Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn ngày càng hiếm người học. Các thí sinh né các ngành học này bởi tâm lý chuộng ngành thời thượng, chưa hiểu được nội dung đào tạo
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) năm 2010. Ảnh: Quốc Dũng - PL TP.HCM
Nhiều trường đang tìm hướng mở cho các ngành nghề ít thí sinh. Khả năng tìm việc của sinh viên các ngành bị “ế” này ngày càng mở rộng.
Theo PGS-TS Đoàn Lê Giang, khoa học xã hội rất quan trọng vì nó liên quan mật thiết đến lĩnh vực chính trị-xã hội, đạo đức nhân cách, tư tưởng, văn hóa của dân tộc. Những sai lầm thuộc về văn hóa, giáo dục… sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng và lâu dài, có khi mất đến vài chục năm hoặc hàng trăm năm mới khắc phục được… Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng thí sinh chê ngành khoa học xã hội, gần đây các trường, khoa đã có nhiều cải tiến nội dung đào tạo linh hoạt hơn, đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ cho sinh viên các ngành này.
Ngộ nhận vì tên ngành
TS Phạm Tấn Hạ, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH KHXH&NV, cho biết một lý do “ế” rất oái oăm là:
“Những ngành đào tạo có tên ngành không “đẹp”, không cụ thể nên nhiều người không hiểu nội dung đào tạo những gì, ví dụ các ngành thường xuyên “ế” là giáo dục, nhân học, văn hóa học…”.
Ông Hạ giải thích, ngành giáo dục có hai chuyên ngành: quản lý giáo dục và tâm lý giáo dục. Hiện nay, tâm lý hướng nghiệp hoặc tâm lý học đường đang rất “hot”. Những người học tâm lý giáo dục sẽ rất rộng đường tìm việc làm qua công việc tư vấn những vấn đề về học đường, tâm sinh lý học sinh. Khả năng tâm lý ứng dụng còn mở ra việc làm ở nhiều lĩnh vực khác “Người học ngành này còn đáp ứng được các yêu cầu kiến thức cơ bản về quản lý nhân sự, tài chính, kinh tế học giáo dục, thanh tra, marketing giáo dục, nghiên cứu, tư vấn giáo dục… Khả năng tìm việc của sinh viên ngành này rất rộng nhưng do chưa hiểu nội dung đào tạo nên thí sinh thường chùn tay khi đăng ký dự thi” - ông Hạ nói.
Thư viện không đơn giản là “giữ sách”
TS Đỗ Ngọc Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, lý giải: Ngành thư viện thông tin hiện nay không đào tạo theo quan niệm cũ là giữ sách, người học ngành này có thể tổ chức xây dựng vốn tài liệu, lưu trữ và bảo quản tài liệu, khai thác tài liệu... nhằm phục vụ cho mọi nhu cầu của bạn đọc. Nếu không được đào tạo thì không thể nào làm được và gần như 100% sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm.
Còn ngành phát hành xuất bản phẩm gồm ba chuyên ngành: biên tập xuất bản, quản trị kinh doanh xuất bản phẩm, phát hành xuất bản phẩm. Sinh viên tốt nghiệp sẽ rất rộng đường làm việc tại các nhà xuất bản, các cơ quan báo chí và truyền thông, các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm...
Hán Nôm miễn học phí, thêm tiếng Hoa
PGS-TS Đoàn Lê Giang cho biết những ngành xương sống của khoa học xã hội cần phải hút người tài là ngữ văn (ngôn ngữ, văn học, Hán Nôm), lịch sử và triết (triết học phương Tây, tư tưởng tôn giáo Việt Nam).
Theo đó, để hút thí sinh, ngành triết học và chuyên ngành Hán Nôm sẽ miễn học phí đối với sinh viên trúng tuyển. “Chuyên ngành Hán Nôm khó học vì kiến thức quá cổ xưa. Tuy nhiên, ngành này không chỉ đào tạo để duy trì, để bảo tồn văn hóa mà còn được cập nhật nội dung để đáp ứng nhu cầu xã hội như dạy thêm tiếng Hoa hiện đại, vài năm gần đây ngành này trở nên dễ xin việc.
Mỗi năm trường đào tạo khoảng 30 sinh viên… và năm nào cũng có học bổng du học” - ông Giang cho biết.
Song ngữ Nga-Anh ra trường có hai bằng
TS Phạm Tấn Hạ cho hay nếu học ngành song ngữ Nga-Anh, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, văn học, văn hóa, kinh tế, xã hội của hai nước Nga và Anh.
Sinh viên có kỹ năng thực hành và giao tiếp thông thạo cả hai ngoại ngữ này. Sau năm thứ ba, sinh viên học tốt sẽ được chọn đi thực tập tiếng một năm tại Nga. Sinh viên tốt nghiệp ngành này được cấp hai bằng là ĐH tiếng Nga và CĐ tiếng Anh, nếu học thêm 1,5 năm để hoàn thiện thì sinh viên sẽ được nhận luôn bằng ĐH tiếng Anh.
Không thu hẹp ngành bảo tàng
TS Đỗ Ngọc Anh cho biết trường đang tìm hướng mở cho một số ngành nghề thí sinh ít vào do tên cũ, hoặc không hấp dẫn. Ví dụ ngành bảo tàng học sẽ không đào tạo bảo tàng chung chung, mà có thể đi vào bảo quản, phục hồi, có khả năng giám định cổ vật, phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến cổ vật, hiện vật bảo tàng và di tích...
Như vậy, vị trí việc làm sẽ rộng hơn. Ngoài nghiên cứu ở các cơ quan, viện, trung tâm nghiên cứu, giảng dạy lịch sử, sinh viên ra trường có thể làm chuyên viên chuyên trách trong các cơ quan khoa giáo, tuyên văn của lực lượng vũ trang, công an, báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản.
Ngành khoa học xã hội luôn bị “ế”
Thực tế trong ba năm trở lại đây, điểm trúng tuyển của hầu hết các trường tuyển khối C đều bằng hoặc chỉ nhỉnh hơn điểm sàn khoảng 1-2 điểm. Năm 2010, có đến 17/25 ngành của Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) tuyển sinh ở mức 14 điểm. Trong số này có các ngành suốt nhiều năm liền không vượt qua mốc 14 điểm như nhân học, giáo dục, lưu trữ, văn hóa học, công tác xã hội, ngữ văn Trung Quốc, ngữ văn Pháp... Tại các trường ĐH Văn hóa, ĐH Huế, ĐH Phú Yên, ĐH Quảng Nam, ĐH Đồng Tháp…, phải xét tuyển đến nguyện vọng 3 nhưng điểm trúng tuyển vẫn chỉ ở mức 13-14, nhiều ngành không tuyển đủ chỉ tiêu. Còn các trường ngoài công lập như Văn Hiến, Hùng Vương… đã phải đóng cửa nhiều ngành vì không thể tuyển đủ người học. PGS-TS Đoàn Lê Giang, Trưởng khoa Văn học và ngôn ngữ Trường ĐH KHXH&NV, cho biết: “Hằng năm, số thí sinh vào nhóm ngành này luôn thấp hơn các nhóm ngành khác. Điển hình như năm 2010, số lượng thí sinh khối C thấp nhất với hơn 78.600 em, trong khi thí sinh khối B có hơn 224.000 em và thí sinh khối A có trên 535.300 em”.
(Theo PL TP.HCM)
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) năm 2010. Ảnh: Quốc Dũng - PL TP.HCM
Nhiều trường đang tìm hướng mở cho các ngành nghề ít thí sinh. Khả năng tìm việc của sinh viên các ngành bị “ế” này ngày càng mở rộng.
Theo PGS-TS Đoàn Lê Giang, khoa học xã hội rất quan trọng vì nó liên quan mật thiết đến lĩnh vực chính trị-xã hội, đạo đức nhân cách, tư tưởng, văn hóa của dân tộc. Những sai lầm thuộc về văn hóa, giáo dục… sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng và lâu dài, có khi mất đến vài chục năm hoặc hàng trăm năm mới khắc phục được… Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng thí sinh chê ngành khoa học xã hội, gần đây các trường, khoa đã có nhiều cải tiến nội dung đào tạo linh hoạt hơn, đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ cho sinh viên các ngành này.
Ngộ nhận vì tên ngành
TS Phạm Tấn Hạ, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH KHXH&NV, cho biết một lý do “ế” rất oái oăm là:
“Những ngành đào tạo có tên ngành không “đẹp”, không cụ thể nên nhiều người không hiểu nội dung đào tạo những gì, ví dụ các ngành thường xuyên “ế” là giáo dục, nhân học, văn hóa học…”.
Ông Hạ giải thích, ngành giáo dục có hai chuyên ngành: quản lý giáo dục và tâm lý giáo dục. Hiện nay, tâm lý hướng nghiệp hoặc tâm lý học đường đang rất “hot”. Những người học tâm lý giáo dục sẽ rất rộng đường tìm việc làm qua công việc tư vấn những vấn đề về học đường, tâm sinh lý học sinh. Khả năng tâm lý ứng dụng còn mở ra việc làm ở nhiều lĩnh vực khác “Người học ngành này còn đáp ứng được các yêu cầu kiến thức cơ bản về quản lý nhân sự, tài chính, kinh tế học giáo dục, thanh tra, marketing giáo dục, nghiên cứu, tư vấn giáo dục… Khả năng tìm việc của sinh viên ngành này rất rộng nhưng do chưa hiểu nội dung đào tạo nên thí sinh thường chùn tay khi đăng ký dự thi” - ông Hạ nói.
Thư viện không đơn giản là “giữ sách”
TS Đỗ Ngọc Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, lý giải: Ngành thư viện thông tin hiện nay không đào tạo theo quan niệm cũ là giữ sách, người học ngành này có thể tổ chức xây dựng vốn tài liệu, lưu trữ và bảo quản tài liệu, khai thác tài liệu... nhằm phục vụ cho mọi nhu cầu của bạn đọc. Nếu không được đào tạo thì không thể nào làm được và gần như 100% sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm.
Còn ngành phát hành xuất bản phẩm gồm ba chuyên ngành: biên tập xuất bản, quản trị kinh doanh xuất bản phẩm, phát hành xuất bản phẩm. Sinh viên tốt nghiệp sẽ rất rộng đường làm việc tại các nhà xuất bản, các cơ quan báo chí và truyền thông, các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm...
Hán Nôm miễn học phí, thêm tiếng Hoa
PGS-TS Đoàn Lê Giang cho biết những ngành xương sống của khoa học xã hội cần phải hút người tài là ngữ văn (ngôn ngữ, văn học, Hán Nôm), lịch sử và triết (triết học phương Tây, tư tưởng tôn giáo Việt Nam).
Theo đó, để hút thí sinh, ngành triết học và chuyên ngành Hán Nôm sẽ miễn học phí đối với sinh viên trúng tuyển. “Chuyên ngành Hán Nôm khó học vì kiến thức quá cổ xưa. Tuy nhiên, ngành này không chỉ đào tạo để duy trì, để bảo tồn văn hóa mà còn được cập nhật nội dung để đáp ứng nhu cầu xã hội như dạy thêm tiếng Hoa hiện đại, vài năm gần đây ngành này trở nên dễ xin việc.
Mỗi năm trường đào tạo khoảng 30 sinh viên… và năm nào cũng có học bổng du học” - ông Giang cho biết.
Song ngữ Nga-Anh ra trường có hai bằng
TS Phạm Tấn Hạ cho hay nếu học ngành song ngữ Nga-Anh, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, văn học, văn hóa, kinh tế, xã hội của hai nước Nga và Anh.
Sinh viên có kỹ năng thực hành và giao tiếp thông thạo cả hai ngoại ngữ này. Sau năm thứ ba, sinh viên học tốt sẽ được chọn đi thực tập tiếng một năm tại Nga. Sinh viên tốt nghiệp ngành này được cấp hai bằng là ĐH tiếng Nga và CĐ tiếng Anh, nếu học thêm 1,5 năm để hoàn thiện thì sinh viên sẽ được nhận luôn bằng ĐH tiếng Anh.
Không thu hẹp ngành bảo tàng
TS Đỗ Ngọc Anh cho biết trường đang tìm hướng mở cho một số ngành nghề thí sinh ít vào do tên cũ, hoặc không hấp dẫn. Ví dụ ngành bảo tàng học sẽ không đào tạo bảo tàng chung chung, mà có thể đi vào bảo quản, phục hồi, có khả năng giám định cổ vật, phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến cổ vật, hiện vật bảo tàng và di tích...
Như vậy, vị trí việc làm sẽ rộng hơn. Ngoài nghiên cứu ở các cơ quan, viện, trung tâm nghiên cứu, giảng dạy lịch sử, sinh viên ra trường có thể làm chuyên viên chuyên trách trong các cơ quan khoa giáo, tuyên văn của lực lượng vũ trang, công an, báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản.
Ngành khoa học xã hội luôn bị “ế”
Thực tế trong ba năm trở lại đây, điểm trúng tuyển của hầu hết các trường tuyển khối C đều bằng hoặc chỉ nhỉnh hơn điểm sàn khoảng 1-2 điểm. Năm 2010, có đến 17/25 ngành của Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) tuyển sinh ở mức 14 điểm. Trong số này có các ngành suốt nhiều năm liền không vượt qua mốc 14 điểm như nhân học, giáo dục, lưu trữ, văn hóa học, công tác xã hội, ngữ văn Trung Quốc, ngữ văn Pháp... Tại các trường ĐH Văn hóa, ĐH Huế, ĐH Phú Yên, ĐH Quảng Nam, ĐH Đồng Tháp…, phải xét tuyển đến nguyện vọng 3 nhưng điểm trúng tuyển vẫn chỉ ở mức 13-14, nhiều ngành không tuyển đủ chỉ tiêu. Còn các trường ngoài công lập như Văn Hiến, Hùng Vương… đã phải đóng cửa nhiều ngành vì không thể tuyển đủ người học. PGS-TS Đoàn Lê Giang, Trưởng khoa Văn học và ngôn ngữ Trường ĐH KHXH&NV, cho biết: “Hằng năm, số thí sinh vào nhóm ngành này luôn thấp hơn các nhóm ngành khác. Điển hình như năm 2010, số lượng thí sinh khối C thấp nhất với hơn 78.600 em, trong khi thí sinh khối B có hơn 224.000 em và thí sinh khối A có trên 535.300 em”.
(Theo PL TP.HCM)