Hoa khôi sư phạm nói chuyện mặc váy đi dạy

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Hoa khôi sư phạm nói chuyện mặc váy đi dạy

Đồng ý rằng hình thức bên ngoài của giáo viên quyết định nhiều đến sự chú ý, chất lượng của giờ học nhưng hai người đẹp sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đều khẳng định thành công của tiết học phụ thuộc nhiều vào kiến thức và kĩ năng giải quyết tình huống của người giáo viên.

Váy ngắn, tất dài hết chân với áo khoác dài bên ngoài duyên dáng, thêm chút phấn cho gương mặt sáng lên giữa trời đông giá rét, cả Phạm Hồng Anh (SV sư phạm, Á khôi cuộc thi Hoa khôi sinh viên Hà Nội 2010) và Phùng Ngọc Hà (Hoa khôi Trường ĐH Sư phạm 2010) nói: “Phụ nữ ai cũng thích làm đẹp cả. Là con gái, tụi em rất thích mặc váy”.

Mỗi khi tới đâu, Ngọc Hà lại có trang phục riêng. Lên lớp bạn thường mặc áo vải, quần bò hoặc quần âu, đi chơi mặc váy, giày thể thao để thoải mái. Riêng với Hồng Anh, cô gái sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà thành thì thích phong cách hiện đại nhưng kín đáo, lịch sự. Bản thân Hồng Anh cũng không quá khắt khe với việc ăn mặc. Mùa hè bạn mặc áo sơ mi, quần jeans, giày thể thao. Mùa đông thì mặc áo khoác, quần jeans, giày thật ấm.

20110111111528_3a.jpg

“Âm nhạc vẫn thường bị xem là phụ, học sinh tới lớp thường không học bài, hay sao nhãng với môn này. Trang phục bắt mắt học sinh sẽ chú ý, nghe mình nói hơn. Tuy nhiên, kinh nghiệm, những câu chuyện liên quan bài học sẽ làm học sinh chú ý hơn là vẻ bên ngoài” – Phùng Ngọc Hà chia sẻ.

Theo Ngọc Hà: “Giáo viên thì phải có chuẩn mực nhất định để học sinh noi theo. Việc ăn mặc cũng vậy.

Em thấy là sinh viên sư phạm ăn mặc khác nhiều so với các trường khác bởi cũng có quy định riêng”.

Ở khoa Sư phạm Âm nhạc – Mỹ thuật nơi Hà đang học, vào mùa hè, sáng thứ hai, sinh viên phải mặc áo có cổ, là áo trắng, dép quai hậu, không được là dép lê. Sinh viên không mặc quần mài, cắt túi nọ túi kia, áo không hở hang, lòe loẹt quá mức.

Nói về việc một số trường quy định mặc váy 3 buổi/tuần hay vào ngày nghỉ, lễ tết, Ngọc Hà cười tươi:

“Không biết ở nơi khác thế nào, còn ở khoa em các cô lớn tuổi vẫn rất thích mặc váy. Và em thấy đẹp. Các cô cũng chia sẻ rất tự tin với trang phục của mình”.

20110111111740_1.jpg

Theo Phạm Hồng Anh: “Giáo viên cần phải là hình mẫu cho học sinh về mọi mặt cả kiến thức lẫn hình thức, phải ăn mặc chỉn chu, lịch sự”.

Hồng Anh cho biết thêm: “Ngày trước, trường cấp 3 em học, các cô đều mặc váy. Em thấy nó rất đẹp, hình ảnh người giáo viên trong mặt học sinh trở nên mới mẻ, trẻ trung và gần gũi với học sinh.

Việc quy định mặc váy tới nơi công sở theo em không gò bó, rất đẹp. Nếu các trường làm như thế em thấy đó là điều rất hay vì nó làm đổi mới hình ảnh giáo viên trong mắt học trò”.

Ngọc Hà cho biết: “Mỗi năm, thường vào dịp tuần lễ 20/11 bọn em được học xử lí tình huống sư phạm. Kĩ năng xử lí tình huống rất quan trọng với giáo viên. Nếu gặp “sự cố” như tuột cúc, hở áo, em sẽ xin lỗi học sinh, ra ngoài chỉnh trang trang phục.

Chúng em cũng thường xuyên được nhắc nhở chuyện không mặc áo ngắn quá, tay giơ cao như thế nào để khi đưa lên viết thì không hở bên trong. Nếu mặc lôi thôi hay lòe loẹt, học sinh đều chú ý.

Thông qua một số một học như Tâm lí học, Hồng Anh và các bạn đã được học các tình huống đặc biệt trong khi đi dạy. Tuy nhiên, bạn cũng thật thà rằng mình chưa thực sự chuẩn bị để đối mặt với nó và hi vọng nó sẽ không xảy ra.

Đã có thời gian đi kiến tập ở một trường cấp 2 tại Hà Nội, Ngọc Hà chia sẻ: “Hôm đầu, vào một lớp 6, các em òa lên “ui cô này xinh quá, mặc áo đẹp quá, thầy kia cao quá”. Rõ ràng việc khen, chê của học sinh về trang phục của thầy, cô khá quan trọng, ảnh hưởng tới tâm lí trong suốt tiết giảng.

Trước thời gian kiến tập bọn em phải chuẩn bị cả tuần xem nên mặc gì, chuẩn bị lên bục giảng mọi người lại tự sửa cho nhau, tránh việc xảy ra “sự cố”. Và nếu đã gặp “sự cố” thì phải sửa, phải xem xét lại.

Cũng theo Ngọc Hà: “Âm nhạc thường bị xem là phụ, học sinh tới lớp thường không học bài, hay sao nhãng với môn này nên trang phục bắt mắt học sinh sẽ chú ý, nghe mình nói hơn. Tuy nhiên, cái để học sinh chú ý đến là kinh nghiệm, những câu chuyện liên quan bài học của giáo viên hơn là vẻ bên ngoài”.

Từ hồi đi học tới giờ Ngọc Hà rất ấn tượng với thầy Hiệu trưởng trường ĐH mà em đang học, coi thầy như thần tượng từ cách thầy ăn mặc, đi đứng. Có chuyện mà em nhớ mãi là có lần thầy đi trong khuôn viên trường gặp một vỏ bim bim rơi, thầy nhặt lên, đúc vào túi và mang đến thùng rác gần đó bỏ vào.


Văn Chung - VietnamNet
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top