Hóa ôn tập 12

nhanhau_libiti

New member
Xu
0
Mọi người giải giúp mình nhé!!!

Bài 1: Nhiệt phân hoàn toàn 9.4g 1 muối nitrat kim loại thu được 4g 1 chất rắn. Công thức muối đã dùng là:
A. NH4NO3
B. HNO3
C. Cu(NO3)2
D. Fe(NO3)3

Bài 2: Nguyên tố R là phi kim nhóm A trong bảng tuần hoàn. tỉ lệ phần trăm nguyên tố R trong oxit cao nhất và phần trăm R trong hợp chất khí với hidro bằng 0.5955. cho 4.05g 1 kim loại M chưa rõ hóa trị tác dụng hết với đơn chất R được 40.05g muối. công thức muối có thể là:
A, CaCl2
B. Al2S3
C. Mg2S3
D. AlBr3

Bài 3: Hỗn hợp X gồm 1 olefin M và H2 có khối lượng phân tử trung bình bằng 10,67 đi qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2=8. biết M phản ứng hết. công thức của M là
A. C3H6
B. C5H10
C. C4H8
D. C2H4
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
mọi người giải giúp mình nhé!!!
bài 1 nhiệt phân hoàn toàn 9.4g 1 muối nitrat kim loại thu được 4g 1 chất rắn. công thức muối đã dùng là:
A. NH4NO3 B. HNO3 C. Cu(NO3)2 D. Fe(NO3)3

Ta có thể loại ngay được đáp án A và B

ptpu:

\[4M(NO_{3})_{x}\rightarrow 2M_{2}O_{x}+4xNO_{2}+xO_{2}\]

\[n_{M(NO_{3})_{x}}=\frac{9,4}{M+62x}\]

\[n_{M_{2}O_{x}}=\frac{4}{2M+16x}\]

Theo ptpu:

\[n_{M(NO_{3})_{x}}=2n_{M_{2}O_{x}}\]

\[\Rightarrow\frac{9,4}{M+62x}=\frac{8}{2M+16x}\]

\[\Leftrightarrow 496x+8M=18,8M+150,4x\]

\[\Leftrightarrow M=32x\]

Vậy M là Cu => chọn C
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài 3: Hỗn hợp X gồm 1 olefin M và H2 có khối lượng phân tử trung bình bằng 10,67 đi qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y cso tỉ khối so với H2=8. bieets M phản ứng hết. công thức của M là
A. C3H6
B. C5H10
C. C4H8
D. C2H4

\[\frac{n_{t}}{n_{s}}=\frac{M_{s}}{M_{t}}=\frac{16}{10,67}=\frac{3}{2}\]

Lấy nt = 3, ns = 2

\[C_{n}H_{2n}+H_{2}\rightarrow C_{n}H_{2n+2}\]
a------a--------a

Ta có hệ:

\[\begin{cases}& \text 2a+n_{H_{2}}^{du}=3 \\ & \text a+n_{H_{2}}^{du}=2\end{cases}\]

\[\Rightarrow \begin{cases}& \text a=1 \\ & \text n_{H_{2}}^{du}=1\end{cases}\]

Vậy trong hh đầu: n CnH2n=1; n H2=2

\[\frac{n_{C_{n}H_{2n}}}{n_{H_{2}}}=\frac{10,67-2}{14n-10,67}=\frac{1}{2}\]

\[\Leftrightarrow n=2\]

Chọn D
 
để mình thử xem sao!

Bài 1: Nhiệt phân hoàn toàn 9.4g 1 muối nitrat kim loại thu được 4g 1 chất rắn. Công thức muối đã dùng là:
A. NH4NO3
B. HNO3
C. Cu(NO3)2
D. Fe(NO3)3

Giải
pt 2$M(NO_3)_n----------->$M_2O_n$
..... 2mol..............................1mol ........khối lượng giảm 62n*2-16n=108n
.......2x..................................x.............khối lượng giảm 9,4-4=5,4g
2x= 5,4:108n=0,05/n
=>M=9,4:0,05*n:2=94n
=>M=188(n=2)
=>$Cu(NO_3)_2$
Bài 3: Hỗn hợp X gồm 1 olefin M và H2 có khối lượng phân tử trung bình bằng 10,67 đi qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2=8. biết M phản ứng hết. công thức của M là
A. C3H6
B. C5H10
C. C4H8
D. C2H4
Giải
Gọi CTTQ dạng $C_nH_{2n}$
Giả sử ban đầu có 1 mol X
...........$C_nH_{2n}$ +$H_2$----->$C_nH_{2n+2}$
ban đầu.....x..................1-x..............................
phản ứng....a..................a................a...............
còn lại ......0.................1-x-a............a
tổng số mol khí sau pư=(1-x)
BTKL m(đầu)=m(sau)=10,67
=>10,67:(1-x)=8*2=16
x=0,333125
->n$H_2$=0,666875-->m=1.33375
=>m olefin=9,33625
=>M(olefin)=9,33625:0,333125=28
=>$C_2H_4$
=>D
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top