• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Học cách học

alita_sara

New member
Xu
0
Hai chuyện vui: Giờ khoa học, cô giáo khuyến khích các em "động não", đặt câu hỏi, nêu thắc mắc về những gì chưa hiểu. Cả lớp im lặng cho tới khi trò Z hỏi: "Thưa cô tại sao trái đất quay quanh mặt trời mà mặt trời nó lại không quay quanh quả đất?".

Cô suy nghĩ hồi lâu, ý mời các trò trong lớp cùng động não, rồi cô giải đáp: "Thế mới tài!". Cả lớp vỗ tay. Thầy trò cũng nhớ câu chuyện cười dân gian "Phi thiên đả tắc nhân đả" và "Trời sinh ra thế !".

Biết tìm câu trả lời là quan trọng. Biết đặt câu hỏi là một thao tác tư duy càng quan trọng hơn. Câu chuyện trên buồn cười vì hỏi không ra hỏi mà trả lời càng không phải là "giải quyết vấn đề". Hỏi để bắt bí và trả lời, dân gian gọi là "đánh trống lảng"!

Phải chăng đó là một lối - một thói quen tư duy đáng chê trách của một số người Việt? Hỏi để bắt bí và đáp đánh trống lảng vì ngại tư duy, không đủ sức tìm ra những câu hỏi và câu trả lời thực sự giúp ta đi tới chân lý. Cũng không dám thẳng thắn công nhận: Tôi dốt, tôi không biết. Nhà toán học tóc bạc băn khoăn: "Lối tư duy này cản trở sáng tạo, phát minh và sinh ra các anh "hay chữ lỏng" tức khoa học "dỏm".

Không biết "thói hư" này có phải là một cản trở lớn cho các cuộc đổi mới, xử lý và truy tìm nguyên nhân các sự cố vụ việc ở xã hội ta hay không?". Nhà biên kịch B.T trầm ngâm: "Tôi chắc là phải. Chẳng cứ trong điều hành. Ơ mọi lĩnh vực ta cứ bắt chước thì giỏi mà sáng tạo thì kém vì không biết đặt câu hỏi và không dám trả lời. Phim, truyện của ta dở, không có kịch tính, thắt nút cởi nút hấp dẫn vì không biết hỏi đáp gì sốt!".

Một nhà giáo: "Ta bắt bí và đánh trống lảng từ gốc cơ các bác ơi! Có dạy trẻ con như em mới biết hết cái khổ của tật xấu này. Nhồi học lấy thuộc, mà thi thì bắt bí con nhà người ta! Đó, ôngTổng thống Pháp còn phải viết thư dài gửi giáo giới đòi cải cách giáo dục nước ông; đòi phải dạy học sinh biết hỏi, biết sáng tạo, biết xử lý tình huống... để thích nghi với đời sống hiện đại.

Một nhà nghiên cứu giáo dục Mỹ còn vạch ra rằng nếu đời học sinh phải trải qua 1.700 lần thi mà lần nào cũng phải trả lời đúng một đáp án thì các em sẽ thành các cái máy nhớ và trả bài, hết sáng tạo". Nhà toán học tiếp lời: "Ngày nay các kho trí thức đã được mở, liên thông tuốt tuột, cứ nhấp chuột vào Internet là có tất. Thế nên quan trọng là biết hỏi, biết nêu vấn đề. Một giáo sư dạy kinh doanh quản trị lừng lẫy nhờ triết lý dạy người ta biết ngạc nhiên, biết hỏi đáp về những chuyện thông thường nhất, nhỏ nhặt nhất "tất nhiên" nhất như về cái khuyết áo, cái bút chì chẳng hạn".

"Hoá ra vấn đề là ta giờ đây phải học... Hỏi nhiều hơn hả bác?". "Đúng! vì thế học mới gọi là học hỏi tức là học Hỏi! Chính là việc cách cải cách cái triết lý giáo dục "nhà ông" đó!".
Nhà biên kịch mơ màng: "Xưa cụ Gớt từng mơ: Hạnh phúc nhất là kinh nghiệm như người 70 mà lại ngây thơ, cái gì cũng ngạc nhiên, cái gì cũng muốn hỏi như bé lên ba. Chí lý thiệt!".

Chị nhà báo, kiêm nhà thơ, kiêm họa sĩ, kiêm MC và chủ nhiệm CLB kiêu vũ cười tươi: "Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con!". Cụ Tản Đà hoá ra không chê mà là khen dân mình đấy các bác nhỉ! Mà cả nước ta suốt ngày hỏi - đáp trên TV: Nào trực tuyến, nào giao lưu, chất vấn, gặp gỡ, diễn đàn liên tù tì, game đánh đố nhau... sao vẫn không giỏi hả các bác?".

"Thế mới tài !". Tất cả cười ồ.

Đổi mới trong một thế giới liên tục thay đổi là chuyện khó khăn mà vui lắm. Ta luôn phải đặt các câu hỏi mới và sẽ luôn có những câu trả lời mới chưa từng có. Đó gọi là ta học người mà không học lỏm, không học nô lệ.Ta sẽ có cách của ta nếu ta chịu học... Hỏi.
Ít khi Forum đầu ngõ của tôi đạt được sự nhất trí cao như vậy.
 
1. Môi trường thân thiện

Hãy làm thông thoáng căn phòng và ngồi kiểu gì để cái lưng của bạn thích thú. Sẽ sai lầm, nếu bạn “lên giây cót” hơi quá tay, khiến cho toàn bộ cơ bắp căng như sợi dây đa`n. Lưu ý tới điều kiện chiếu sáng từ phía tay trái, ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng đe`n (không trộn lẫn), đảm bảo không mỏi mắt. Tự tạo không khí yên tĩnh, hoặc trong nền nhạc dễ chịu, nhằm mục đích đẩy vào não bộ nhịp sóng (có tên là sóng alpha) thuận lợi cho nỗ lực học tập. Trước đó bạn nhớ đẩy ra khỏi tầm tay tất cả đối tượng có khả năng phân tán sự tập trung (VD: kẹo cao su, ô mai, truyện tranh “Vua trò chơi”, “Teppi”...). Rút dây điện thoại ra khỏi ổ cắm. Tắt hẳn tivi. Trong thời gian học thỉnh thoảng có thể đảo mắt vào mục tiêu nào đó có màu xanh - chậu cây ở ban công, hàng cây sau ô cửa, hoặc bức tranh phong cảnh treo trên tường. Các chuyên gia thuộc lĩnh vực phong thuỷ Trung Quốc khuyên bạn học tránh ánh sáng cực mạnh (tương tự như đe`n pha xe máy), gương soi và những góc nhọn.



2. Thể lực và trạng thái tâm lý.

Trước mỗi buổi học có thể tắm qua bằng nước mát. Ăn những món nhẹ, dễ tiêu giàu magiê và cacbon (cơm, bánh mỳ, tôm, cua, cá, trứng, các sản phẩm sữa, khoai tây, các loại đỗ, lạc vừng, mơ khô, nho khô, cà rốt, chuối,...). Những món ăn nhẹ, dễ tiêu, sẽ giúp cơ thể tạo ra serotonin-hoocmon giúp bạn học nhanh vào; những món ăn “nặng” khó tiêu (VD: cơm với thịt bò bitết, thịt gà quay...sẽ thúc đẩy cơ thể huy động máu dồn cho bộ máy tiêu hoá, thay vì cung cấp cho não bộ).

Các bạn lớn tuổi xin nhớ: uống nhiều cà phê (trên 2 ly / ngày) sẽ làm cho cơ thể mất canxi và dẫn đến hiện tượng mất tập trung; nếu uống bia rượu cơ thể bạn sẽ thiếu hụt magiê, vitamin B1 và mất vitamin C (những hợp chất cần thiết để duy trì hoạt động của trí óc) - trường hợp bạn hút thuốc lá.

Trước mỗi buổi học hãy tự đưa mình vào trạng thái tâm lý hứng khởi. Việc duy trì khả năng nhớ lâu sẽ thuận lợi, nếu bạn nhắm mắt dành khoảng 2 phút để thả mình vào những kỷ niệm thực sự dễ chịu và thú vị (cảnh tắm biển năm trước, giây phút nhận giải thưởng, gương mặt người thân...).

Hãy tự mỉm cười - bạn có tác động đến cuộc sống bản thân. Tất cả những người có não bộ khỏe mạnh đều có thể học tốt tất cả những gì bản thân mong muốn. Nếu như vẫn còn sợ thất bại, hãy thư giãn giây lát, lấy lại bình tĩnh và ngồi vào bàn học.



3. Phương pháp khoa học

Hãy tập trung vào nhiệm vụ mà bản thân phải thực hiện. Đặt lên bàn học tất cả những sách vở cần thiết. Hãy chọn một trong ba phương pháp sau:

A_ MURDER (tiếng Anh, viết tắt chỉ phương pháp học tập đặc biệt có hiệu quả) có nghĩa: Khung cảnh thích hợp, đọc qua để hiểu, nhắc lại những nội dung chính, đa`o sâu nội dung chính, mở rộng những nội dung đã nhớ và tự làm bài kiểm tra theo chủ đề.

B_ SQ3R (tiếng Anh, viết tắt) có nghĩa: Xem qua bài vở, tự ra câu hỏi với những chủ đề chính, tự trả lời, tóm tắt nội dung đã thu hoạch được và tổng kết.

C_ Phương pháp Toàn bộ - từng phần – toàn bộ: Thoạt đầu xem qua tất cả một lượt, để tạo ra trong đầu bức tranh tổng thể (danh mục các nội dung, các đề mục, rút ngắn nội dung từng phần, các bảng thống kê, biểu đồ (nếu có); sau đó chia ra từng phần với những móc nối logic giữa chúng với nhau; cuối cùng tổng kết).



- Việc học thuộc lòng từ đầu đến cuối, từng dòng sẽ mang lại cảm giác nặng nề, đơn điệu và ít hiệu quả. Vậy hãy khởi đầu từ những phần khó nhất (sau đó học ngược lại) và xác định học liên tục tối thiểu một mạch 40’, tiếp theo nghỉ ít phút và sau đó vào tiếp hiệp hai 40’.

- Chỉ nhớ những gì mà bản thân đã hiểu, nếu học vẹt sẽ không có hiệu quả. Tập liên kết các bài học theo trình tự thời gian hoặc vấn đề một cách liên hoàn.

- Hãy học một cách tích cực – ghi chép hiện đại, theo dạng biểu đồ tổng quát-bản đồ tư duy: Viết tên bài “gốc cây” ở giữa tờ giấy to, sau đó lần lượt đặt những nội dung quan trọng trên các “nhánh cây”. Mối quan hệ giữa các vấn đề, nội dung được biểu thị bằng những mũi tên. Nhớ trình bày rõ ràng, dùng bút màu để phân biệt các nội dung, gạch chân những vấn đề quan trọng, dùng dấu (?) - trường hợp vấn đề chưa hiểu, hoặc hiểu lơ mơ.

- Huy động nhiều giác quan khác nhau để học, thí dụ thị giác (đọc, vẽ..), thính giác (nghe băng ghi âm, thí dụ - tiếng Anh hoặc hỏi bài nhau), giải thích cho ai vấn đề nào đó, tranh luận...

- Điều quan trọng là, làm sao để hai bán cầu não phối hợp chặt chẽ với nhau trong thời gian học bài. Tự nhiên, bán cầu não trái đảm nhiệm tư duy logic, trật tự vấn đề, ngôn từ và phân tích; bán cầu não phải - cảm xúc, tư duy sáng tạo, phản ứng với âm nhạc, những biểu tượng đồ hoạ và nét mặt.

- Hãy học cùng với người thứ hai, không nhất thiết bạn khác giới và cực kỳ hấp dẫn, bởi điều đó sẽ làm phân tán suy nghĩ của bạn. Việc học nhóm là cần thiết, nếu như bạn thiếu tự tin, nhiều vấn đề không hiểu hoặc còn khá nhiều lỗ hổng – nhìn chung bạn không thể bắt tay vào học hoặc đang lúc hoang mang, thiếu bình tĩnh. Học nhóm sẽ có hiệu quả, nếu hai người viết những câu hỏi có thể ra những mảnh giấy và bốc thăm trả lời. Người thứ hai kiểm tra và lập tức bổ khuyết. Sự trao đổi sẽ giúp thuần hoá kiến thức tốt hơn so với một mình đối thoại với bức tường.

- Trong một ngày có thể áp dụng phương pháp học xen kẽ nhiều môn khác nhau.

- Một ngày trước hôm thi, tự nhẩm lại bài trước khi ngủ, theo biểu đồ tổng hợp. Nhớ ngủ đẫy giấc (não bộ sẽ tự sắp xếp lại tất cả những gì, trước đó bạn đã nạp vào bộ nhớ). Hãy tự nhẩm “Đã thuộc bài, nhất định thi đỗ” nhiều lần trước giấc ngủ. Những người lạc quan bao giờ cũng có cơ may lớn hơn.

- Trường hợp thi vấn đáp: - Nhớ chuẩn bị trang phục thích hợp, lịch sự, sạch sẽ. Không được đến muộn. Bình tĩnh trước lúc vào phòng thi. Đứng thẳng người, hít thở sâu 3 lần, mỉm cười, nhìn thẳng, thân thiện vào thầy (cô giáo), hãy chào và nói xin lỗi vì hơi hồi hộp - động tác làm sẽ làm giảm bớt căng thẳng. Đề nghị nhắc lại câu hỏi, nếu như bạn chưa hiểu, hoặc không nghe rõ. Trong trạng thái căng thẳng, thí sinh thường không nghe rõ câu hỏi. Suy nghĩ kỹ trước khi trả lời. Trả lời thẳng vào đề, rõ ràng, mạch lạc, song không phải tất cả những gì mà bạn biết. Cân phải hiểu rõ câu hỏi và tại sao lại trả lời như vậy.

- Trường hợp thi trắc nghiệm: Ngoài bút bi nhất thiết phải mang thêm bút chì và tẩy. Hãy đọc toàn bộ bài thi, không vội vàng và không kêu ca “bài khó”. Trả lời lần đầu bằng bút chì (viết nhẹ tay), xem lại hai lần, kiểm tra lại toàn bài, sửa lại lần cuối trước khi tẩy và viết bằng bút bi.

- Trường hợp thi viết: Nhất thiết phải làm dàn bài chi tiết ra tờ nháp, sau khi đã đọc kỹ đề thi. Chia bài viết theo thời gian và luôn theo sát dàn bài. Chỉ viết vào tờ giấy thi, khi đã hoàn thành dàn bài chi tiết. Bài thi trình bày sạch sẽ, viết rõ ràng, dễ đọc. Đọc lại lần cuối trước khi nộp.



(Theo TS. Hanna Hamer)
 
Các bạn thí sinh nên tin rằng, để đạt điểm cao khi thi vào đại học như hiện nay là không khó. Tuy nhiên, để đạt được mong muốn, các bạn thí sinh cần biết cách ôn tập một cách thông minh và hiệu quả.PGS.TS Nguyễn Vũ Lương - Chủ nhiệm Khối chuyên Toán - Tin, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi Toán vào đại học.

Thầy Lương cho biết, tôi không tin vào những bài viết các học sinh đạt thủ khoa nhờ tự học, nhờ tài năng cá nhân… mà đó là nhờ hướng dẫn chu đáo của các thầy cô. Các đề thi đại học trong những năm gần đây có phần dễ hơn so với các năm trước: Nội dung thi tập trung vào chương trình lớp 12. Độ phức tạp của các câu hỏi thì ít, mỗi đề thi chỉ có từ 1-2 câu hỏi nhỏ.Khi làm bài, trước hết ta đặt câu hỏi và đạt được các mục tiêu sau sau đây? Đúng: Có cách giải đúng. Nhanh: Hoàn thành từng bài toán trong thời gian ngắn nhất để dành thời gian nhiều nhất cho các bài toán khác. Hoàn thiện: Phải biết cách trình bày đầy đủ từ điều kiện xác định của bài toán để việc loại bỏ nghiệm lạ hay giải thích, chứng minh đầy đủ các bước giải của mình.

Bước thứ 1: Sưu tầm bài toán. Trước hết các bạn sưu tầm các bài toán cho từng nội dung ôn tập. Chú ý không nên quan tâm đến những bài toán quá khó và không có lời giải một cách cơ bản, mẫu mực để tránh lãng phí thời gian một cách vô ích.

Bước thứ 2: Ôn tập theo kỹ năng chính. Mỗi bài toán giải được nhờ một kỹ năng chính (then chốt). Việc phát hiện các kỹ năng này là những thách thức người giải tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn người học. Khi ôn tập các bạn chỉ cần ghi lại các kỹ năng chính cho từng bài tập. Vì các bài toán thi đại học không khó nên có nhiều kỹ năng chính dùng cho một hay nhiều dạng bài tập. Chính vì vậy trong 2 tiết học thày, trò của trường chúng tôi có thể giải từ 30-40 bài toán (được thầy giáo chuẩn bị trước). Học theo cách này các bạn sẽ tự tin hơn khi thì vì mọi bài toán các bạn đều rất nhanh chóng tìm ra hướng giải. Như vậy chúng ta đạt được hai mục tiêu: Đúng (giải được), Nhanh (thời gian ngắn nhất).

Bước thứ 3: Tự học và tập hoàn thiện các bài toán theo kỹ năng chính. Khi trình bày mỗi bài toán các bạn phát biểu và chứng minh các kỹ năng chính và sau đó sử dụng các kỹ năng này thu được lời giải của bài toán (cách trình bày này đơn giản, dễ hiểu và hấp dẫn người đọc). Chắc các bạn đều thích các trình bày này vì nó bắt chước trình tự các nhà khoa học viết các công trình khoa học.

Điều tôi mong muốn là những điều mà tôi trình bày sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kỳ thi đại học tới, PGS.TS Nguyễn Vũ Lương nói.
:boss:
 
Tại sao được ôn thi một, hai năm vẫn không thi đậu vào đại học? Tôi thật sự không hiểu, cho đến khi chính bản thân tôi trải qua thời kỳ đó!

on.jpg


Khi còn học lớp 12, tôi luôn đặt ra câu hỏi: “Các anh chị đã được ôn thêm một năm, thậm chí là 2 – 3 năm, tại sao vẫn trượt trong các kỳ thi đại học sau đó?” Tôi thật sự không hiểu...

1. Suy nghĩ tiêu cực.
Bạn lấy việc nghĩ đến các bạn cùng lớp đều đã tìm cho mình được một vị trí thích hợp trên giảng đường đại học và mình không thể thua kém bạn bè làm động lực để quyết tâm hơn. Điều này không sai, nhưng hãy cẩn thận vì có thể chính điều này lại làm bạn nhụt chí. Bởi vì đôi khi, bạn sẽ nghĩ đến việc bạn vào đại học muộn hơn, ra trường cũng muộn hơn, và trong khi họ đã kiếm được công ăn việc làm, tự lo cho bản thân thì bạn vẫn chỉ là một kẻ ăn bám bố mẹ. Thêm nữa, những kiến thức phải học, hoặc là bạn đã biết rồi hoặc là những thứ đã được nghe qua, giờ phải học lại khiến bạn thấy nhàm chán. Chỉ hai lý do đơn giản này thôi, cũng đủ để một số người bỏ cuộc rồi đó.
Để tránh những suy nghĩ này, đơn giản bạn chỉ cần nghĩ rằng, “thành công của mình bị trì hoãn” và mình phải cố gắng thực hiện nó càng sớm càng tốt.

2. Không lên kế hoạch cụ thể.
Khi còn học cấp 3, cho dù bạn có lười học đến cỡ nào, thì vẫn phải lo lắng đến những bài kiểm tra miệng, một tiết hoặc thi cuối kỳ. Còn khi học lớp 13, ngày ngày chỉ việc đến lớp, muốn chép bài thì chép, muốn học thì học, chẳng ai kiểm tra cả. Việc học tự do này, sẽ khiến bạn trở nên lười nhác. Và nếu không có một thời gian biểu thật cụ thể và thực hiện nó một cách nghiêm túc, thì bài vở sẽ ngày càng chồng chất. Càng ngày mọi thứ sẽ càng rối tung, bạn không biết bắt đầu từ đâu.
Khi quyết định học lớp 13, bạn nên nhớ câu: “Việc hôm nay chớ để ngày mai.”

3. Cám dỗ.

Nói là cám dỗ có lẽ hơi quá nhưng đối với học sinh lớp 13, nhất là những bạn lần đầu tiên trọ học xa nhà thì khả năng bị những việc bên ngoài tác động đến là rất lớn. Vì thế, đừng xem nhẹ việc chọn nhà trọ.
Tốt nhất là bạn nên ở gần “những người cùng cảnh ngộ”. Họ có thể giúp bạn chọn một lớp học phù hợp, hoặc sẵn sàng gia sư cho bạn những chỗ thiếu sót.
***​
Khi bạn vẫn còn muốn thử sức trong lần thi tiếp theo, có thể có rất nhiều lời động viên, góp ý nhưng cũng sẽ có những lời nói bi quan. Hãy lắng nghe chúng để rút kinh nghiệm nhưng hãy nhớ là phải luôn tin vào quyết định của mình. Có niềm tin là có tất cả, phải không nào?
Thất bại trong quá khứ không có nghĩa là bạn sẽ thất bại trong những lần tiếp theo.
Chúc bạn thành công!

MTO - Hoàng Thanh (Hà Nội)​
 
Phát triển kỹ năng sắp xếp thời gian đòi hỏi những nỗ lực lớn.
Bạn có thể bắt đầu từ những hướng dẫn dưới đây nhưng cần thực hành và những hướng dẫn khác khi bạn tiến bộ dần.

Mục đích là để bạn biết được mình đang sử dụng thời gian như thế nào, bạn nên dành quỹ thời gian cho những công việc gì, những ưu tiên gì để có thể thành công trong học tập trong khi vẫn có những hoạt động khác chi phối như đi làm, vui chơi cùng bạn bè, thời gian cho gia đình…”

Đầu tiên: bạn hãy thử làm bài tập về cách sắp xếp thời gian.


Chiến lược về cách sử dụng thời gian:


* Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học
Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm thấy không cần nghỉ? Một vài người thì thích nhiều giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao
* Có tổng kết và updates sau mỗi tuần
* Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau.
Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước
* Học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán
để có được sự tập trung cao độ
* Có “thời gian chết”?

Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong đôi lát…
* Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học
* Xem qua các tài liệu ngay sau giờ học

Nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì bạn dễ quên bài nhất.
* Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (bài viết phải nộp, presentation, k‎y thi… )

Bạn thử dùng bài tập vui sau của trường Đại học Minnesota.
Đưa ra các tiêu chí sau để điều chỉnh thời gian cho thích hợp giữa việc học và làm các việc khác.

Những vật dụng hữu ích:

* To-Do list- Danh sách những việc cần làm:

Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau, hay nhờ ai làm, hoặc hoãn việc nào sau một thời gian dài
* Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/ tháng:
Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu
Nếu bạn là người thiên về sử dụng giác quan (nếu nhìn sẽ khiến bạn học vào đầu nhanh hơn), bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu.
Điều đầu tiên, sáng dậy, đó là xem hôm nay phải làm những gì.
Còn trước khi đi ngủ thì xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.
* Lịch ghi kế hoạch lâu dài
Sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch trước.
Những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt quỹ thời gian của mình.


studygs.net
 
HỌC CÁCH HỌC


Để tìm được cách học hiệu quả nhất, bạn cần hiểu rõ về:


  • Bản thân

  • Khả năng học của bạn
  • Cách học hiệu quả mà bạn đã từng dùng
  • Đam mê, kiến thức và môn bạn muốn học
  • Có thể bạn học Vật lí khá dễ dàng nhưng lại trật vật khi học đánh tennis (hoặc ngược lại).
  • Tuy nhiên, mọi việc học đều có điểm chung: đó là chúng bao gồm các bước cơ bản sau:

Có bốn bước cơ bản:

Hãy bắt đầu bằng việc in trang này và trả lời các câu hỏi.
Sau đó, hãy vạch ra kế hoạch học từ những câu trả lời đó và với những Hướng dẫn học khác.
Bắt đầu với những kinh nghiệm đã có



  • Trước đây bạn đã học như thế nào? Bạn có:
  • Thích đọc không? Giải toán? Ghi nhớ? Diễn thuyết? Dịch? Nói trước đám đông?
  • Biết cách tóm tắt?
  • Tự đặt câu hỏi cho những gì bạn đã học
  • Ôn tập kiểm tra?
  • Có các thông tin từ các nguồn khác nhau?
  • Thích yên tĩnh hay thích học theo nhóm?
  • Cần nhiều tiết học ngắn hay chỉ một tiết học dài?
  • Thói quen học của bạn là gì? Những thói quen đó đã bao giờ thay đổi chưa? Phương pháp nào hiệu quả nhất? Kém hiệu quả nhất?
  • Bạn cảm thấy thoải mái với cách trình bày kiến thức nào nhất? Qua bài kiểm tra viết, bài thi học kỳ hay thi vấn đáp?
  • Liên hệ với việc học hiện tại​
  • Tôi thích học cái này đến mức nào?
  • Tôi muốn dành bao nhiêu thời gian cho việc học này?
  • Điều gì có thể chi phối thời gian của tôi?
  • Những điều kiện hiện tại có thuận lợi để hoàn thành mục đích không?
  • Tôi có thể kiểm soát được gì và điều gì tôi không kiểm soát được?
  • Liệu tôi có thể thay đổi những điều kiện này để thành công không?
  • Điều gì ảnh hưởng đến sự đam mê của tôi cho công việc này?
  • Tôi đã có một kế hoạch cụ thể nào chưa? Và kế hoạch học tập đó có tính đến những kinh nghiệm đã có và hiện tại chưa?
Cân nhắc quá trình và vấn đề


  • Tiêu đề là gì?
  • Các từ khóa có bật ra ngay không?
  • Tôi có hiểu không?
  • Tôi đã có những hiểu biết gì về vấn đề này?
  • Tôi có biết các vấn đề liên quan không?
  • Những nguồn thông tin nào sẽ hữu ích?
  • Liệu tôi nên dựa vào một nguồn (ví dụ: sách giáo khoa) hay không?
  • Liệu tôi có cần các thông tin khác nữa không?
  • Khi tôi học, tôi có dừng lại và hỏi là liệu mình có hiểu những gì vừa học không?
  • Nên tiếp tục làm nhanh hơn hay chậm lại?
  • Khi tôi không hiểu, tôi có hỏi tại sao không?
  • Tôi có dừng lại và tóm tắt không?
  • Tôi có dừng lại và xem nó có logic hay không không?
  • Tôi có dừng lại và đánh giá (tán thành hoặc bất đồng quan điểm?)
  • Hay tôi nên dành thời gian để nghĩ thêm và đọc lại sau?
  • Liệu tôi có cần thảo luận với bạn cùng học để “tiêu hóa” các thông tin này không?
  • Liệu tôi có cần sự giúp đỡ của một người hiểu biết, ví dụ: thầy cô giáo, thủ thư hay là một chuyên gia trong lĩnh vực này hay không?
Cùng nhìn lại


  • Tôi đã học đúng cách chưa?
  • Tôi đã có thể làm tốt hơn những gì?
  • Kế hoạch có tính đến sở trường hay sở đoạn của tôi chưa?
  • Tôi đã chọn điều kiện thích hợp chưa?
  • Công việc có thể coi là trót lọt chưa? Và tôi có nghiêm khắc với bản thân mình hay chưa?
  • Tôi đã thành công?
  • Nếu thành công, bạn nên ăn mừng đi!
 
Cộng tác trong học tập

CỘNG TÁC TRONG HỌC TẬP

Cộng tác trong học tập là một quá trình làm việc theo nhóm, mỗi thành viên đóng góp và giúp đỡ nhau để cùng đạt được một mục đích chung. Lớp học chính là một môi trường lý tưởng để rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm mà sẽ rất cần cho bạn trong cuộc sống sau này.

Cộng tác trong học tập là hoạt động tương tác, là một thành viên của nhóm, bạn sẽ có trách nhiệm:


  • Phát triển và cùng chia sẻ một mục đích chung
  • Đóng góp ý kiến vào việc giải quyết vấn đề, đặt ra các câu hỏi hay tìm giải pháp
  • Tham gia, nỗ lực làm việc để hiểu quan điểm của các thành viên khác, cũng như ý kiến của họ.
  • Mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu người khác phải trình bày ý kiến, phát biểu và đóng góp.
  • Có trách nhiệm với các thành viên khác và họ cũng có trách nhiệm đối với bạn
  • Quyền lợi và nghĩa vụ gắn liến chặt chẽ với mọi người và ngược lại

Điều gì tạo nên một nhóm làm việc hiệu quả?


  • Các hoạt động của nhóm nên bắt đầu cho các thành viên làm quen, và hiểu rõ cách thức làm việc của cả nhóm.
  • Người hướng dẫn cũng có thể bắt đầu bằng việc đưa ra các gợi ý cho thảo luận mà không cần phải áp đặt câu trả lời cho cả đội, đặc biệt với những đội gặp khó khăn khi làm việc cùng nhau.
  • Nhóm gồm 3 đến 5 người.
  • nếu nhóm có đông người hơn thì sẽ khó quản lý và giao công việc
  • Các nhóm dưới chỉ định của giáo viên thì sẽ hiệu quả hơn nhóm tự chỉ định lẫn nhau
  • Các thành viên có sự đa dạng trong kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm

  1. Mỗi thành viên sẽ có khả năng đóng góp riêng cho toàn đội
  2. Các thành viên không chỉ chịu trách nhiệm đóng góp trong sở trường của mình mà còn có thể giúp các thành viên khác tìm hiểu thêm về lĩnh vực đó.
  3. Thành viên nào gặp khó khăn hoặc còn chưa thoải mái khi làm việc trong nhóm nên được các thành viên khác động viên, giúp đỡ.
  4. Sự đa dạng trong kiến thức và kinh nghiệm sẽ có tác động tích cực đến việc học.
  5. tăng thêm các phương thức giải quyết vấn đề
  6. tăng thêm chi tiết để cân nhắc

  • Đóng góp của mỗi người cho công việc phải được thống nhất.

  1. Các nhận xét nội bộ nên được giữ kín, và đó là cách khác tốt để đánh giá ai đang đóng góp hoặc không đóng góp.
  2. Nhóm có quyền “sa thải” các cá nhân không tích cực đóng góp nếu sau khi mọi biện pháp khuyên can đều không thành.
  3. (cá nhân đó hoàn toàn có quyền xin vào một nhóm khác nếu nhóm đó nhận)
  4. Một thành viên cũng có quyền bỏ nhóm nếu như họ cảm thấy họ làm phần lớn công việc trong khi người khác không làm hoặc không giúp đỡ.
  5. (Người này sẽ dễ dàng tìm được nhóm khác hoan nghênh đóng góp của họ)

  • Chia sẻ trách nhiệm, và cả nhóm nên thống nhất trách nhiệm, nguyên tắc làm việc. Điều đó bao gồm:
1. Nghĩa vụ phải tham gia, chuẩn bị trước các buổi họp, và phải đến đúng giờ
2. Tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến, tập trung vào giải quyết vấn đề và tránh việc chỉ trích cá nhân.
3. Có trách nhiệm chia sẻ công việc và hoàn thành công việc đúng thời hạn.​
Và đôi khi, bạn cũng cần phải làm những công việc mà bạn có ít kinh nghiệm, cảm thấy chưa chuẩn bị đầy đù hay thậm chí còn có người trong nhóm có khả năng làm tốt hơn bạn. Hãy chấp nhận thử thách đó, nhưng cũng đừng ngại để cho mọi người trong nhóm biết là bạn cần sự giúp đỡ, huấn luyện, hay thôi không làm được mà xin làm việc khác.

Quá trình:




* Đặt ra các mục tiêu, xem xét mức độ thường xuyên, và phương tiện để các bạn liên lạc với nhau, đánh giá công việc, quyết định và giải quyết vấn đề.
* Xem các nguồn lực, nhất là xem ai có khả năng hướng dẫn, kiểm tra, đưa ra lời khuyên cho nhóm kể cả khả năng phân xử nếu nhóm có mâu thuẫn.
* Lên lịch tổng kết, báo cáo công việc, và thảo luận tiến độ công việc cũng như trục trặc nếu có.

Các nhóm gặp khó khăn khilàm việc với nhau nên gặp giáo viên để trình bày hoàn cảnh của nhóm.
 
Để thành công trong các khoá học từ xa

ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG CÁC KHÓA HỌC TỪ XA


Có một vài loại hình khoá học từ xa:

* Các khoá học độc lập

*
Các khoá học mà học viên có thể cùng có mặt một lúc tại

những địa điểm khác nhau để nghe giảng, nhận tài liệu, hay

trao đổi với nhau về khoá học.


*
Các khoá học không nhất thiết phải gặp mặt tại một địa

điểm hay một thời điểm nào.

"Giáo dục từ xa dựa trên nguyên tắc là học viên

tập trung vào quá trình học, tự chịu trách nhiệm

cho việc học của mình, làm việc tuỳ theo khả

năng của mình, tại địa điểm của mình. Nó thể

hiện sự tự chủ và độc lập."

Tin tốt lành: nghiên cứu cho thấy rằng những sinh viên vốn

học trung bình kém nay chuyển sang học từ xa có kết quả

học tốt hơn nếu họ có thể hoàn thành khoá học; những sinh

viên đã học khá thì vẫn giữ nguyên kết quả.

Tin xấu: sinh viên có xu hướng trì hoãn việc học hoặc bỏ học

ở các khoá học cao nhiều hơn so với sinh viên học tập trung,

đặc biệt là ở những sinh viên trung bình kém.

Những điều kiện để đạt được một khoá học từ xa thành công:

Thông tin về khoá học:


* Địa chỉ trên mạng của khoá học

* Tên, địa điểm văn phòng, lịch tiếp sinh viên, số điện thoại,

số fax, địa chỉ hộp thư điện tử của giảng viên.

* Tên, địa điểm văn phòng, lịch tiếp sinh viên, số điện thoại,

số fax, địa chỉ hộp thư điện tử của trợ giảng.

* Tên, địa điểm văn phòng, lịch làm việc, số điện thoại, số

fax, địa chỉ hộp thư điện tử của người hướng dẫn.

* Tên, địa điểm văn phòng, lịch làm việc, số điện thoại, số

fax, địa chỉ hộp thư điện tử của nhân viên thư viện.

* Địa điểm, giờ làm việc, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử

của trung tâm dữ liệu và người điều hành trung tâm.

Hỗ trợ thông tin:


* Bạn biết mình sẽ nhận được hoặc cần có những tài liệu gì.

*
Bạn sẽ nhận được tài liệu thế nào.

*
Bạn sẽ được thông báo thế nào về các qui định của khoá

học hay các buổi nghỉ học.

Yêu cầu về kỹ thuật:

* Máy vi tính và phần cứng cùng các ứng dụng cho việc nối

mạng.

* Các chương trình phần mềm

*
khả năng tiếp cận các phương tiện đa truyền thông.

Tự lên lịch cho mình, và tập trung vào việc hoàn thành một bài tập được giao mà bạn:


* thấy phù hợp với lịch khoá học, hoặc:

*
đã thống nhất với giảng viên.

*
hoặc cả hai tiêu chí trên. Xem phần hướng dẫn ở mục Lên

mục tiêu và đặt kế hoạch

Lên lịch liên lạc về khoá học cho bản thân hàng ngày hoặc hàng tuần.

* Giữ lien lạc với các bạn học qua thư điện tử gửi cho cả lớp,

thảo luận nhóm, vv.

* Bạn sẽ thướng xuyên phải tham gia học nhóm hoặc làm đề

tài theo nhóm, hoặc là tại một địa điểm hoặc qua mạng.

Xem hướng dẫn về phần Học nhóm hoặc case studies (Việc

học thông qua làm với ví dụ thực tế).

* Thông tin cho giảng viên:

Ở các khoá học thông thường, giảng viên thu nhận thông tin

trực tiếp từ học viên, qua các câu hỏi hay qua biểu hiện trên

khuôn mặt hay dáng vẻ. Điều này khó thực hiện trong các

khoá học từ xa, vì vậy học viên có trách nhiệm phải thông tin

cho giảng viên về tiến trình học của bạn, hoặc bằng thư điện

tử, hoặc hẹn gặp, hay điện thoại.

*
Thông báo tiến độ học và nộp bài:

* Thông báo tiến độ học: Giảng viên phải trả lời bạn khi

nhận được thông tin về tiến độ học của bạn trong khoá học.

Bạn hãy yêu cầu nhận được chỉ dẫn về điều kiện và phương

thức kiểm tra cuối khoá, bao gồm:
o Các bài kiểm tra phản ánh mức độ

tiếp thu kiến thức hoặc chất lượng

làm bài

o
Các báo cáo, dự án, đề tài, vv.

o
Số lượng và chất lượng của các

hoạt động thảo luận hoặc làm đề tài

trong khoá học

studygs.net
 
HỌC CÁCH NGHỈ CỦA MỘT THIÊN TÀI



“Kể cả khi bạn không phải là một thiên tài, bạn có thể dùng cách mà Aristotle và Einstein đã dùng để tăng sức mạnh của khối óc sáng tạo và đồng thời tạo dựng một tương lai vững chắc”

Tám cách sau đây sẽ giúp khuyến khích để bạn nghĩ “năng suất”, hơn là làm việc theo kiểu nhắc lại, và mục đích cuối cùng vẫn là để tìm ra giải pháp cho các vấn ý. “Các cách này giống như cách nghĩ của các bộ óc sáng tạo trong lịch sử nhân loại về khoa học, nghệ thuật hay kinh doanh”.

1. Hãy đánh giá vấn đề từ cách khía cạnh khác nhau, và tìm một cách nhận định mới mà chưa ai có (hay là chưa ai công bố).

Leonardo da Vinci đã tin rằng, để hiều cốt lõi của vấn đề, bạn bắt đầu bằng việc học cách tái tạo vấn đề bằng nhiều cách khác nhau. Ông đã cảm thấy cách nhìn nhận đầu tiên của mình quá chủ quan. Hoặc nhiều khi, vấn đề tự tái tạo và chuyển thành một vấn đề mới.

2. Hình dung!

Khi Einstein nghĩ qua một vấn đề, ông luôn thấy cần thiết phải trình bày qua các cách khác nhau, kể cả việc vẽ sơ đồ. Ông hình dung các phương án, và tin rằng từ ngữ, hay các con số như vậy không quá quan trọng trong quá trình phân tích.

3. Sản xuất! Một đặc điểm nổi bật của thiên tài là sức sản xuất!

Thomas Edison có 1093 mẫu sáng tạo. Ông đảm bảo sức sản xuất bằng cách đề ra mục tiêu về số lượng cho các cộng sự và chính bản thân mình. Trong một nghiên cứu thống kê về 2036 nhà khoa học trong lịch sử, Giáo sư Keith Simonton tại trường Đại học California- Davis đã phát hiện ra rằng những nhà khoa học xuất sắc nhất không chỉ có các phát hiện vĩ đại mà còn có cả những phát hiện …tồi. Nhưng họ không sợ thất bại hay làm những cách tưởng chừng như đơn giản hay tầm thường để có để được kết quả tốt nhất có thể.

4. Thử những kết hợp mới. Kết hợp, tái kết hợp các ý tưởng, hình ảnh, và suy nghĩ thành những tổ hợp khác nhau kể cả khi trông có vẻ không phù hợp hay khác bình thường.

Học thuyết di truyền mà các nhà nghiên cứu gene hiện đại lấy làm nền tảng bắt đầu khi một mục sư người Áo Grego Mendel kết hợp Toán học và Sinh học để tạo ra một môn khoa học mới.

5. Tạo các mối quan hệ, hoặc liên quan giữa những vấn đề khác nhau.

Da Vinci đã liên hệ giữa tiếng chuông và việc một hòn đá được ném xuống nước, để rồi từ đó nghĩ đến việc âm thanh chuyển động trong sóng. Samual Morse đã sáng tạo đài tiếp âm cho tín hiệu điện toán khi ông quan sát trạm nghỉ đổi ngựa trên đường.

6. Nghĩ qua các đối lập

Nhà vật lý Neir Bohr tin rằng, nếu bạn giữ các đối lập, và có những đối lập trong suy nghĩ, bạn đã bước lên một tầm suy nghĩ mới. Bohr đã nhìn nhận sóng như tính chất hạt cũng như tính chất sóng để rồi từ đó xây dựng được nguyên lý bổ sung về ánh sáng.

7. Nghĩ theo cách ẩn dụ

Aristotle nói: ẩn dụ là một dấu hiệu của sự thiên tài và ông tin rằng ai đó mà có khả năng diễn đạt sự giống nhau giữa hai cá thể hoàn toàn khác biệt và còn liên kết chúng lại với nhau, thì đó là con người có khả năng đặc biêt.

8. Luôn sẵn sàng cho các cơ hội.

Mỗi khi người ta cố gắng làm gì mà lại thất bại, thì thường họ sẽ chuyển sang làm một cái khác. Đây là nguyên tắc số 1 của sáng tạo.Thất bại sẽ chỉ có ý nghĩa nếu như ta không quá coi trọng phần kém hiệu quả của nó. Thay vào đó, phân tích lại quá trình, các yếu tố, và xem có những cách nào bạn có thay đổi những yếu tố đó, để có được kết quả mới. Đừng hỏi bản thân “Tại sao tôi lại thất bại?” mà hãy hỏi “Tôi đã làm được gì rồi?”

studygs.net
 
Những thói quen có ích cho việc học tập hiệu quả

NHỮNG THÓI QUEN TRONG VIỆC HỌC TẬP HIỆU QUẢ


Bạn có thể chuẩn bị để thành công trong quá trình học tập.

Hãy cố gắng tăng cường và cảm thấy hứng thú với những thói quen sau:

* Tự có trách nhiệm với bản thân:

Trách nhiệm có nghĩa là nhận thức được rằng để, thành công bạn phải

có khả năng xác định rõ những ưu tiên của bạn, thời gian và những

điểm mạnh của bạn.

* Phải biết đặt bản thân, những giá trị và nguyên tắc của bản thân

vào vị trí trung tâm:


Đừng để bạn bè và người khác áp đặt ra cho bạn điều gì là quan trọng.

*Việc hôm nay chớ để ngày mai:

Tuân theo những ưu tiên bạn đã đặt ra cho chính mình, và đừng để ai

đó hay những ý thích của họ khiến bạn sao nhãng những cái đích của

mình.

*Khám phá ra thời điểm và nơi làm việc hiệu quả nhất đối với bạn:

Sáng, chiều, tối; lúc nào là lúc bạn có thể tập trung nhất và làm việc

hiệu quả nhất? Hãy dành khoảng thời gian này để làm việc khó nhất.

* Hãy luôn coi mình là người chiến thắng:


Dù đó là vì lợi ích của bạn, hay của bè bạn, của thầy cô hay những người

hướng dẫn, bạn là người chiến thắng khi bạn làm việc hết mình và cống

hiến hết mình cho lớp học của bạn. Nếu bạn hài lòng với những gì bạn

làm, đỉểm số sẽ chỉ là sự kiểm chứng cho phần nổi của những công việc

của bạn, nói cách khác, điểm chỉ là một kết quả trong số những điều

bạn thu được.

* Trước tiên, hãy hiểu mọi người, sau đó hãy cố gắng để mọi người

hiểu mình:


Khi bạn có trục trặc với giáo viên, chẳng hạn như thắc mắc về điểm số,

hay bạn muốn nộp bài trễ hơn thời hạn thầy cô đã đặt ra, hãy đặt mình

vào địa vị của thầy cô. Bây giờ, bạn hãy tự hỏi mình xem khi đó thì cách

trình bày như thế nào sẽ dễ được thầy cô chấp nhận.

* Hãy tìm ra những giải pháp tốt hơn cho một vấn đề:


Nếu như bạn không hiểu sách giáo khoa viết gì, bạn không nên chỉ đọc

lại. Hãy thử một cách nào khác xem! Hãy thử hỏi ý kiến thầy cô, gia sư

của bạn, hay bạn bè…

* Liên tục thử thách chính mình

studygs.net

 
Chuẩn bị; nêu vấn đề
(giới thiệu mở đầu của bạn)


  • Tường thuật Chủ đề:
  • Nêu 1 cách tổng quát chủ đề và dẫn dắt vào cho phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu luật:
  • Mô tả địa điểm và hoàn cảnh
  • Phải có sự cho phép khi sử dụng những thông tin cá nhân.
  • Giới thiệu và miêu tả vấn đề:
  • Miêu tả cái mà bạn định chỉ ra/tranh luận và tại sao?
  • Tầm quan trọng của nó?
  • Minh hoạ bằng 1 ví dụ thú vị
  • (Hãy nhớ là bạn đang viết cho độc giả đọc và luôn muốn cuốn hút họ).
  • Bắt đầu định nghĩa các thuật ngữ, khái niệm, từ vựng:
  • Nếu có thể thì dùng những nguồn tài liệu có căn cứ, đáng tin cậy hoặc liên kết các định nghĩa và chú thích nguồn tài liệu đã sử dụng ở cuối trang.
  • Sau đó trong quá trình phát triển bài viết nên có ý thức về việc sử dụng những thuật ngữ mới và định nghĩa của chúng.
  • Một sự khởi đầu tốt đẹp thường dẫn đến sự kết thúc tốt đẹp
  • (Sophocles):
  • Cùng với giáo viên hoặc người hướng dẫn của bạn xem xét lại chủ đề, bối cảnh, và vấn đề được nêu để kiểm tra lại xem con đường bạn đang đi có đúng hay không?

Xem lại tài liệu:


Nghiên cứu gì là thích đáng?
Cách sắp xếp nó như thế nào? C.f: Trung tâm ghi chép/Đại học Wisconsin's "Xem xét lại môn Văn học"

Phát triển những giả thuyết của bạn:


Giả thuyết của bạn là lời giải thích được bạn đưa ra và sau đó kiểm tra lại để khẳng định nó đúng hay sai.
Nó sẽ bao gồm những yếu tố có thể thay đổi và dự đoán trước với những kết quả thu được có thể đem so sánh với nhau.
Hãy tránh việc khái quát hoá một cách quá chung chung và tham khảo t ài li ệu nghiên c ứu của ng ười khác để ủng hộ ý kiến của bản thân.
C.F. Viện bảo tàng về sức khỏe quốc gia Viết giả thuyết: bài học của sinh viên

Phương pháp:

Hãy đưa ra đầy đủ thông tin sao cho ng ười khác có thể theo dõi và tái tạo bài nghiên cứu của bạn (và hi vọng là họ cũng có thể tìm ra được những khám phá và kết luận giống như bạn đã làm!)


  • Miêu tả những bước bạn thực hiện càng hoàn chỉnh càng tốt để người khác có thể sao lại một cách hoàn thiện.
  • Định nghĩa ví dụ của bạn và những đặc điểm của nó. Đây l à những cái sẽ không thay đổi xuyên suốt cả bài ki ểm tra.
  • Liệt kê những biến số được sử dụng. Đây là những thay đổi hoặc những cái bạn biến đổi xuyên suốt bài kiểm tra.
  • Cố gắng dự đoán những sự bình phẩm của người đọc sẽ ảnh hưởng tới những tính chật hợp lề bên ngoài hoặc bên trong của bạn .
  • Đây có thể coi là "những thiếu sót về thủ tục"

Những sự phát hiện:

Đây là dữ liệu mang tính hoạ pháp và số liệu.

Thảo Luận:


Phát triển sự tranh luận dựa trên những phát hiện của bạn.
Khi dữ liệu khá là khó h ểu, bạn sẽ cần phải tự làm rõ:


  • Nó giúp hợp lý hoá giả thiết của bạn như thế nào?
  • Cái gì là đi quá so với các tính chất hợp lệ
  • Nó ảnh hưởng thế nào đến tài liệu bạn viện dẫn
  • Ở đâu sẽ cần đến sự nghiên cứu sâu hơn

Kết luận

Nêu lại và tổng kết những phát hiện và bàn luận của bạn nhằm hoặc đơn giản hoá những điều phức tạp hoặc cung cấp một sự tóm tắt khái quát cho những người không theo dõi xuyên suốt cả bài viết.

Tham khảo:

Cùng với giáo viên của bạn kiểm tra khổ của bài làm

Giới thiệu thêm:

Một bài nghiên cứu không phải là một bài luận, bài xã luận, hay một câu chuyện.
Những thực tế được khẳng định phải được chứng minh bằng các dẫn chứng, tài liệu.
Phải cẩn thận với mọi sự khái quát hoá.
Cố gắng công bằng khi đưa ra những yêu cầu
Tham khảo Chỉ dẫn về các phương pháp khoa học
…Rất đáng để nhấn mạnh rằng giá trị của bài nghiên cứu của bạn sẽ không bao giờ được quyết định bởi việc những giả thuyết bạn đưa ra có được thẩm tra lại hay không. Điều quan trọng cần phải nhớ là một giả định được chứng minh bởi các dữ liệu không có nghĩa là nó đúng bởi hoàn toàn có thể có vô số những lý thuyết khác cũng dẫn tới sự dự đoán như vậy. Tương tự, nếu không chứng minh đ ợc g ả thuyết của mình thì cũng không nhất thiết rằng giả thuyết đó là sai: nó có thể đúng với một số n ơi, bạn cũng có thể đã dự liệu không đúng khái niệm của giả thuyết mà bạn đưa ra, việc lấy ví dụ của bạn cũng có thế m ắc phải thiếu sót, sai lầm.Nhà triết học Karl Proper thực t ế bi ện luận rằng khoa học kh ông phải là một phương pháp để kiểm chứng các giả thuyết, mà thay vào đó, tất cả những gì khoa học có thể dẫn đến một cách có lôgíc là sự bóp méo các giả thuyết. Tóm lại, những kết quả tiêu cực cũng thể có vai trò quan trọng như những kết quả tích cực. 1
Marvin Harris (Văn hóa của chủ nghĩa duy vật 1979:7)
"Mọi thực tế luôn luôn là không đáng tin khi thiếu những cơ sở lý thuyết, cái mà sẽ chỉ dẫn cho những bộ sưu tập của họ và phân biệt giữa vẻ bề ngoài và tầm quan trọng thực sự"


(st)
 
Luận về phương pháp học.

Luận về phương pháp học.

Tài liệu được sưu tầm từ Tusachonline và muốn được chia sẻ cùng các bạn.

Dưới đây là 1 file PDF để các bạn đọc trực tuyến.

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/LuanVePhuongPhapHocTap.pdf[/PDF]


Ngoài ra còn rất nhiều file HTML được đóng gói rar. Các bạn tải về và trải nghiệm dần dần nhé. Chúc các bạn học tốt.

[DOWN]Tải hết về tại đây[/DOWN]
 
Ôn thi đại học cấp tốc trong 5 ngày.

Đến giữa học kỳ, bạn đã bỏ lỡ rất nhiều tiết học. Bạn thấy quá khó để dậy sớm tham gia các tiết học nhàm chán lúc 8 giờ sang. Sách học cũng không hơn gì. Đã hơn sáu tuần liền bạn không đọc một chữ nào trong sách. Dường như bạn vẫn còn nhiều thời gian để học tài liệu. Sẽ không khó khăn đến vậy. Sau cùng, bạn đã mất đi nhiệt tình vốn có và vẫn lảng tránh đến phút cuối. Rồi một buổi sáng, bạn xem lịch và hoàn toàn bị đánh gục khi nhận thấy toàn bộ những tuần đó đã tan biến. Bạn chỉ còn năm ngày trước kỳ thi cuối cùng. Bạn cần ít nhất năm tuần đầu để bù lại khoảng thời gian bị lãng phí. Bạn đã tụt lại quá xa và không bao giờ có thể bắt kịp.

Bạn sẽ phải làm gì? Đây là lúc đưa ra quyết định. Bạn có hoảng sợ không? Liệu bạn có tuyệt vọng và bỏ lỡ một cơ hội? Bạn sẽ bỏ cuộc và từ bỏ khóa học chăng?

Bạn không bao giờ có thể lấy lại thời gian mình đã phung phí. Lúc này, điều đó vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn. Nhưng bạn có thể điều khiển được cách bạn phản ứng lại tình huống đó và cách bạn sẽ sử dụng khoảng thời gian ít ỏi còn lại. Đây là lúc bạn phải hành động.

Hãy đánh giá mọi sự việc và thật trung thực với chính mình. Nếu dành năm ngày tới này để cố vớt vát chút gì đó thì có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các kỳ thi khác nhau không? Với các khóa học khác, tình trạng của bạn sẽ tốt hơn so với các khóa học này không? Nếu năm ngày thật sự trống để bạn có thể tập trung vào khóa học có vấn đề này, bạn sẽ thật sự ngốc ngếch nếu không chấp nhận thử thách và ôn luyện cho kỳ thi cuối cùng. Với một phương pháp bình tĩnh, có hệ thống, bạn vẫn còn cơ hội để tạo ra một điều gì đó tích cực trong tình huống này. Có thể bạn không đạt được điểm A, song điều tốt nhất bạn có thể hy vọng là vượt qua được kỳ thi. Nhưng đừng bỏ lỡ mọi điểm số bạn có thể đạt trong bài thi cuối cùng. Bạn vẫn có thể thi trượt, nhưng bạn có thể đạt đủ điểm để thi đậu khóa học và gây được ấn tượng cho giáo viên bằng một vài câu trả lời tốt. Bạn không thể biết hết mọi việc.

Bạn có thể coi tình huống này như một trải nghiệm trong học tập. Nếu bạn không đủ niềm tin vào tiềm năng của mình và khả năng những nguyên tắc trong cuốn sách này có thể giúp bạn đánh thức tiềm năng đó trong suốt một học kỳ thì đây là lúc bạn nên thử. Trong năm ngày, bạn hãy sử dụng các nguyên tắc học tập thông minh. Trong một khoảng thời gian có cường độ mạnh và bị thúc ép như vậy, bạn vẫn còn có cơ hội gây ngạc nhiên cho chính mình bằng khả năng học tập và hoàn thành bài thi. Nếu bạn qua được kỳ thi, điều đó thật tuyệt vời. Nếu bạn không qua được, ít nhất bạn sẽ có sự khởi đầu cho bước tiếp theo (xem ngày thứ 6 trong “kế hoạch 5 ngày” mẫu dưới đây).

2. Những nguyên tắc cơ bản để ôn thi hiệu quả

Bạn có một chọn lựa: hoặc lãng phí năm ngày còn lại hoặc sử dụng chúng thật hiệu quả. Nếu bạn lựa chọn phương án thứ hai, có nhiều nguyên tắc bạn phải tuân theo.

2.1 Chuẩn bị tinh thần

Bạn không thể ôn thi hiệu quả nếu bạn lo sợ. Bạn cũng không thể ôn thi hiệu quả nếu bạn từ bỏ mọi hy vọng.

Hãy suy nghĩ tích cực, trò chuyện theo hướng tích cực. Hãy áp dụng các kỹ thuật thở và hình dung khiến bạn lạc quan (xem Chương 4). Điều này không có nghĩa là bạn nên có những hy vọng không khả thi. Bạn nên thực tế về những kết quả có tính khả thi, hãy chấp nhận những hậu quả không thê tránh khỏi vì bạn đã lãng phí quá nhiều thời gian học tập, nhưng đừng từ bỏ mọi hy vọng đạt được một điều gì đó tích cực trong tình huống này.

Hãy cố vớt vát chút gì đó. Năm ngày tiếp theo đảm bảo tạo cho bạn cơ hội học được tốt nhất một vài số khía cạnh của khóa học, đủ để bạn trả lời được các câu hỏi trong bài thi.

Bạn hãy bình tĩnh và có phương pháp. Hình dung một kết quả tích cực. Đây không phải là sự tự lừa dối mà là một cố gắng giúp trí óc dễ lĩnh hội những gì bạn sẽ làm trong các ngày tiếp theo và bạn sẽ dễ ghi nhớ hơn, đủ để làm tốt bài thi.

2.2 Lập một kế hoạch tập trung vào điều khả thi

Bạn không thể làm được tất cả. Bạn phải xác định những nét chính yếu trong mục tiêu của mình. Đừng trông mong sẽ học được tất cả những điều bạn đã sao nhãng. Hãy lựa chọn một phần nhỏ của khóa học và tự cam kết bạn sẽ học một khối lượng tài liệu ít hơn càng kỹ càng tốt trong năm ngày bạn có.

Việc này sẽ rất khó thực hiện. Bạn phải tự thôi thúc mình cố gắng bao quát mọi điều đáng lẽ bạn phải hoàn thành trong các tuần trước đó. Bạn cần phải kiên quyết để có cơ hội đạt được bất kỳ thành công nào. Hãy từ bỏ tài liệu nào đó để có cơ hội lưu giữ một số tài liệu khác.

Hãy sử dụng các nguyên tắc chuẩn bị tốt cho kỳ thi đã được phác thảo trong Chương 13 và đề ra thời gian biểu năm ngày để làm hết khả năng với những gì còn lại. Bạn hãy thực hiện từng bước chuẩn bị tiêu chuẩn và cô đọng chúng trong khoảng thời gian còn lại. Đừng bỏ qua bước nào.

2.3 Làm theo kế hoạch


Hãy gắn chặt với kế hoạch của bạn. Chống lại bất kỳ cám dỗ nào khiến bạn phải thoát khỏi kế hoạch hoặc điều chỉnh nó. Đơn giản vì bạn không có đủ thời gian để tự phán đoán lần thứ hai. Ngay lúc này, bạn hãy cam kết sẽ giữ vững những quyết định bạn đầu của mình về thời gian biểu và các ưu tiên.

2.3 Chủ động, chủ động và chủ động
Chìa khóa dẫn tới bất kỳ thành công nào trong việc ôn thi là bạn nên chủ động, khi lần đầu tiên xem xét các tài liệu mới. Bạn cũng phải chủ động ôn tập và nhắc lại. Hãy lấy thông tin ra – đây phải được coi là câu thần chú của bạn. Bạn hãy nhớ lại toàn bộ những gì bạn đã lĩnh hội.
3. Kế hoạch năm ngày mẫu

Ý tưởng chính trong việc ôn thi cấp tốc có hiệu quả là sử dụng mọi nguyên tắc chuẩn bị cho kỳ thi thông thường và chỉ có hai thay đổi. Thay đổi đầu tiên rất rõ ràng: bạn cần phải rút gọn tất cả các bước trong một khung thời gian ngắn hơn nhiều. Thay đổi thứ hai: bạn có thể sẽ phải bỏ thời gian để bắt đầu học một tài liệu nào đó.

Ngày 1

(a) 50% thời gian của bạn

Hãy đọc mục 1.2 trong Chương 13 bàn về các bước chuẩn bị tốt cho kỳ thi trong giai đoạn cuối. Hãy thực hiện mọi hoạt động chuẩn bị (bước 1 đến bước 4).

Bước 1: Thu thập mọi tài liệu.

Bước 2: Lập thời gian biểu.

Bước 3: Ôn tập tài liệu trong hai giờ (dài hơn một bài ôn tập cơ bản, nhưng bạn sẽ phải dành thêm thời gian cho thông tin mà trước đó bạn chưa cập nhật.)

Bước 4: Lập danh sách những điều bạn muốn tập trung.

Bạn sẽ cảm thấy bị áp lực rất lớn khi bắt tay vào học tập “thật sự”, nhưng đừng bỏ qua. Đây là một giai đoạn giúp bạn nhận biết lượng tài liệu giới hạn bạn sẽ tập trung vào. Nếu bạn không tập trung năng lượng của mình và chỉ đơn thuần đọc lướt mọi tài liệu. bạn đang tự tạo ra thất bại cho chính mình.

Bạn cần phải đưa ra những quyết định về nội dung bản danh sách. Hãy nhớ, bạn chỉ còn năm ngày để làm việc. Hãy sử dụng càng nhiều chỉ dẫn càng tốt, giúp bạn đưa ra các quyết định như: những gì giáo viên cho là quan trọng? có đề tài nào quá khó với bạn không? Đâu là chủ đề cơ bản của khóa học?

Hãy đặt ra những ưu tiên cho việc ôn lại tài liệu và lần đầu tiên học các đề tài mới. Bạn hãy viết ra.

(b) 25% thời gian tiếp theo

Học ít nhất một trong các đề tài mới. Dù bạn còn bao nhiêu thời gian, cũng đừng học quá hai đề tài mới trong một ngày. Hãy bắt đầu với những chủ đề quan trọng nhất.

(c) 25% thời gian còn lại

Hãy ôn tập với cường độ cao những đề tài quan trọng nhất bạn đã học ở một chừng mực nhất định.

Ngày 2:

(a) 25% thời gian của bạn

Học ít nhất một trong các đề tài bạn mới. Dù bạn còn bao nhiêu thời gian, cũng đừng học quá hai đề tài mới trong một ngày

(b) 25% thời gian tiếp theo


Ôn tập với cường độ cao các tài liệu quan trọng nhất bạn đã học ở một chừng mực nhất định. Bắt đầu ôn tập tài liệu mới bạn đã học trong ngày thứ nhất.

(c) 50% thời gian còn lại

Thực hiện một vài hoạt động lấy thông tin ra. Đây sẽ là phần quan trọng nhất trong quá trình ôn thi cấp tốc. viết những bài diễn thuyết, giảng giải cho một người bạn hiểu biết, trả lời các câu hỏi luyện tập, tạo các thiết bị ghi nhớ, lập các bản đồ tư duy. Hãy viết, viết, viết và viết.

Ngày 3

(a) 15% thời gian của bạn

Học ít nhất một trong các đề tài mới. Dù bạn còn bao nhiêu thời gian, cũng đừng học quá hai đề tài mới trong một ngày.

(b) 35% thời gian tiếp theo

Ôn tập với cường độ cao các tài liệu quan trọng nhất bạn đã học ở một chừng mực nhất định. Bắt đầu ôn tập tài liệu mới bạn đã học trong ngày thứ hai.

(c) 50% thời gian còn lại

Thực hiện một vài hoạt động lấy thông tin ra. Đây sẽ là phần quan trọng nhất trong quá trình ôn thi cấp tốc. viết những bài diễn thuyết, giảng giải cho một người bạn hiểu biết, trả lời các câu hỏi luyện tập, tạo các thiết bị ghi nhớ, lập các bản đồ tư duy. Hãy viết, viết, viết và viết.

Những hoạt động này khiến bạn mất rất nhiều thời gian nhưng hãy duy trì. Hãy ngủ đủ.

Ngày 4 – một ngày trước khi thi

(a) 10% thời gian của bạn

Hãy học thêm một đề tài mới. Nếu bạn không còn chủ đề mới nào cần học, hãy dùng khoảng thời gian này để ôn tập các tài liệu mới bạn đã học trong những ngày trước đó.

(b) 10% thời gian tiếp theo

Hãy ôn tập với cường độ cao những đề tài quan trọng nhất bạn đã học ở một chừng mực nhất định. Hãy bắt đầu ôn tập tài liệu bạn mới hoc trong ngày thứ ba.

(c) 75% thời gian tiếp theo

Hãy thực hiện các hoạt động lấy thông tin ra. Đây sẽ là phần quan trọng nhất trong quá trình ôn thi cấp tốc. Viết các bài diễn văn, giảng giải cho một người bạn hiểu biết, trả lời các câu hỏi luyện tập, tạo các thiết bị ghi nhớ, lập các bản đồ tư duy. Hãy viết, viết, viết và viết.

Hãy luôn gia tăng nguồn năng lượng của bạn! Nên thường xuyên nghỉ ngơi, đừng quên thư giãn và ăn uống tốt.

(d) 5% thời gian còn lại

Hãy đọc "Chương 13" về các chiến thuật thi. Hãy đoán trước những gì sắp xảy ra và vạch ra một chiến thuật cho trải nghiệm sắp tới.

Ngày 5 – ngày thi

Không học tư liệu mới. Đừng cố học bất kỳ điều gì mới. Bạn có thể sẽ cảm thấy bị cám dỗ nên cố gắng học thêm một đề tài nữa torng vài giờ trước khi thi. Tất cả công việc của bạn đã hoàn thành cho đến thời điểm này sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn gục ngã trước cám dỗ đó.

Hãy ôn tập. Hãy nhắc lại. Hãy dành toàn bộ thời gian để ôn lại những gì bạn đã biết, ôn lại hiến lược thi và hình dung đến một kết quả khả quan.

Ngày 6 – hôm sau

Đừng bao giờ để bản thân rơi vào tình huống tương tự một lần nữa. Hãy bắt đầu chương trình 10 ngày trong Chương 17 trên con đường tiến tới việc học hành và các kỹ thuật học tập đúng đắn. Bạn hãy dựng lên những tiêu chuẩn bạn trông đợi ở bản than. Khả năng học tập và nghiên cứu đáng kinh ngạc này có thể dẫn bạn đến thành tích học tập xuất sắc. Tại sao bạn lại lãng phí nó?

Hãy thử thách bản thân để mở ra khả năng tiềm ẩn của mình. Bạn hãy thử hai hoặc ba chu trình 10 ngày và trải nghiệm sự tiến bộ. Bạn có gì để mất? Bạn có thể luôn quay lại những thói quen cũ. Nếu bạn có cảm giác lo lắng và thất bại đến từ việc ôn thi cấp tốc lần trước, nó vẫn sẽ luôn tồn tại trong con người bạn nếu bạn không thích cảm giác chiến thắng. Nhưng rất có thể cảm giác rộn ràng của chiến thắng. Nhưng rất có thể cảm giác rộn ràng của chiến thắng sẽ thay thế cho “cơn nghiện” sự tầm thường và việc chỉ vượt qua kỳ thi.

Thành tích học tập xuất sắc đó vẫn luôn chờ đợi bạn, nếu bạn thật sự mong muốn. Hãy vươn lên và giành lấy nó.


Nguồn: Sưu tầm Internet
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top