Hoàng Liên Sơn

vunhan209

New member
Xu
0
DÃY HOÀNG LIÊN SƠN

1.Hoàng Liên Sơn – dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam


Hoàng Liên Sơn là một trong những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta, chạy dài khoảng 180km và trải rộng gần 30km. Đây là dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. Dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan- xi- păng cao nhất nước ta và được gọi là “nóc nhà” của Tổ quốc.

2.Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm

Ở những nơi cao ở Hoàng Liên Sơn khí hậu lạnh quanh năm, nhất là vào những tháng mùa đông, đôi khi có tuyết rơi. Từ độ cao 2000m đến 2500m thường mưa nhiều, rất lạnh. Từ độ cao 2500m trở lên, khí hậu càng lạnh hơn, gió thổi mạnh. Trên các đỉnh núi, mây mù hình như bao phủ quanh năm.


Bảng số liệu về nhiệt độ trung bình ở Sa Pa

Nhờ có khí hậu mát mẻ và phong cảnh đẹp nên Sa Pa đã trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng ở vùng núi phía bắc.


Bảng số liệu về địa bàn cư trú chủ yếu của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn

- Ở những nơi núi cao đi lại khó khăn, đường giao thông chủ yếu là đường mòn, chỉ có thể đi bộ hoặc đi bằng ngựa.

2.Bản làng với nhà sàn


- Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường sống tập trung thành bản và các bản nằm cách xa nhau. Ở sườn núi cao, mỗi bản có khoảng mươi nhà. Các bản ở dưới thung lũng thì đông hơn.
- Nơi đây có một số dân tộc sống ở nhà sàn. Họ làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ. Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre nứa,… Bếp được đặt ở giữa nhà không chỉ là nơi đun nấu mà còn để sưởi ấm khi mùa đông giá rét.

3.Chợ phiên, lễ hội, trang phục


- Chợ phiên ở vùng núi Hoàng Liên Sơn họp vào những ngày nhất định. Vào ngày này, chợ thường rất đông vui. Đối với một số dân tộc, chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu văn hóa và gặp gỡ, kết bạn của nam nữ thanh niên.
- Ở Hoàng Liên Sơn có những lễ hội như : hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng… Lễ hội của các dân tộc thường tổ chức vào mùa xuân với các hoạt động : thi hát, múa sạp, ném còn,…
- Các dân tộc ít người thường tự may quần áo, khăn gối. Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng. Trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ.

Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. Ở đây có các dân tộc ít người như :dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc Mông,…Dân cư thường sống tập trung thành bản và có nhiều lễ hội truyền thống. Một nét văn hóa đặc sắc ở đây là những phiên chợ vùng cao.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Dãy Hoàng Liên chạy dài 280 km từ Phong Thổ (Lai Châu) về đến tỉnh Hoà Bình, bề ngang chân núi ở đoạn rộng nhất lên tới 75km và đoạn hẹp nhất là 45km, gồm 3 khối núi lớn, khối Bạch Mộc Lương Tử, khối Phan-Xi-Păng và khối Pu Luông được mệnh danh là nóc nhà Tổ quốc. Trong đó, đỉnh Pan-Xi-Păng cao tới 3.143m (nóc nhà của Đông Dương) là một bảo tàng thiên nhiên kỳ vĩ mà nổi bật là thảm thực vật với hơn 700 loài đặc hữu và quý hiếm.

Thảm thực vật ở đây được chia làm nhiều tầng bậc, dưới chân khối núi là những cây gạo, mít, cơi cơi khá rậm. Lên đến độ cao 700m là vành đai nhiệt đới với những vạt rừng nguyên sinh và hệ ký sinh chằng chịt. Từ độ cao 700m trở lên là vạt cây hạt trần, gồm 6 họ với 12 loài khác nhau như cây Pơ mu, có những cây to ba bốn người ôm không xuể, cao chót vót đến 50-60m. Bên cạnh Pơ mu còn nhiều loại cây gỗ quý hiếm khác như: lãnh sam, thiết sam, kim sam, hoàng đàn,… Cao hơn nữa là các cây lá kim ken dày với cây gỗ nhỏ, cây bụi thân luôn sũng nước vì càng lên cao khí hậu càng lạnh và mưa nhiều.
Ở độ cao 2.400m, gió mây như hoà quyện với rừng cây, có lúc xoè tay tưởng như có thể nắm được mây. Các vách đá liên tiếp nhô ra như răng cưa, các cây cỏ mọc lẻ loi bên hốc đá hoặc bám vào các tầng mùn dày. Từ điểm cao 2.800m trở lên không còn mây mù, bầu trời quang đãng trong xanh, chỉ có gió ào ạt thổi làm cho thảm thực vật dán mình vào đá. Phủ kín mặt đất là trúc lùn, những bụi trúc thấp lè tè khoảng 25-30cm, cả thân trơ trụi, phần ngọn mới có một túm lá phất phơ nên được gọi là trúc phất trần xen kẽ là một số cây thuộc họ cói, họ hoa hồng, họ cúc, họ hoàng liên...

Trên điểm cao 2.936m có cột mốc do người Pháp cắm năm 1905. Đỉnh tột cùng của dãy Hoàng Liên cao 3.143m là một khối đá khổng lồ, ngời sáng kê trên những hòn đá nhỏ giống như chiếc bàn - đỉnh Phan-Xi-Păng. Phan-Xi-Păng là phát âm theo tiếng địa phương "Hua- xi-pan" có nghĩa "phiến đá lớn"

Hoàng Liên Sơn còn là vương quốc của các loài hoa: hoa Đỗ quyên, Phong Lan, Hoàng Anh rực rỡ, hoa Bgônha, hoa Etscola.. quý hiếm. Riêng hoa Đỗ quyên có tới 4 chi với hai chục loài khác nhau. Ở nước ta có 111 chi phong lan với 634 loài thì riêng Phan-Xi-Păng có tới 330 loài.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top