học sinh/lớp theo Điều lệ trường học vào các trường công lập. Những học sinh không đủ điểm xét tuyển vào các trường THPT công lập ở Hà Nội hoàn toàn có thể đăng ký dự tuyển vào các trường ngoài công lập trên toàn thành phố. Các trường này có đủ điều kiện để đảm bảo cho học sinh học tập tốt.
Ngoài ra, học sinh có thể đăng ký vào lớp 10 học chương trình THPT tại các trung tâm Giáo dục từ xa, các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố với nhiều ngành nghề khác nhau... Kết thúc bậc học THPT vẫn được cấp bằng tốt nghiệp như học sinh công lập. Giải pháp phân luồng học sinh THCS, định hướng nghề nghiệp đã được ngành Giáo dục-Đào tạo thực hiện rất có hiệu quả.
PV: Ông có thể cho một vài lời khuyên đối với học sinh khi đăng ký xét tuyển cũng như thi vào các trường công lập, trường THPT chuyên?
Ông Nguyễn Hiệp Thống: Về việc này, chính các em học sinh cần biết rõ trình độ, năng lực học tập của bản thân để có lựa chọn và đăng ký nguyện vọng phù hợp với khả năng của mình, trên cơ sở tham khảo các điểm tuyển sinh những năm trước của các trường trong khu vực. Cùng với đó cũng cần có sự hướng dẫn, tư vấn của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và đặc biệt là sự quan tâm, phối hợp của cha mẹ học sinh để hỗ trợ các em đăng ký dự tuyển cho phù hợp, tránh gây áp lực cho các em khi bước vào kỳ thi.
Chúc các em có một kỳ thi đạt kết quả tốt!
PV: Xin cảm ơn ông!./.
Sưu tầm
Trong những ngày này, nhiều học sinh THCS trên địa bàn thủ đô Hà Nội đang rất quan tâm đến việc xét tuyển và thi vào lớp 10 các trường THPT. Nhằm giúp học sinh và phụ huynh hiểu rõ hơn về việc thi và xét tuyển để có phương hướng học tập, ôn luyện và chọn trường phù hợp, phóng viên VOVNews phỏng vấn ông Nguyễn Hiệp Thống, Chánh Văn phòng, Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội.
Học sinh trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
PV: Xin ông cho biết việc xét tuyển cho học sinh lớp 9 vào lớp 10 năm học 2011-2012 sẽ được tính như thế nào? Các trường hợp nào được cộng điểm, ưu tiên trong xét tuyển vào lớp 10?Ông Nguyễn Hiệp Thống: Năm nay, Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội ước tính có hơn 84.000 học sinh của gần 570 trường THCS trên địa bàn thủ đô tham gia thi và xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT. Số trường THPT trên địa bàn thành phố mà các em có thể theo học là trên 200 trường, trong đó có hơn 100 trường công lập, còn lại là trường ngoài công lập, bán công.
Việc tuyển sinh năm nay, Hà Nội vẫn theo phương thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển. Cụ thể là với tuyển sinh vào các trường THPT không chuyên thì Điểm xét tuyển = Điểm THCS + Điểm thi môn Ngữ Văn và Toán (đã tính hệ số 2) + Điểm cộng thêm.
Tuyển sinh vào lớp 10 chuyên thực hiện phương thức thi tuyển, môn thi gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (tính hệ số 1) và môn chuyên (tính hệ số 2). Điểm xét tuyển = tổng điểm các bài thi (đã tính hệ số) + điểm khuyến khích (nếu có)/Tổng các hệ số bài thi.
Các trường hợp được cộng điểm, ưu tiên trong xét tuyển vào lớp 10 được quy định rất rõ tại cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2011 – 2012. Trong đó,điểm cộng thêm là điểm dành cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích, tối đa không quá 06 điểm.
Ông Nguyễn Hiệp Thống
PV: Ông có thể cho biết, học sinh THCS được đăng ký xét tuyển vào mấy trường THPT? Đối với việc dự thi vào các trường ngoài công lập sẽ được thực hiện như thế nào?
Ông Nguyễn Hiệp Thống: Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào hai trường THPT công lập trong cùng một khu vực tuyển sinh. Nếu đã trúng tuyển theo NV1 sẽ không được xét tuyển theo NV2. Trường hợp không trúng tuyển vào NV1 có đăng ký NV2 vào trường, nếu có điểm xét tuyển cao hơn điểm tuyển của trường ít nhất 1,5 điểm, thì được tuyển vào trường theo nguyện vọng 2. Lưu ý là trong trường hợp hạ điểm chuẩn, trường chỉ tuyển học sinh đăng ký dự tuyển theo nguyện vọng 1.
Đối với học sinh có đủ điều kiện dự tuyển vào các trường THPT công lập, ngoài nguyện vọng vào hai trường THPT công lập, học sinh được nộp đơn dự tuyển vào các trường THPT ngoài công lập trên toàn thành phố. Đối với học sinh chỉ đủ điều kiện hoặc chỉ có nguyện vọng dự tuyển vào các trường THPT ngoài công lập, học sinh vẫn phải đăng ký nhờ nguyện vọng vào 1 trường THPT công lập (NV1) và dự thi để có điểm xét tuyển và chỉ có giá trị xét tuyển vào trường THPT ngoài công lập.
PV: Hiện tại, các trường THPT chuyên vẫn có giáo viên tổ chức luyện thi vào lớp chuyên với số lượng rất đông, khó kiểm soát chất lượng. Để kiểm tra những cơ sở luyện thi cho học sinh vào lớp chuyên, trường chuyên, Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội đã có những biện pháp nào?
Ông Nguyễn Hiệp Thống: Đến nay, số liệu học sinh đăng ký vào các trường THPT chuyên ở Hà Nội vẫn đang được các cơ sở giáo dục tổng hợp và nhập dữ liệu tại các phòng Giáo dục-Đào tạo theo thời gian đã quy định. Vì vậy, chưa có số liệu chính thức.
Về việc tổ chức luyện thi của các cơ sở cũng là do nhu cầu để củng cố, ôn tập hệ thống lại kiến thức của học sinh và cha mẹ học sinh. Việc tổ chức, quản lý hình thức này được thực hiện theo quy định tại Quyết định 14/QĐ-UBND ngày 08/4/2011 của UBND TP Hà Nội về quản lý dạy thêm, học thêm. Đến nay, trên toàn thành phố đã có trên 50 cơ sở thuộc cấp học THPT được cấp phép tổ chức dạy thêm, học thêm. Thanh tra Sở vẫn thường xuyên tổ chức các đoàn tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở thuộc cấp học THPT. Đối với cơ sở thuộc cấp học khác, giao cho các phòng GD-ĐT tổ chức kiểm tra theo phân cấp, có sự tham gia của chính quyền địa phương.
PV: Nhiều phụ huynh hiện đang lo lắng về việc, nếu con mình không đủ điểm xét tuyển vào các trường THPT công lập ở Hà Nội thì không biết nên cho con học tập hay định hướng nghề nghiệp như thế nào khi mà độ tuổi của các cháu mới chỉ có 14-15. Vậy, ngành Giáo dục-Đào tạo Thủ đô đã giải quyết khúc mắc, trăn trở này như thế nào?
Ông Nguyễn Hiệp Thống: Trong những năm gần đây, Hà Nội đã làm rất tốt việc đa dạng hóa các loại hình trường lớp, đã có thêm nhiều trường ngoài công lập, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh, thực hiện công bằng trong giáo dục và đào tạo. Quan điểm của Sở là chỉ tuyển sinh đủ sĩ số học sinh/lớp theo Điều lệ trường học vào các trường công lập. Những học sinh không đủ điểm xét tuyển vào các trường THPT công lập ở Hà Nội hoàn toàn có thể đăng ký dự tuyển vào các trường ngoài công lập trên toàn thành phố. Các trường này có đủ điều kiện để đảm bảo cho học sinh học tập tốt.
Ngoài ra, học sinh có thể đăng ký vào lớp 10 học chương trình THPT tại các trung tâm Giáo dục từ xa, các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố với nhiều ngành nghề khác nhau... Kết thúc bậc học THPT vẫn được cấp bằng tốt nghiệp như học sinh công lập. Giải pháp phân luồng học sinh THCS, định hướng nghề nghiệp đã được ngành Giáo dục-Đào tạo thực hiện rất có hiệu quả.
PV: Ông có thể cho một vài lời khuyên đối với học sinh khi đăng ký xét tuyển cũng như thi vào các trường công lập, trường THPT chuyên?
Ông Nguyễn Hiệp Thống: Về việc này, chính các em học sinh cần biết rõ trình độ, năng lực học tập của bản thân để có lựa chọn và đăng ký nguyện vọng phù hợp với khả năng của mình, trên cơ sở tham khảo các điểm tuyển sinh những năm trước của các trường trong khu vực. Cùng với đó cũng cần có sự hướng dẫn, tư vấn của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và đặc biệt là sự quan tâm, phối hợp của cha mẹ học sinh để hỗ trợ các em đăng ký dự tuyển cho phù hợp, tránh gây áp lực cho các em khi bước vào kỳ thi.
Chúc các em có một kỳ thi đạt kết quả tốt!
PV: Xin cảm ơn ông!./.
Sưu tầm