• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hoá hỮu cơ. KHÓ

PhamQuocThinh96

New member
Xu
0
1/ Đốt cháy h.toàn a gam hh 2 ankan A và B kém nhau K nguyên tử C thì thu được b gam khí CO2. a. Hãy tìm khoảng xác định của số n.tử C trong p.tử ankan chứa ít n.tử C nhất theo a, b, K. b. Cho a= 2,72 gam, b = 8,36 gam và K=2. Tìm CTPT của A, B và tính % về khối lượng của mỗi ankan trong hỗn hợp. Trong đó các đồng phân của A, B có đồng phân nào khi tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ chỉ cho 1 sản phẩm duy nhất ? gọi tên đồng phân đó ?

2/ Có 6 lọ bột màu tương tự nhau nhưng không có nhãn: ( Fe + Fe0 ), Ag2O, MnO2, FeO, Fe3O4, CuO, chỉ được dùng thêm dd HCl để phân biệt 6 lọ trên. . .

3/ Có 2 lọ dd sau đây : dd A là KOH, dd B chứa hh ( HCl + AlCl3 ). Không được dùng thêm hoá chất nào khác hãy nhận biết từng dd.

4/ Không được dùng thêm hoá chất nào khác nữa hãy nhận biết từng dd đựng trong các lọ sau đây: KOH, HCl, FeCl3, Pb(NO3), Al(NO3), NH4NO3.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
bài 1 nè thịnh:

gọi công thức trung bình của 2 ankan là CnH2n + 2.
pt: CnH2n + 2 + [( 3n +1 )/2]O2 --> n CO2 + ( n +1 ) H2O

Số mol CO2 = b/44 --> số mol của ankan = b.n/44
m trung bình ankan = ( 14n + 2 )b.n/44 = a
<=> 7bn + b = 22an
<=> b = n( 22a - 7b )
<=> n trung bình b/(22a - 7b)
vậy khoảng xác định giữa số n.tử C là : 1 =< ankan a =< n trung bình .

b) n trung bình = 6,33
nA < 6,33 < nB
Vì K = 2 nên
2 ankan C5H12 và C7H16 hoặc C6H14 C8H18
% theo khối lượng bạn tự tính nhé .
Trong các đồng phân của A và B thì có C5H12, tên gọi và pt bạn tự viết nhé >>>>>>>>
 
2/ Có 6 lọ bột màu tương tự nhau nhưng không có nhãn: ( Fe + Fe0 ), Ag2O, MnO2, FeO, Fe3O4, CuO, chỉ được dùng thêm dd HCl để phân biệt 6 lọ trên. . .
Nhỏ từ từ đến dư HCl vào các lọ trên:
- Lọ tạo khí ko màu ko mùi là lọ chứa Fe+FeO
- Lọ có hiện tượng chất rắn chuyển từ màu đen sang màu trắng là Ag[SUB]2[/SUB]O
- Lọ tạo khí màu vàng là MnO[SUB]2[/SUB].
- Lọ tạo dung dịch xanh lam là CuO.
- 2 Lọ còn lại tuy chất rắn tan hết nhưng màu dung dịch gần như nhau nên ta sẽ nb riêng 2 lọ này.
Lây lượng dư bột Fe+FeO đã nb trên cho vào dung dịch CuCl2 vừa tạo ra nhờ pư CuO+HCl đã tiến hành trên. Lọc lấy chất rắn và cho dư HCl vào, mục đích để thu đc chất rắn sau cùng là Cu.
Cho Cu vào 2 dung dịch có màu gần như nhau ở trên. Lọ nào dung dịch chuyển màu xanh lam là lọ có chứa FeCl[SUB]3[/SUB] tức chất rắn ban đầu là Fe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB]. Lọ nào ko xảy ra hiện tượng lạ là lọ ban đầu chứa FeO.
 
3/ Có 2 lọ dd sau đây : dd A là KOH, dd B chứa hh ( HCl + AlCl3 ). Không được dùng thêm hoá chất nào khác hãy nhận biết từng dd.
Ta sẽ cô cạn cả 2 dung dịch rồi ngưng tụ phần bay hơi để thu dung dịch HCl. Tiến hành cho dung dịch HCl dư vào 1 trong 2 ống chứa chất rắn đã cô cạn kia rồi cho tiếp lượng dư chất rắn còn lại vào và quan sát hiện tượng, có thể có 2 TH xảy ra:
- Nếu sau khi cho nốt chất rắn thứ 2 vào mà thấy hiện tượng có tạo kết tủa trắng rồi kết tủa tan cho dung dịch trong suốt thì chất rắn 1 là AlCl[SUB]3[/SUB] và chất rắn 2 là KOH. Giải thích:
HCl khi cho vào lọ chứa AlCl[SUB]3[/SUB] sẽ tạo ra hh ban đầu gồm 2 chất, khi cho KOH dư vào, sẽ có hiện tượng tạo kết tủa Al(OH)[SUB]3[/SUB] rồi nó bị tan trong KOH dư.
- Nếu sau khi cho chất rắn 2 vào thấy không có hiện tượng thì chất rắn 2 là AlCl[SUB]3[/SUB] và chất rắn 1 là KOH. Giải thích:
Khi cho dư HCl vào chất rắn 1 (tức KOH) thì sẽ thu đc dung dịch gồm KCl và HCl dư. Vì vậy mà khi cho dư AlCl[SUB]3[/SUB] sẽ ko có hiện tượng gì.
Tùy vào hiện tượng xảy ra theo TH nào mà ta nhận biết đc dung dịch ban đầu ứng vs mỗi chất rắn.
 
anh abc ơi, anh xem lời giải của em thế này có đúng ko nha:
em gọi tên 2 lọ hoá chất chưa biết là 1 và 2.
Đổ từ từ 1 ít dd lọ 1 vào lọ 2. Nếu thấy có kết tủa trắng , ko tan trong nước --> lọ 2 là ( Hcl và AlCl3)
PT: 3KOH + AlCl3 ---> Al(OH)3 + 3KCl.
--> loj 1 là KOH.
 
Cách thứ 2 như Thịnh nói tt nghiên cứu lại thấy cũng không sai.
Trình bày tạm như vậy nè:
Ta lấy 1 lượng hóa chất nhất định sang 2 cốc có đánh dấu số 1 và 2 tương ứng.
Lấy 1 lượng nhỏ từ ống 1 đổ sang ống 2 ( ống 2 dư)
hiện tượng:TH1: Nếu hóa chất ở ống 1 cho sang ống 2 có hiện tượng tạo kết tủa sau đó kết tủa tan dần
chính tỏ hóa chất ở ống 1 là HCl + AlCl3 => ống 2 là NaOH
TH2 : Khi ko thấy có kết tủa hay kết tủa xuất hiện ít và ko tan thì đó ta có thể => ống 1 là NaỌH và ống 2 đựng hóa chất còn lại.
 
Cách trên của tt có thể đúng trên lí thuyết khi cho rằng NaOH + (HCl và AlCl3) thì NaOH pư trước vs axit. Nhưng thực tiễn thí nghiệm sẽ không bao giờ có hiện tượng như của Th2, nếu làm thí nghiệm, hiện tượng xảy ra khi tiến hành cả 2 Th là như nhau. Nếu riêng t, t ko cho rằng nên áp dụng cách này, vì tính thực tế và tính khả thi của nó ko cao, nếu mang cách này vào phòng thí nghiệm sẽ ko thể nhận biết đc. Làm bài nhận biết, hiện tượng càng sát thực tế, càng có tính thực tế và tính khả thi cao (tức là có thể áp dụng cho kết quả với độ chính xác cao) thì bài nhận biết càng có giá trị về mặt lí luận cũng như mặt thực tế. Tt đã đào sâu để phân tích chi li bài này theo lí thuyết, kể ra cũng ko phải dễ dàng. Thanks tt !
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top