Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Hoa văn trang trí trên y phục nữ dân tộc Dao đỏ
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="sarangheyo" data-source="post: 17707" data-attributes="member: 1732"><p>Theo quan niệm dân gian thì trang phục bao gồm những gì con người mang trên mình, gồm khăn, mũ, áo, quần, thắt lưng, xà cạp quấn chân và giày dép, dân tộc Dao đỏ gọi là "Luy hâu" (trang phục là áo quần). Để tạo thành bộ y phục đẹp phải có 5 màu cơ bản, nhưng chủ yếu là màu đỏ để làm phụ tiết.</p><p></p><p>Người Dao chủ yếu cư trú ở rẻo giữa vùng tiếp giáp của vùng thấp và vùng cao, sống dựa vào nông nghiệp là chính. Đến nay, người Dao có nhiều tên gọi khác nhau như: Động, Xá, Mán... nhưng Dao là tên gọi chính thức. Chính người Dao tự gọi mình là "Kiềm miền" - tức là người ở rừng. Người Dao sinh sống ở Yên Bái gồm 4 nhóm chính là: Dao đỏ (còn gọi là Dao sừng, Dao đại bản), Dao quần chẹt (còn gọi là Dao Nga hoàng, Dao sơn đầu), Dao quần trắng, Dao làn tuyển (còn gọi là Dao tuyển). Để phân biệt các nhóm Dao, người ta chủ yếu dựa vào sự khác nhau trong bộ trang phục. Bài viết này xin đi vào trang phục của phụ nữ dân tộc Dao đỏ.</p><p></p><p>Theo quan niệm dân gian thì trang phục bao gồm những gì con người mang trên mình, gồm khăn, mũ, áo, quần, thắt lưng, xà cạp quấn chân và giày dép, dân tộc Dao đỏ gọi là "Luy hâu" (trang phục là áo quần). Để tạo thành bộ y phục đẹp phải có 5 màu cơ bản, nhưng chủ yếu là màu đỏ để làm phụ tiết.</p><p></p><p>Vải trắng làm nền thêu hoa văn. Sợi tơ và chỉ 5 màu cơ bản: trắng, đen, xanh, vàng, đỏ, có thể thêm màu tím, nâu; sợi có hai loại to và nhỏ.</p><p>Hạt cườm, len làm quả bông. Cúc áo nhựa, kim loại, vỏ trai... là những thứ không thể thiếu để tạo nên một bộ y phục Dao.</p><p></p><p>Khăn đội đầu (Goòng phà) được người Dao đỏ trang trí hình vết hổ, cây vạn hoa, hình cách đoạn... Hoa văn ở trên khăn từ ngoài vào có 5 lớp, 5 lớp này được bao khuôn ổ vuông ở trung tâm "điểm" của khăn (ở thầy cúng thì có thêm 8 cánh sao tượng trưng cho đầu ông Tam thanh, gọi chung là "Phàm sinh goong", được bài trí rất hài hòa và công phu. Khi đội lên đầu, các hoa văn họa tiết của 5 lớp văn sẽ phô ra ngoài, làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc khăn.</p><p></p><p>Tua len làm bằng sợi len có tua rua bằng sợi tơ đỏ, ở lớp ngoài với nhiều màu, không chỉ có tác dụng thẩm mỹ mà còn giúp để khi vấn giữ cho khăn chặt hơn. Các họa tiết trên tua len gồm có hình sôm, hình gấp khúc, hình cây thông...</p><p></p><p>Hoa văn trên áo bé (Lui ton): tập trung chủ yếu ở phần ngực, cổ và lưng áo. Khi mặc áo dài chùm bên ngoài, những nơi đó không bị che lấp, các họa tiết hoa văn tinh tế sẽ được phô ra ngoài. Hoa văn được trang trí trên ngực áo bé là cách đính cúc hoa bạc (Nhằm pèng) theo chiều dọc ở giữa áo, áo bé mặc trong, áo dài mặc ngoài, hàng hoa bạc giữa hai hàng quả bông len đỏ.</p><p></p><p>Hoa văn trang trí trên thân sau áo bé được thêu theo chiều dọc của áo, gồm các họa tiết hình cây thông (Xẩm pẹ) - với dân tộc Dao, hình cây thông chính là hình đuôi chó cách điệu; hình dấu chân hổ (Siền tràu miên) - chính là hình chân chó cách điệu mà người Dao vẫn đang thờ; hình hoa kiệu (Cìu sỏi peng); hình thập ngoặc (Miền chiệp pịa); hình răng cưa (Nhà di ẩu)... được thêu ở hai bên, cúc hoa bạc đính ở giữa rất đẹp. Khi mặc, phần thân áo của áo bé sẽ thấy hoa văn thêu, đính vải, ghép vải hình răng cưa rất tỉ mỉ, khi đi nhìn vào thấy rất đẹp mắt.</p><p></p><p>Hoa văn trang trí trên áo dài: tập trung ở viền nẹp ngực tà áo và đầu ống tay áo được trang trí các họa tiết hình sôm, hình dấu chân hổ, hình răng cưa, hình quả trám, hình thập ngoặc... Nẹp ngực mỗi bên đính 7 quả bông len đỏ và các tua len được đính ở nơi xẻ tà.</p><p></p><p>Hoa văn trang trí trên dây lưng: tập trung ở hai đầu gồm các họa tiết hình sôm, hình dấu chân hổ, hình cây thông, hình thập ngoặc và hình người mặc váy. Khi thắt dây lưng phải cuốn từ 3 đến 4 vòng và buộc chặt ở phía sau.</p><p></p><p>Hoa văn trang trí trên quần (lễ phục) được thêu thùa hoa văn và họa tiết tỉ mỉ hơn. Họa tiết ở nửa dưới của hai ống quần là các họa tiết thêu hình vuông, hình chữ nhật màu đỏ - vàng - trắng, hình cây thông, hình chữ vạn (Nhất sinh), hình quả trám (Miền piều tri ang); bên trong là các họa tiết hình sôm, hình thập ngoặc, hình dấu chân hổ, hình răng cưa, hình người mặc váy (Diêu miền mi ình). Khi mặc quần phần trên màu đen không có hoa văn, quấn bằng dây, thắt lưng. Phần trên không thêu hoa văn bởi khi mặc áo dài sẽ bị che lấp đi do áo, chỉ hở phần dưới của hai ống quần với các hoa văn họa tiết đã tạo nên sự cân đối hài hòa cho toàn bộ y phục.</p><p></p><p>Hoa văn trang trí trên tạp dề (Chầu vầy). Có 2 loại tạp dề, tạp dề trong đám cưới và tạp dề trong lễ cấp sắc. Hoa văn trang trí chủ yếu là hình răng cưa, hình cây thông, hình quả trám vuông có chữ "Vạn"... Viền có các tua len màu đỏ, khi đã mặc áo, quần, thắt lưng thì cuốn tạp dề ở ngoài cùng. Thắt tạp dề không những để che phần vải không thêu hoa văn của áo dài mà còn tăng thêm vẻ đẹp sang trọng của bộ lễ phục. Loại tạp dề thứ hai (Chun soông) để dùng riêng cho cô dâu trong ngày cưới, hay nói cách khác là ngày cưới cô dâu không thể thiếu tạp dề.</p><p></p><p>Qua đó cho thấy, các họa tiết hoa văn trang trí trên trang phục của người Dao đỏ thực sự phong phú, đa dạng và mang ý thức thẩm mỹ cao. Họ đã tìm thấy trong thiên nhiên như cỏ, cây, hoa lá, các loài động vật... để tạo nên những họa tiết trang trí cho bộ trang phục thêm đẹp và rực rỡ.</p><p></p><p>Hoa văn trang trí trên y phục của người Dao đỏ không chỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại và bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú cùng với con mắt thẩm mỹ mà về nghệ thuật còn rất tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục cân đối hài hòa, vui tươi, trong sáng, góp phần tô điểm thêm cho vườn hoa trang phục đầy hương sắc của các dân tộc ở tỉnh Yên Bái nói chung và bản sắc riêng vốn có của dân tộc Dao đỏ.</p><p></p><p>Theo báo Yên Bá</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="sarangheyo, post: 17707, member: 1732"] Theo quan niệm dân gian thì trang phục bao gồm những gì con người mang trên mình, gồm khăn, mũ, áo, quần, thắt lưng, xà cạp quấn chân và giày dép, dân tộc Dao đỏ gọi là "Luy hâu" (trang phục là áo quần). Để tạo thành bộ y phục đẹp phải có 5 màu cơ bản, nhưng chủ yếu là màu đỏ để làm phụ tiết. Người Dao chủ yếu cư trú ở rẻo giữa vùng tiếp giáp của vùng thấp và vùng cao, sống dựa vào nông nghiệp là chính. Đến nay, người Dao có nhiều tên gọi khác nhau như: Động, Xá, Mán... nhưng Dao là tên gọi chính thức. Chính người Dao tự gọi mình là "Kiềm miền" - tức là người ở rừng. Người Dao sinh sống ở Yên Bái gồm 4 nhóm chính là: Dao đỏ (còn gọi là Dao sừng, Dao đại bản), Dao quần chẹt (còn gọi là Dao Nga hoàng, Dao sơn đầu), Dao quần trắng, Dao làn tuyển (còn gọi là Dao tuyển). Để phân biệt các nhóm Dao, người ta chủ yếu dựa vào sự khác nhau trong bộ trang phục. Bài viết này xin đi vào trang phục của phụ nữ dân tộc Dao đỏ. Theo quan niệm dân gian thì trang phục bao gồm những gì con người mang trên mình, gồm khăn, mũ, áo, quần, thắt lưng, xà cạp quấn chân và giày dép, dân tộc Dao đỏ gọi là "Luy hâu" (trang phục là áo quần). Để tạo thành bộ y phục đẹp phải có 5 màu cơ bản, nhưng chủ yếu là màu đỏ để làm phụ tiết. Vải trắng làm nền thêu hoa văn. Sợi tơ và chỉ 5 màu cơ bản: trắng, đen, xanh, vàng, đỏ, có thể thêm màu tím, nâu; sợi có hai loại to và nhỏ. Hạt cườm, len làm quả bông. Cúc áo nhựa, kim loại, vỏ trai... là những thứ không thể thiếu để tạo nên một bộ y phục Dao. Khăn đội đầu (Goòng phà) được người Dao đỏ trang trí hình vết hổ, cây vạn hoa, hình cách đoạn... Hoa văn ở trên khăn từ ngoài vào có 5 lớp, 5 lớp này được bao khuôn ổ vuông ở trung tâm "điểm" của khăn (ở thầy cúng thì có thêm 8 cánh sao tượng trưng cho đầu ông Tam thanh, gọi chung là "Phàm sinh goong", được bài trí rất hài hòa và công phu. Khi đội lên đầu, các hoa văn họa tiết của 5 lớp văn sẽ phô ra ngoài, làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc khăn. Tua len làm bằng sợi len có tua rua bằng sợi tơ đỏ, ở lớp ngoài với nhiều màu, không chỉ có tác dụng thẩm mỹ mà còn giúp để khi vấn giữ cho khăn chặt hơn. Các họa tiết trên tua len gồm có hình sôm, hình gấp khúc, hình cây thông... Hoa văn trên áo bé (Lui ton): tập trung chủ yếu ở phần ngực, cổ và lưng áo. Khi mặc áo dài chùm bên ngoài, những nơi đó không bị che lấp, các họa tiết hoa văn tinh tế sẽ được phô ra ngoài. Hoa văn được trang trí trên ngực áo bé là cách đính cúc hoa bạc (Nhằm pèng) theo chiều dọc ở giữa áo, áo bé mặc trong, áo dài mặc ngoài, hàng hoa bạc giữa hai hàng quả bông len đỏ. Hoa văn trang trí trên thân sau áo bé được thêu theo chiều dọc của áo, gồm các họa tiết hình cây thông (Xẩm pẹ) - với dân tộc Dao, hình cây thông chính là hình đuôi chó cách điệu; hình dấu chân hổ (Siền tràu miên) - chính là hình chân chó cách điệu mà người Dao vẫn đang thờ; hình hoa kiệu (Cìu sỏi peng); hình thập ngoặc (Miền chiệp pịa); hình răng cưa (Nhà di ẩu)... được thêu ở hai bên, cúc hoa bạc đính ở giữa rất đẹp. Khi mặc, phần thân áo của áo bé sẽ thấy hoa văn thêu, đính vải, ghép vải hình răng cưa rất tỉ mỉ, khi đi nhìn vào thấy rất đẹp mắt. Hoa văn trang trí trên áo dài: tập trung ở viền nẹp ngực tà áo và đầu ống tay áo được trang trí các họa tiết hình sôm, hình dấu chân hổ, hình răng cưa, hình quả trám, hình thập ngoặc... Nẹp ngực mỗi bên đính 7 quả bông len đỏ và các tua len được đính ở nơi xẻ tà. Hoa văn trang trí trên dây lưng: tập trung ở hai đầu gồm các họa tiết hình sôm, hình dấu chân hổ, hình cây thông, hình thập ngoặc và hình người mặc váy. Khi thắt dây lưng phải cuốn từ 3 đến 4 vòng và buộc chặt ở phía sau. Hoa văn trang trí trên quần (lễ phục) được thêu thùa hoa văn và họa tiết tỉ mỉ hơn. Họa tiết ở nửa dưới của hai ống quần là các họa tiết thêu hình vuông, hình chữ nhật màu đỏ - vàng - trắng, hình cây thông, hình chữ vạn (Nhất sinh), hình quả trám (Miền piều tri ang); bên trong là các họa tiết hình sôm, hình thập ngoặc, hình dấu chân hổ, hình răng cưa, hình người mặc váy (Diêu miền mi ình). Khi mặc quần phần trên màu đen không có hoa văn, quấn bằng dây, thắt lưng. Phần trên không thêu hoa văn bởi khi mặc áo dài sẽ bị che lấp đi do áo, chỉ hở phần dưới của hai ống quần với các hoa văn họa tiết đã tạo nên sự cân đối hài hòa cho toàn bộ y phục. Hoa văn trang trí trên tạp dề (Chầu vầy). Có 2 loại tạp dề, tạp dề trong đám cưới và tạp dề trong lễ cấp sắc. Hoa văn trang trí chủ yếu là hình răng cưa, hình cây thông, hình quả trám vuông có chữ "Vạn"... Viền có các tua len màu đỏ, khi đã mặc áo, quần, thắt lưng thì cuốn tạp dề ở ngoài cùng. Thắt tạp dề không những để che phần vải không thêu hoa văn của áo dài mà còn tăng thêm vẻ đẹp sang trọng của bộ lễ phục. Loại tạp dề thứ hai (Chun soông) để dùng riêng cho cô dâu trong ngày cưới, hay nói cách khác là ngày cưới cô dâu không thể thiếu tạp dề. Qua đó cho thấy, các họa tiết hoa văn trang trí trên trang phục của người Dao đỏ thực sự phong phú, đa dạng và mang ý thức thẩm mỹ cao. Họ đã tìm thấy trong thiên nhiên như cỏ, cây, hoa lá, các loài động vật... để tạo nên những họa tiết trang trí cho bộ trang phục thêm đẹp và rực rỡ. Hoa văn trang trí trên y phục của người Dao đỏ không chỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại và bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú cùng với con mắt thẩm mỹ mà về nghệ thuật còn rất tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục cân đối hài hòa, vui tươi, trong sáng, góp phần tô điểm thêm cho vườn hoa trang phục đầy hương sắc của các dân tộc ở tỉnh Yên Bái nói chung và bản sắc riêng vốn có của dân tộc Dao đỏ. Theo báo Yên Bá [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Hoa văn trang trí trên y phục nữ dân tộc Dao đỏ
Top