• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Học giả Hàn Phi cuối thời Chiến Quốc với tư tưởng pháp trị

Áo Dài

Cộng tác viên
Thành viên BQT
Hàn Phi (281 TCN - 233 TCN) là học giả nổi tiếng Trung Quốc cuối thời Chiến Quốc theo trường phái Pháp gia, tác giả sách “Hàn Phi tử”. Trong bốn trường phái tư tưởng lớn của Trung Quốc (Nho, Mặc, Lão, Pháp), thì Pháp gia của Hàn Phi mang nhiều điểm khác biệt nhất, thể hiện tính thực tế và hiện đại của một nhà cải cách chính trị. Học thuyết chính trị của Hàn Phi đã trở thành vũ khí lý luận sắc bén của nhà Tần trong việc giải quyết cục diện hỗn loạn và thống nhất Trung Quốc.

Dưới đây, mời bạn đọc tham khảo về tư tưởng pháp trị của Hàn Phi qua bài viết này.

(Sưu tầm)


received_360508952481104.jpeg

Hàn Phi​

Cuối thời Chiến quốc, tư tưởng pháp trị được Hàn Phi (280 - 233 TCN) hoàn thiện. Ông đã tổng hợp ba quan điểm về pháp, thế, thuật của 3 bậc tiền bối thành một học thuyết có tính hệ thống và trình bày trong sách Hàn Phi Tử. Mặt khác, Hàn Phi còn kết hợp 3 học thuyết Nho, Lão, Pháp lại với nhau, trong đó, Nho gia được coi là “vật liệu để xây dựng xã hội”, Đạo gia là “kỹ thuật thi công”, còn Pháp gia là “bản thiết kế”.

Xã hội Trung Hoa thời Xuân Thu - Chiến quốc là xã hội nô lệ suy tàn đang chuyển sang xã hội phong kiến. Lúc đó, trật tự cương thường xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy đồi. Để cải tạo xã hội đó, nếu Nho gia chủ trương dùng nhân nghĩa, Mặc gia chủ trương dùng kiêm ái, Đạo gia chủ trương dùng vô vi... thì Pháp gia lại chủ trương pháp trị. Pháp trị của Hàn Phi dựa trên những luận cứ sau đây:

Một là, thừa nhân tính qui luật của những lực lượng khách quan mà ông gọi là lý. Lý chi phối mọi sự vận động của tự nhiên và xã hội. Ông yêu cầu con người phải nắm lấy cái lý của vạn vật luôn luôn biến hóa mà hành động cho phù hợp.

Hai là, thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội. Do không có chế độ xã hội nào bất di bất dịch nên không có khuôn mẫu chung cho mọi xã hội. Theo ông, người thống trị phải căn cứ vào nhu cầu khách quan của lịch sử, dựa vào đặc điểm của thời thế mà lập ra chế độ, đặt ra chính sách, vạch ra cách trị nước sao cho thích hợp. Ông cho rằng, không có một thứ pháp luật nào luôn luôn đúng với mọi thời đại. Pháp luật mà biến chuyển được theo thời đại thì thiên hạ trị, còn thời thế thay đổi mà phép trị dân không thay đổi thì thiên hạ loạn.

Ba là, do bản tính con người là ác và do trong xã hội người tốt cũng có nhưng ít, còn kẻ xấu thì rất nhiều nên muốn xã hội yên bình, không nên trông chờ vào số ít, mong chờ họ làm việc thiện (thực hành nhân nghĩa trị), mà phải xuất phát từ số đông, ngăn chận không cho họ làm điều ác (thực hiện pháp trị).

Phép trị quốc của Hàn Phi là một học thuyết có nội dung hoàn chỉnh được tổng hợp từ pháp, thế và thuật; trong đó, pháp là nội dung của chính sách cai trị,thế và thuật là phương tiện để thực hiện chính sách đó. Cả ba pháp, thế, thuật đều là công cụ trị nước của bậc đế vương.

Pháp được hiểu là qui định, luật lệ có tính chất khuôn mẫu mà mọi người trong xã hội phải tuân theo; là tiêu chuẩn khách quan để định rõ danh phận, trách nhiệm của con người trong xã hội. Ông đòi hỏi, bậc minh chủ sai khiến bề tôi, không đặt ý ngoài pháp, không ban ơn trong pháp, không hành động trái pháp.

Thế được hiểu là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể. Địa vị, thế lực, quyền uy đó của người trị vì phải là độc tôn (Tôn quân quyền). Theo Hàn Phi, thế quan trọng đến mức có thể thay thế vai trò của bậc hiền nhân. Muốn thi hành được pháp thì phải có thế. Pháp và thế không tách rời nhau.

Thuật là phương pháp, thủ thuật, cách thức, mưu lược khiển việc, khiến người ta triệt để thực hiện mệnh lệnh mà không hiểu người sai dùng họ như thế nào. Thuật bao gồm 3 mặt là bổ nhiệm, khảo hạch và thưởng phạt. Hàn Phi đòi hỏi vua phải dùng pháp như trời, dùng thuật như quỷ. Và nếu pháp được công bố rộng rãi trong dân, thì thuật là cơ trí ngầm, là thủ đoạn của vua được dấu kín. Nhờ thuật mà vua chọn được người tài năng, trao đúng chức vụ quyền hạn, và loại được kẻ bất tài.

Trong thời đại bấy giờ, chủ trương của phái Pháp gia dùng pháp luật để trị nước là đúng đắn. Nhờ vậy, nước Tần đã trở nên hùng mạnh và thống nhất được Trung Quốc. Nhưng mặt khác, phái này quá nhấn mạnh biện pháp trừng phạt nặng nề, phủ nhận tình cảm đạo đức, thủ tiêu văn hóa giáo dục… là đi ngược lại xu hướng phát triển của văn minh nhân loại. Vì vậy, do thực hành triệt để pháp trị mà nhà Tần đã thống nhất được đất nước và cũng do thực hành triệt để pháp trị mà nhà tần mất nước. Từ thời Hán về sau, dù Pháp gia không chính thức được công nhận, nhưng những tư tưởng có giá trị của phái này đã được các học phái khác hấp thụ để bổ sung, hoàn chỉnh quan điểm của mình.

Bài viết trên đây, giúp bạn trả lời những câu hỏi liên quan đến Hàn Phi và tư tưởng pháp trị. Hi vọng, với kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về triết học phương Đông nói riêng và triết học nói chung. Chúc bạn có một quá trình học thật tốt !
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top