Hoạt động của liên hợp quốc

Trang Dimple

New member
Xu
38
Hoạt động của Liên hợp quốc
.

Cho đến nay, Liên Hợp Quốc đã tồn tại và hoạt động được hơn 60 năm trong tình hình thế giới đầy biến động, không ngừng phát triển. Những thay đổi của tình hình thế giới, đã dẫn đến những biến chuyển mới ngay trong bản than tổ chức và hoạt động của Liên Hợp Quốc. Rõ ràng, tình hình thế giới có quan hệ mật thiết tới hoạt động của Liên Hợp Quốc.

Liên Hợp Quốc ra đời trong điều kiện cục diện Chiến tranh lạnh với hai cực Đông Tây do hai siêu cường đứng đầu, con đường hoạt động của Liên Hợp Quốc đầy khó khăn và phức tạp. Từ đó đã đưa tới một đặc điểm bao trùm, xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của Liên Hợp Quốc và cả quan hệ quốc tế nói chung là sự đấu tranh và hợp tác giữa các nước thuộc các chế độ xã hội đối lập nhau, giữa các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hoà bình và các thế lực phản động, hiếu chiến xâm lược…. Hoạt động của Liên Hợp Quốc bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề. Có những vấn đề chiến lược toàn cầu ( như vấn đề chống chiến tranh hạt nhân, giải trừ quân bị, bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế…). Các vấn đề khu vực gắn liền với vấn đề toàn cầu, có những vấn đề quốc tế khu vực ( khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Đông…) . Và chúng đều liên quan đến tất cả các nước, xét về quy mô, so với Hội Quốc Liên, Liên Hợp Quốc hoạt động rộng khắp, trong tất cả các lĩnh vực : chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học… Song, hoạt động cơ bản nhất được đề cập đến đó là lĩnh vực duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

Trong thời kì chiến tranh lạnh,

diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc trên phạm vi toàn thế giới, giữa hai lực lượng chủ yếu là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Là hai lực lượng chủ yếu quyết định đến khuynh hướng hoạt động của Liên Hợp Quốc. Trong điều kiện đó hoạt động của Liên Hợp Quốc tất yếu có những mặt tích cực, mặt tiêu cực, có những xu hướng thuận tiến bộ có xu hướng nghịch, phản động.

Thời kỳ những năm 50 của thế kỷ XX
,

ở thời kỳ này, so sánh lực lượng của Liên Hợp Quốc có lợi cho chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản động. Mặc dù vậy, Liên Hợp Quốc cũng có những đóng góp tích cực cho việc bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. Trong những năm đầu hoạt động, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã sử dụng diễn đàn Liên Hợp Quốc để vạch trần chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ để bảo vệ hòa bình, bảo vệ mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc. ( trong khi Hội Quốc Liên hoàn toàn nằm trong tay các cường quốc chiến thắng áp đặt tại Hội nghị Vecxai nên có ý chí chính trị thống nhất). Nhờ đó, ngay trong thời kỳ này Liên Hợp Quốc cũng đã thông qua được một số nghị quyết có lợi cho hòa bình. Ví dụ: sau khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagasaki Nhật Bản. Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết về việc thành lập “ Uỷ ban năng lượng nguyên tử” vào ngày 24/1/1946. Uỷ ban này có nhiêm vụ soạn thảo những kiến nghị cụ thể nhằm mục đích loại trừ vũ khí nguyên tử và tất cả các loại vũ khí tàn sát hàng loạt khác ra khỏi kho vũ khí của quốc gia. Tuy nhiên hoạt động của Uỷ ban năng lượng nguyên tử không mấy hiệu quả do bị Mỹ lợi dụng, và bị giải thể vào năm 1952. Nhưng kể từ đó, vấn đề vũ khí nguyên tử thường được đưa ra xem xét tại các cuộc họp của Liên Hợp Quốc.

Ngay trong những năm tồn tại đầu tiên, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết về giao nộp và trừng trị những tội phạm chiến tranh. Đồng thời, năm 1947 Liên Hợp Quốc đã thông qua một số nghị quyết lên án việc tuyên truyền chiến tranh ở bất kỳ nước nào, dưới bất kỳ hình thức nào. Lên án chiến tranh hóa học, chiến tranh vi trùng…

Trong những năm đầu tiên Liên Hợp Quốc đã không phát huy được vai trò của mình. Trong Đại Hội, sự nhất trí giữa các nước lớn – điều kiện chủ yếu để Liên Hợp Quốc có thể hoạt động được là rất hiếm khi đạt được. Và trong suốt thời kỳ những năm 50, Liên Hợp Quốc nằm dưới sự chi phối của Mỹ và phương Tây.

Thời kỳ những năm 60 của thế kỷ XX
:

thời kỳ này tình hình thế giới có biến chuyển lớn phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở khắp năm châu. Sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc và độc lập thể hiện ngay trong Liên Hợp Quốc. Hàng loạt quốc gia có chủ quyền chống chủ nghĩa đế quốc, vừa thoát khỏi ách thực dân đã gia nhập Liên Hợp Quốc. Nhờ sự tham gia của số đông các nước mới giành được độc lập, so sánh lực lượng ở Liên Hợp Quốc dần dần thay đổi, ngày càng không có lợi cho các nước đế quốc phương Tây.

Trong giai đoạn này, xu hướng chống chủ nghĩa đế quốc thể hiện rõ ràng hơn trong hoạt động của Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc lên án nghiêm khắc chủ nghĩa thực dân cũ và mới dưới mọi hình thức và trong mội biểu hiện. Ngày 14/ 12/1960, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua “ Tuyên bố về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc.”

Trong giai đoạn này hàng loạt các nội dung các vấn đề cụ thể có liên quan đến việc chống chủ nghĩa thực dân, chống chủ nghĩa đế quốc, chống phân biệt chủng tộc, chống chủ nghĩa Apacthai vì hòa bình, độc lập dân tộc, vì các quyền tự do cơ bản của con người được triển khai trong hoạt động của Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc đã thông qua một số nghị quyết chung về những vấn đề như : về giải trừ quân bị, thủ tiêu chủ nghĩa thực dân… Có thể kể đến: nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về giải trừ quân bị toàn bộ (1959), tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia (1970)…

Thời kỳ những năm 70 – 80 của thế kỷ XX
:

Đầu những năm 70 thế giới bước vào thời kỳ hòa dịu đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy thắng lợi của các lực lượng cách mạng và hòa bình. Đó là thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thành công của cách mạng Lào, Ănggola, .. việc đập tan chính quyền phản động của bọn Pôn pốt ở Campuchia… Những thắng lợi đó được phản ánh trong hoạt động của Liên Hợp Quốc.

Chủ nghĩa xã hội tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đấu tranh tại Liên Hợp Quốc, dẫn tới nhiều nghị quyết quan trọng về mặt chính trị pháp lý đã được Liên Hợp Quốc thông qua: Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về định nghĩa xâm lược và hành vi xâm lược ( 1974), công ước về cấm nghiên cứu, sản xuất và tang trữ vũ khí hóa học và vũ khí vi trùng (1972)… Đồng thời Liên Hợp Quốc tập trung vào giải trừ quân bị, giải trừ vũ khí hạt nhân. Cụ thể trong lĩnh vực giải trừ quân bị, giải trừ quân bị toàn diện và triệt tiêu đã được Liên Hợp Quốc khởi xướng từ năm 1959 và được coi là mục tiêu tối cao của hoạt động này. Tuy nhiên, đại đa số các nước nhận thức rằng vấn đề trên là mục tiêu khó có thể thực hiện được. Vì vậy, từ những năm 1960 trở đi các nước chuyển sang tìm cách nhấn mạnh vào các biện pháp giải trừ quân bị từng phần. Chủ đề giải trừ quân bị toàn diện được thông qua năm 1969 tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 24 là nằm trong nỗ lực đó. Nội dung chính là soạn thảo một chương trình chấm dứt chạy đua vũ trang, thực hiện giải trừ quân bị toàn diện triệt để, dưới sự kiểm soát quốc tế hữu hiệu. Vấn đè này tiếp tục được thảo luận, xem xét trong thập kỉ. Đầu năm 1978, Uỷ ban giải trừ quân bị Liên Hợp Quốc đã đạt được thỏa thuận về việc thành lập một nhóm làm việc nhằm soạn thảo dự thảo chương trình toàn diện về giải trừ quân bị. Và thông qua văn bản “ những yếu tố cấu thành chương trình toàn diện về giải trừ quân bị” Theo sáng kiến của Liên Xô, từ năm 1978 vấn đề chấm dứt sản xuất các loại vũ khí hạt nhân, hạn chế dần tiến tới xóa bỏ các loại vũ khí đã được ghi trong chương trình nghị sự của Đại hội đồng.. Uỷ ban về giải trừ quân bị khuyến khích việc tiến hành khẩn trương các cuộc thương lượng về vấn đề này. Đặc biệt, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết cấm vũ khí Notoron, đây là một thắng lợi mới của các lực lượng hòa bình…

Bước sang thập kỷ 80 của thế kỷ XX
,

tình hình thế giới diễn ra gay go, căng thẳng đầy phức tạp vì nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Trong các kho vũ khí hạt nhân thế giới đã có 5 vạn đầu đạn, tổng cộng sức mạnh của vũ khí đó lớn gấp 5000 lần sức mạnh toàn bộ chất nổ đã sử dụng trong toàn bộ lịch sử các cuộc chiến tranh trên trái đất. Nguy cơ này đe dọa hủy diệt không chỉ sự tồn tại của nền văn minh nhân loại mà còn đe dọa cả bản thân sự sống của nhân loại.. Trước tình hình đó, nghị quyết của Đại hội Đồng Liên Hợp Quốc về cấm vũ khí hạt nhân Notoron (1981) đưa ra, được nhiều nước hoan nghênh và ủng hộ. Liên Hợp Quốc cũng đã thực hiện sứ mệnh của mình bằng cách tiến hành hàng loạt các hoạt động giữ gìn hòa bình ở Afganistan, Pakistan, Iran, Irăc, Namibia… Chỉ trong vòng một năm 1988 – 1989, có thể nói so với Hội Quốc Liên, Liên Hợp Quốc đã có những hành động tích cực, cụ thể để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra. Và đây được xem là thời kỳ thành công của Liên Hợp Quốc trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới…
Tháng 11/ 1989, Mỹ - Liên Xô tuyên bố chấm dứt “ chiến tranh lạnh” mở ra một thời kỳ mới trong hoạt động của Liên Hợp Quốc. Thế giới có những biến chuyển to lớn về kinh tế, an ninh, chính trị. Sự bùng nổ các cuộc xung đột chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo ở nhiều quốc gia, khu vực gắn với chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa ly khai cực đoan… đã và đang trở thành mối đe dọa đến hòa bình, gây mất ổn định an ninh trên toàn thế giới. Liên Hợp Quốc đã tỏ ra có hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề Campuchia, vấn đề Irắc, Cooet, vấn đề Iran và Irắc.

Cho đến nay, Liên Hợp Quốc đã thành lập 49 tổ chức giữ gìn hòa bình ở khắp các châu lục Á – Âu – Mỹ la tinh – Trung Đông. Góp phần đạt được hơn 172 giải pháp hòa bình thông qua thương lượng chấm dứt các cuộc xung đột khu vực. Có thể khẳng định hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc ngày càng có vai trò quan trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới. Tuy nhiên gần đây, với việc các hoạt động quân sự của Nato do Mỹ cầm đầu chống Liên bang Nam Tư ( tháng 3 đến tháng 6/ 1999). Và việc Anh – Mỹ tấn công Irắc… đều không có sự cho phép của Liên Hợp Quốc, đã gây tác động lớn tới quan hệ quốc tế, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Liên Hợp Quốc và Hội Đồng bảo an.

Sự kiện nước Mỹ bị khủng bố tấn công ngày 11/9/ 2001 và các cuộc tấn công khủng bố diễn ra ngay sau đó ở hàng loạt các khu vực khác nhau trên thế giới đã đe dọa an ninh, sự phát triển ổn định không chỉ của nước Mỹ, mà còn của cả cộng đồng quốc tế. Trước mối đe dọa như vậy, Liên Hợp Quốc đã chính thức đưa vấn đề chống khủng bố lên thành một trong những nội dung ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của mình. Liên Hợp Quốc đã thông qua những nghị quyết nhằm ngăn chặn sự tài trợ, che giấu, ủng hộ các tổ chức khủng bố từ phía các chính phủ thành viên. Ngày 28/9/2001 Hội đồng bảo an đã thông qua nghị quyết số lượng khủng bố sẽ bị Liên Hợp Quốc áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất.

Tuy vậy,

Liên Hợp Quốc đã không làm gì được khi Mỹ đơn phương thực thi kế hoạch “ Đánh đòn phủ đầu vào Afganistan (2001), vào Irắc (2003) và phát động cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới để duy trì trật tự theo ý Mỹ. Điều này cho thấy, Liên Hợp Quốc vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng, tác động quá lớn từ phía các nước lớn…

Liên Hợp Quốc

ra đời là sự thắng lợi của tất cả các dân tộc yêu chuộng hòa bình, tự do và công lí ; chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh… Sự ra đời của Liên Hợp Quốc đã chấm dứt hoàn toàn thế cân bằng quyền lực ở châu Âu dựa trên cơ sở Hội nghị Viên 1815. Cân bằng quyền lực trên cơ sở Liên Hợp Quốc là thế cân bằng linh hoạt dựa trên sự tương tác trong từng vấn đề giữa ba cạnh : hòa hợp quyền lực giữa 5 thành viên thường trực Hội đồng bảo an (Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc), tập hợp các nước phương Tây (các nước phát triển), tập hợp các nước Á, Phi, Mỹ latinh.


Nguồn sưu tầm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top