Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KINH TẾ
THƯƠNG HIỆU
Doanh Nhân
Học cách học
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="alita_sara" data-source="post: 14087" data-attributes="member: 1546"><p>Hai chuyện vui: Giờ khoa học, cô giáo khuyến khích các em "động não", đặt câu hỏi, nêu thắc mắc về những gì chưa hiểu. Cả lớp im lặng cho tới khi trò Z hỏi: "Thưa cô tại sao trái đất quay quanh mặt trời mà mặt trời nó lại không quay quanh quả đất?".</p><p></p><p>Cô suy nghĩ hồi lâu, ý mời các trò trong lớp cùng động não, rồi cô giải đáp: "Thế mới tài!". Cả lớp vỗ tay. Thầy trò cũng nhớ câu chuyện cười dân gian "Phi thiên đả tắc nhân đả" và "Trời sinh ra thế !".</p><p></p><p>Biết tìm câu trả lời là quan trọng. Biết đặt câu hỏi là một thao tác tư duy càng quan trọng hơn. Câu chuyện trên buồn cười vì hỏi không ra hỏi mà trả lời càng không phải là "giải quyết vấn đề". Hỏi để bắt bí và trả lời, dân gian gọi là "đánh trống lảng"!</p><p></p><p>Phải chăng đó là một lối - một thói quen tư duy đáng chê trách của một số người Việt? Hỏi để bắt bí và đáp đánh trống lảng vì ngại tư duy, không đủ sức tìm ra những câu hỏi và câu trả lời thực sự giúp ta đi tới chân lý. Cũng không dám thẳng thắn công nhận: Tôi dốt, tôi không biết. Nhà toán học tóc bạc băn khoăn: "Lối tư duy này cản trở sáng tạo, phát minh và sinh ra các anh "hay chữ lỏng" tức khoa học "dỏm".</p><p></p><p>Không biết "thói hư" này có phải là một cản trở lớn cho các cuộc đổi mới, xử lý và truy tìm nguyên nhân các sự cố vụ việc ở xã hội ta hay không?". Nhà biên kịch B.T trầm ngâm: "Tôi chắc là phải. Chẳng cứ trong điều hành. Ơ mọi lĩnh vực ta cứ bắt chước thì giỏi mà sáng tạo thì kém vì không biết đặt câu hỏi và không dám trả lời. Phim, truyện của ta dở, không có kịch tính, thắt nút cởi nút hấp dẫn vì không biết hỏi đáp gì sốt!".</p><p></p><p>Một nhà giáo: "Ta bắt bí và đánh trống lảng từ gốc cơ các bác ơi! Có dạy trẻ con như em mới biết hết cái khổ của tật xấu này. Nhồi học lấy thuộc, mà thi thì bắt bí con nhà người ta! Đó, ôngTổng thống Pháp còn phải viết thư dài gửi giáo giới đòi cải cách giáo dục nước ông; đòi phải dạy học sinh biết hỏi, biết sáng tạo, biết xử lý tình huống... để thích nghi với đời sống hiện đại.</p><p></p><p>Một nhà nghiên cứu giáo dục Mỹ còn vạch ra rằng nếu đời học sinh phải trải qua 1.700 lần thi mà lần nào cũng phải trả lời đúng một đáp án thì các em sẽ thành các cái máy nhớ và trả bài, hết sáng tạo". Nhà toán học tiếp lời: "Ngày nay các kho trí thức đã được mở, liên thông tuốt tuột, cứ nhấp chuột vào Internet là có tất. Thế nên quan trọng là biết hỏi, biết nêu vấn đề. Một giáo sư dạy kinh doanh quản trị lừng lẫy nhờ triết lý dạy người ta biết ngạc nhiên, biết hỏi đáp về những chuyện thông thường nhất, nhỏ nhặt nhất "tất nhiên" nhất như về cái khuyết áo, cái bút chì chẳng hạn".</p><p></p><p>"Hoá ra vấn đề là ta giờ đây phải học... Hỏi nhiều hơn hả bác?". "Đúng! vì thế học mới gọi là học hỏi tức là học Hỏi! Chính là việc cách cải cách cái triết lý giáo dục "nhà ông" đó!".</p><p>Nhà biên kịch mơ màng: "Xưa cụ Gớt từng mơ: Hạnh phúc nhất là kinh nghiệm như người 70 mà lại ngây thơ, cái gì cũng ngạc nhiên, cái gì cũng muốn hỏi như bé lên ba. Chí lý thiệt!".</p><p></p><p>Chị nhà báo, kiêm nhà thơ, kiêm họa sĩ, kiêm MC và chủ nhiệm CLB kiêu vũ cười tươi: "Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con!". Cụ Tản Đà hoá ra không chê mà là khen dân mình đấy các bác nhỉ! Mà cả nước ta suốt ngày hỏi - đáp trên TV: Nào trực tuyến, nào giao lưu, chất vấn, gặp gỡ, diễn đàn liên tù tì, game đánh đố nhau... sao vẫn không giỏi hả các bác?".</p><p></p><p>"Thế mới tài !". Tất cả cười ồ.</p><p></p><p>Đổi mới trong một thế giới liên tục thay đổi là chuyện khó khăn mà vui lắm. Ta luôn phải đặt các câu hỏi mới và sẽ luôn có những câu trả lời mới chưa từng có. Đó gọi là ta học người mà không học lỏm, không học nô lệ.Ta sẽ có cách của ta nếu ta chịu học... Hỏi.</p><p>Ít khi Forum đầu ngõ của tôi đạt được sự nhất trí cao như vậy.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="alita_sara, post: 14087, member: 1546"] Hai chuyện vui: Giờ khoa học, cô giáo khuyến khích các em "động não", đặt câu hỏi, nêu thắc mắc về những gì chưa hiểu. Cả lớp im lặng cho tới khi trò Z hỏi: "Thưa cô tại sao trái đất quay quanh mặt trời mà mặt trời nó lại không quay quanh quả đất?". Cô suy nghĩ hồi lâu, ý mời các trò trong lớp cùng động não, rồi cô giải đáp: "Thế mới tài!". Cả lớp vỗ tay. Thầy trò cũng nhớ câu chuyện cười dân gian "Phi thiên đả tắc nhân đả" và "Trời sinh ra thế !". Biết tìm câu trả lời là quan trọng. Biết đặt câu hỏi là một thao tác tư duy càng quan trọng hơn. Câu chuyện trên buồn cười vì hỏi không ra hỏi mà trả lời càng không phải là "giải quyết vấn đề". Hỏi để bắt bí và trả lời, dân gian gọi là "đánh trống lảng"! Phải chăng đó là một lối - một thói quen tư duy đáng chê trách của một số người Việt? Hỏi để bắt bí và đáp đánh trống lảng vì ngại tư duy, không đủ sức tìm ra những câu hỏi và câu trả lời thực sự giúp ta đi tới chân lý. Cũng không dám thẳng thắn công nhận: Tôi dốt, tôi không biết. Nhà toán học tóc bạc băn khoăn: "Lối tư duy này cản trở sáng tạo, phát minh và sinh ra các anh "hay chữ lỏng" tức khoa học "dỏm". Không biết "thói hư" này có phải là một cản trở lớn cho các cuộc đổi mới, xử lý và truy tìm nguyên nhân các sự cố vụ việc ở xã hội ta hay không?". Nhà biên kịch B.T trầm ngâm: "Tôi chắc là phải. Chẳng cứ trong điều hành. Ơ mọi lĩnh vực ta cứ bắt chước thì giỏi mà sáng tạo thì kém vì không biết đặt câu hỏi và không dám trả lời. Phim, truyện của ta dở, không có kịch tính, thắt nút cởi nút hấp dẫn vì không biết hỏi đáp gì sốt!". Một nhà giáo: "Ta bắt bí và đánh trống lảng từ gốc cơ các bác ơi! Có dạy trẻ con như em mới biết hết cái khổ của tật xấu này. Nhồi học lấy thuộc, mà thi thì bắt bí con nhà người ta! Đó, ôngTổng thống Pháp còn phải viết thư dài gửi giáo giới đòi cải cách giáo dục nước ông; đòi phải dạy học sinh biết hỏi, biết sáng tạo, biết xử lý tình huống... để thích nghi với đời sống hiện đại. Một nhà nghiên cứu giáo dục Mỹ còn vạch ra rằng nếu đời học sinh phải trải qua 1.700 lần thi mà lần nào cũng phải trả lời đúng một đáp án thì các em sẽ thành các cái máy nhớ và trả bài, hết sáng tạo". Nhà toán học tiếp lời: "Ngày nay các kho trí thức đã được mở, liên thông tuốt tuột, cứ nhấp chuột vào Internet là có tất. Thế nên quan trọng là biết hỏi, biết nêu vấn đề. Một giáo sư dạy kinh doanh quản trị lừng lẫy nhờ triết lý dạy người ta biết ngạc nhiên, biết hỏi đáp về những chuyện thông thường nhất, nhỏ nhặt nhất "tất nhiên" nhất như về cái khuyết áo, cái bút chì chẳng hạn". "Hoá ra vấn đề là ta giờ đây phải học... Hỏi nhiều hơn hả bác?". "Đúng! vì thế học mới gọi là học hỏi tức là học Hỏi! Chính là việc cách cải cách cái triết lý giáo dục "nhà ông" đó!". Nhà biên kịch mơ màng: "Xưa cụ Gớt từng mơ: Hạnh phúc nhất là kinh nghiệm như người 70 mà lại ngây thơ, cái gì cũng ngạc nhiên, cái gì cũng muốn hỏi như bé lên ba. Chí lý thiệt!". Chị nhà báo, kiêm nhà thơ, kiêm họa sĩ, kiêm MC và chủ nhiệm CLB kiêu vũ cười tươi: "Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con!". Cụ Tản Đà hoá ra không chê mà là khen dân mình đấy các bác nhỉ! Mà cả nước ta suốt ngày hỏi - đáp trên TV: Nào trực tuyến, nào giao lưu, chất vấn, gặp gỡ, diễn đàn liên tù tì, game đánh đố nhau... sao vẫn không giỏi hả các bác?". "Thế mới tài !". Tất cả cười ồ. Đổi mới trong một thế giới liên tục thay đổi là chuyện khó khăn mà vui lắm. Ta luôn phải đặt các câu hỏi mới và sẽ luôn có những câu trả lời mới chưa từng có. Đó gọi là ta học người mà không học lỏm, không học nô lệ.Ta sẽ có cách của ta nếu ta chịu học... Hỏi. Ít khi Forum đầu ngõ của tôi đạt được sự nhất trí cao như vậy. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KINH TẾ
THƯƠNG HIỆU
Doanh Nhân
Học cách học
Top