• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Học ngữ pháp sẽ không còn nhàm chán

Aquarius

Kiến Thức Tiếng Anh
Xu
0
small_1287487540.nv.jpg


Mọi người đều hiểu tầm quan trọng của việc học ngữ pháp tiếng Anh, nhưng với nhiều người, việc học ngữ pháp lại không hề thú vị chút nào. Nếu bạn cũng nằm trong số đó, hãy thử học ngữ pháp theo một cách khác xem. Sự nhàm chán sẽ không còn tồn tại!
Bạn hãy xem ngữ pháp như là một bài tập để tăng cường sự nhanh nhạy và sắc bén với ngôn ngữ. Nếu chỉ học ngữ pháp thôi thì chắc chắn không đủ để giúp bạn giỏi tiếng Anh, nhưng lại là nền tảng cho vốn kiến thức của bạn sau này. Bạn hãy coi ngữ pháp là một bài tập sinh lý mà các cầu thủ hay vận động viên vẫn làm: những bài tập đều đặn để chuẩn bị trước trận đấu quan trọng. Vậy bí quyết nào cho việc học ngữ pháp hiệu quả?

1. Học có chọn lọc


Bạn thường học ngữ pháp theo cách nào? Bạn sẽ ôm lấy một cuốn sách ngữ pháp và đọc từ đầu đến cuối sách với hy vọng sẽ cải thiện khả năng của mình ư? Đừng phí phạm thời gian nữa! Việc học hiệu quả phải được đặt lên hàng đầu. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ nên tập trung vào những phần mình còn yếu. Bạn có thể làm các bài tập kiểm tra kiến thức tổng hợp trong một số cuốn sách và tự phát hiện ra lỗ hổng của mình. Một số trang web cũng cung cấp các dạng bài tập kiểm tra giúp bạn phát hiện ra điều này.

2. Học một cách chủ động

Một cuốn sách tự học ngữ pháp thường chia ra thành các đề mục khác nhau. Để tối ưu hoá việc học, bạn cần phải (i) trả lời các câu hỏi trong mỗi đề mục (ii) đối chiếu các câu trả lời (iii) cố gắng tự mình rút ra các quy tắc ngữ pháp (iv) đọc các phần hướng dẫn trong sách để kiểm tra khả năng hiểu biết của bạn. Học ngữ pháp nên là một nhiệm vụ mà bạn đặt ra để giải quyết vấn đề hơn là thứ mà bạn phải tìm thấy niềm yêu thích.

3. Học theo hoàn cảnh

Hãy học theo phương pháp lấy thực hành làm cơ sở! Nếu mỗi quy tắc có rất nhiều các trường hợp đặc biệt ư? Bạn đừng quá lo lắng vì có khi bạn chẳng bao giờ cần đến chúng. Cách tốt nhất là bất kỳ lúc nào bạn cũng để ý đến các dấu hiệu ngữ pháp. Ví dụ, khi bạn đọc một bài nào đó, bạn hãy xem là người ta đã sử dụng giới từ/ tính từ/ trạng từ như thế nào? Hãy ghi chú lại nếu cần thiết. Chỉ khi bạn thực sự muốn tìm hiểu một vấn đề gì thì bạn mới có động lực để học tập nó.

4. Tự khuyến khích mình

Hãy đối diện với vấn đề của bạn! Đối với hầu hết mọi người, việc học ngữ pháp rất nhàm chán và buồn tẻ. Chính vì thế có rất nhiều cách để khuyến khích mình. Chẳng hạn, bạn có thể đặt mục tiêu lấy một chứng chỉ, như CAE hoặc CPE, tham gia vào cộng đồng trên mạng, lập kế hoạch cho một chuyến xuất ngoại hoặc cố gắng để kiếm được một người bạn chat hợp gu qua mạng.

5. Chọn một cuốn sách tự học phù hợp

Sách luôn là người bạn tốt. Bạn có thể mua một cuốn sách ngữ pháp trong đó có nhiều dạng bài tập, nhưng nhớ là phải có phần lời giải ở mặt sau của cuốn sách để dễ dàng đối chiếu. Đồng thời một cuốn sách phù hợp với trình độ hiện tại của bạn thì sẽ hữu ích hơn nhiều vì các cuốn thường được phân theo các trình độ khác nhau. Đầu tiên bạn nên trả lời một số câu hỏi và cân nhắc liệu cuốn sách có khó hay là dễ quá so với khả năng tiếp thu của bạn không? Một cuốn sách giáo khoa nào mà chia các đề mục ngữ pháp theo các mức trình độ tăng dần cũng là một sự lựa chọn thông minh.

6. Chậm mà chắc

Lời khuyên cuối cùng mà tôi dành cho các bạn là hãy học ngữ pháp một cách từ từ nhưng chắc chắn. Mỗi tuần bạn chỉ cần dành 2, 3 lần để học trong 10, 15 phút còn hơn là dành hàng giờ để cố nhồi nhét mọi vấn đề bạn muốn nhớ. Điều quan trọng nhất bạn sẽ lưu giữ được điều gì trong đầu.

Trí óc chúng ta cần có thời gian để xử lý thông tin và liên hệ với những gì chúng ta đã biết. Những bài học nhỏ nhưng đều đặn sẽ thúc đẩy quá trình này. Bởi vậy hãy thư giãn và luôn hâm nóng sự hào hứng học tập ngữ pháp bạn nhé!

Sưu tầm
 
loanh quanh vẫn mấy điều này!!!!???? liệu chăng việt nam chưa có pp học thích đáng ngoài ép học sinh học ngữ pháp 1 cách chuyên sâu nhàm tạo ra hàng loạt các tu từ học??
 
đọc ở đâu cũng thấy thế cả
áp dụng ko dễ
hic
việt nam chưa chú trọng vào việc học ngoại ngữ ở chương trìng phổ thông lắm nhỉ
 
loanh quanh vẫn mấy điều này!!!!???? liệu chăng việt nam chưa có pp học thích đáng ngoài ép học sinh học ngữ pháp 1 cách chuyên sâu nhàm tạo ra hàng loạt các tu từ học??

Cái này lí do là vì học sinh VN đa phần là học để thi chứ không phải học để đi làm. Đa số, các bạn nghĩ học TA chỉ để đối phó với các kỳ thi học kỳ thôi, còn học để đi làm hay đến với tương lai thì chỉ có những bạn yêu thích môn này hay thật sự có tâm huyết với môn này thôi. Các thầy cô cũng dạy ngữ pháp thì nhiều, vì để các em nó có thể đạt điểm cao trong những kỳ thi thôi. Như đã thấy, trong 1 đề thi, gần hơn 70% đề là cho học sinh làm toàn bài tập ngữ pháp, cái gì cũng cần đến ngữ pháp cả, còn phần nghe thì ít có khi nào học sinh đạt được tròn điểm, đó là vì các bạn không rèn luyện (có thể là do không thích môn này cho lắm, hay không có thời gian dành cho môn này, mà thay vào đó là dành thời gian để học những môn khác) và các thầy cô giáo dạy trên lớp thì cũng không chú trọng phần này, trên lớp nghe rất ít, 1 bài thầy cô chỉ cho nghe 3, 4 lần rồi thôi, chưa chắc gì các bạn đã hiểu được nội dung bài nghe đó, cũng như là nghe được cách phát âm nào là chuẩn, vì thế mà việc học nghe bị hạn chế => với các kỳ thi thì bài nghe ít bạn nào làm được. Và hơn thế nữa, việc học nói là 1 điều còn... khó hơn cả nghe trong khi trên lớp các thầy cô chỉ cho học sinh nói vài câu. Cái này không phải cứ trách giáo viên là được, mà môn này điều cần thiết nhất là phải 'tự học' thôi.

Việt Nam chưa có phương pháp học thích đáng? Em không nghĩ thế, thích đáng đấy chứ, đó là tại vì chúng ta không chịu học thôi, học từ cơ bản đến nâng cao, leo từng bậc theo nó, theo thời gian, chính vì cái thời gian mà chúng ta chưa bước lên bậc thứ nhất mà đã đi vượt lên đến bậc thứ 3, thứ 4 rồi, đó là mất căn bản, thời gian cứ tôi đi mà cái căn bản nhất chúng ta lại chưa có, từ đấy dẫn đến chán học môn này, môn này học là phải cần 1 thời gian dài, vừa học vừa đi dọc theo thời gian, đâu phải cứ học 1 lần 1 loạt là nhớ hết đâu, chúng ta, học sinh thường vướng vào lỗi 'nước tới chân mới nhảy', nhưng với môn này thì nhảy cũng đã muộn rồi :) Đến khi nào thi hay kiểm tra mới lôi ra học thì chẳng vào đầu được gì cả đâu :). Và điều tất nhiên của môn này là cần cù và chăm chỉ, chịu khó là trên hết.

Có nhiều phương pháp để chúng ta học, nhưng có chắc là chúng ta đã áp dụng và thực hiện nó 1 cách hiệu quả chưa?

Nói chung, tự học là trên hết, và xác được rằng bạn học môn này để làm gì thì sẽ có ý thức rèn luyện được các kỹ năng của môn này :)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Em đồng ý với ý kiến của chị Bạch Việt, cái chính là cách học của học sinh Việt Nam chưa thiết thực. Nếu mọi người nghĩ những kiến thức trên em đưa lên là nhàm chán, không có tác dụng thì tại sao trong mục Kiến thức Tiếng Anh lại có phần "PP-kinh nghiệm học Tiếng Anh". Phương pháp là vô cùng, chỉ có cách áp dụng là duy nhất. Nếu ta thấy nó chưa hiệu quả nghĩa là ta đã áp dụng chưa triệt để. Vấn đề không nằm ở phương pháp mà nằm ở cách tư duy, tức là ta có thực sự áp dụng phương pháp đó hay không. Nhiều lúc các phương pháp hiện ra trước mắt làm cho chúng ta cảm thấy lạ lẫm. Đó là vì chúng ta chưa thử. Chúng ta chưa thử thì làm sao chúng ta biết. Quá trình học, và tiếp thu kiến thức tốt nhất đó là Trial-error như vậy chúng ta học từ những sai lầm của chính mình. Phương pháp chỉ là phương pháp còn áp dụng nó hiệu quả ra sao là tùy ở bạn.
Về vấn đề phương pháp học tiếng anh ở Việt Nam có lẽ mấy năm trước mình phải đi hỏi bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân. Cho nên mình nghĩ cái này quá tầm hiểu biết của mình.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top