HOÀN CẢNH, NỘI DUNG, Ý NGHĨA HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG? NỘI DUNG BẢN CHÍNH CƯƠNG SÁCH LƯỢC VẮN TẮT? Ý NGHĨA CỦA VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG
a) Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh trong đó giai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong.
- Năm 1929 ở nước ta lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển, song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, làm phong trào CM trong nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn
- Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Aí Quốc đã chủ động triêụ tập các đại biểu đến Cửu Long (Hương Cảng –Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930
b) Nội dung Hội nghị:
- Tại Hội nghị, NAQ phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ.
- Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.
- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
=> Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CS Việt Nam
- Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập, gồm 7 Ủy viên.
- 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương CS Liên đoàn, tổ chức này được gia nhập Đảng CS Việt Nam. Của Đảng (1960), quyết định lấy ngày 3/2 hằng năm là ngày kỷ niệm thành lập Đảng.
- Sau này Đại hội Đại biểu toàn quốc lần III
c) Ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng:
Hội nghị đã thống nhất được các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng.
d) Nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp của nhân dân VN, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong trong thời đại mới.
- Đảng ra đời là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong lịch sử CM Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân VN đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng CS Việt Nam.
+ Đối với giai cấp công nhân chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành đủ sức lãnh đạo cách mạng
+ Đối với dân tộc chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và vai trò lãnh đạo cách mạng. Từ đây cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản với đường lối đúng đắn khoa học sáng tạo
+ Là bước chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam
+ Cách mạng Việt Nam trở thành bộ phận của cách mạng thế giới
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng.
* Nội dung cương lĩnh chính trị – Chính cương sách lược vắn tắt
+ Chiến lược cách mạng Việt Nam : cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa đi tới xã hội cộng sản
+ Nhiệm vụ : Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và Tư sản phản cách mạng làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, thành lập chính quyền công nông binh tiến hành cách mạng ruộng đất..
+ Lực lượng : Công – Nông là lực lượng chính đồng thời lôi kéo Tiểu Tư sản, Trí thức 1 bộ phận địa chủ vừa, nhỏ và Tư Sản
+ Lãnh đạo cách mạng : Đảng cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp vô sản
+ Quan hệ : Cách mạng Việt Nam phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới
Nhận xét : Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo kết hợp được 2 nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
ST