Hồ hởi đón Ngày Nhà giáo VN 20/11
Khi Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang cận kề, các hoạt động thi văn nghệ, thể thao... đón ngày “Tết” thầy cô đang diễn ra sôi nổi tại nhiều điểm trường học. Tại các trường đại học cũng có chung không khí phấn khởi chào đón ngày 20/11.
Có mặt tại điểm Trường THPT Giá Rai (thị trấn Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) vào ngày chủ nhật vừa rồi, phóng viên Dân trí ghi nhận không khí tại đây hết sức sôi nổi. Dù là ngày nghỉ nhưng có rất đông học sinh (HS) các lớp tập trung về trường để tham gia hội thi văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Thầy Giang (một giáo viên của trường) cho biết, để mừng ngày 20/11 sắp tới, nhà trường tổ chức cho các lớp tham gia hội thi văn nghệ; một phần để các em HS có sân chơi bổ ích; một phần để chọn ra những tiết mục hay trình diễn trong buổi lễ kỷ niệm như là món quà mà các em gửi tặng đến thầy cô giáo.
Thầy Giang (một giáo viên của trường) cho biết, để mừng ngày 20/11 sắp tới, nhà trường tổ chức cho các lớp tham gia hội thi văn nghệ; một phần để các em HS có sân chơi bổ ích; một phần để chọn ra những tiết mục hay trình diễn trong buổi lễ kỷ niệm như là món quà mà các em gửi tặng đến thầy cô giáo.
Qua ghi nhận của phóng viên, hầu hết các tiết mục văn nghệ của học sinh trường này chuẩn bị rất chu đáo; các HS tham gia nhiệt tình với mong muốn tiết mục của lớp mình được chọn để biểu diễn trong ngày kỷ niệm. Em Thùy Dương (HS lớp 10X) chia sẻ: “Khi nhà trường thông báo có hội thi, lớp em rất ủng hộ và lập ngay một đội văn nghệ chủ lực để tham gia. Các bạn hát hay thì đăng ký hát song ca, đơn ca; bạn nào có năng khiếu múa thì tham gia múa hát, múa minh họa… Tất cả hăng say diễn tập như là món quà có ý nghĩa nhất mà lớp chúng em dành tặng cho thầy cô giáo”.
Tập múa chuẩn bị cho Ngày 20/11. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Trong ngày chung kết hội thi dù trời rất nắng nhưng các khán giả vẫn nhiệt tình “đội nắng” để cổ vũ tinh thần cho đội văn nghệ của lớp mình. Ban giám khảo cũng bất chấp trời nắng nóng, say sưa chấm điểm để chọn ra những tiết mục hay nhất phục vụ cho buổi diễn văn nghệ đúng ngày “Tết” thầy cô. Không khí đón mừng ngày nhà giáo của Trường THPT Giá Rai cứ thế kéo dài đến tận giữa trưa trong không khí vui mừng phấn khởi.
Những tiết mục múa đặc sắc đón ngày nhà giáo Việt Nam. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Tại Trường tiểu học Phong Thạnh (xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, Bạc Liêu), nhà trường tổ chức khá nhiều hoạt động văn hóa, thể thao để chào đón Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Thầy Huỳnh Văn Tuấn - phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, để có sân chơi cho các em những ngày nghỉ học cũng như có hoạt động bổ ích để các em bày tỏ tấm lòng của mình đối với thầy cô, nhà trường tổ chức cho các em vui chơi thỏa thích với những trò chơi phù hợp với các em nhất.
Tại điểm trường này, chương trình “Rung chuông vàng” được đông đảo HS cũng như phụ huynh tham gia. Phần thi là những kiến thức bổ ích giúp cho các em ôn lại những gì mà mình đã học. Các môn thi thể thao như kéo co, đá bóng, điền kinh... cũng được các em HS nhiệt tình tham gia.
Khán giả nhiệt tình "đội nắng" cổ vũ tinh thần cho các lớp tham gia văn nghệ, thể thao. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Trong khi đó, tại Trường ĐH Cần Thơ (TP Cần Thơ), nhà trường tổ chức cho các khóa, bộ môn, lớp thi văn nghệ để mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Các phần thi văn nghệ với nhiều tiết mục phong phú như hát Quốc ca; hát đơn, song ca, múa... và qua sự chuẩn bị của các SV từ đầu tháng 11 đến nay khiến không khí chào đón ngày 20/11 rất sôi nổi. Chương trình tổng kết và trao giải cuộc thi của trường dự kiến sẽ diễn ra ngày 18/11.
Học sinh, sinh viên tích cực tham gia các cuộc thi văn nghệ, thể thao để mừng Ngày Nhà giáo VN 20/11. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Qua ghi nhận của PV Dân trí, nhiều trường học tại Cần Thơ cũng đang tất bật với những hoạt động, chương trình để chào đón kỷ niệm 29 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2011.
Trong khi đó, tại các trường ĐH-CĐ ở TPHCM, công tác chuẩn bị kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam đang “nóng” lên từng ngày. Những người đảm nhận công việc tổ chức phải thức trắng nhiều đêm để thiết kế ý tưởng độc đáo đề cao giá trị “tôn sư trọng đạo”.
Trong khi đó, tại các trường ĐH-CĐ ở TPHCM, công tác chuẩn bị kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam đang “nóng” lên từng ngày. Những người đảm nhận công việc tổ chức phải thức trắng nhiều đêm để thiết kế ý tưởng độc đáo đề cao giá trị “tôn sư trọng đạo”.
Các sinh viên đang tập luyện xếp hình số 20/11. (Ảnh: Hải Thanh - Hồng Nhung)
Năm nay, Trường CĐ Nghề kỹ thuật công nghệ TPHCM tổ chức chương trình lễ tri ân thầy cô khá hoành tráng. Với 2 phần thi: trang phục và văn nghệ xoay quanh chủ đề nét đẹp sư phạm, đã phát huy khả năng sáng tạo, thể hiện năng khiếu và xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa các SV trong trường.
Một giáo viên chia sẻ: “Từ lâu, hoạt động chuẩn bị mừng ngày 20/11 trở thành phong trào thu hút đông đảo giáo viên, cán bộ CNVC, SV tham gia dự thi và cổ vũ. Những người làm nghề như tụi mình cảm thấy hạnh phúc vì có những ngày ý nghĩa như thế”.
Tại vòng thi sơ kết, các thí sinh tự luyện tập và tham gia trình diễn trang phục tự chọn, thời gian cho mỗi phần diễn tối đa 5 phút, mỗi tổ chức đoàn chọn 5-8 cá nhân tham gia dự thi. Ban giám khảo sẽ chọn ra những thi sinh xuất sắc nhất để trình diễn trang phục và ứng xử tình huống.
“Năm nay, qui mô tổ chức của nhà trường lớn hơn nên những ai được chọn tham gia đều phải tập luyện nghiêm túc. Bản thân mình nếu không lọt vào vòng trong cũng thấy vui lắm rồi”, Nguyễn Thị Hương - SV lớp Kế toán hồ hởi.
“Năm nay, qui mô tổ chức của nhà trường lớn hơn nên những ai được chọn tham gia đều phải tập luyện nghiêm túc. Bản thân mình nếu không lọt vào vòng trong cũng thấy vui lắm rồi”, Nguyễn Thị Hương - SV lớp Kế toán hồ hởi.
Bạn nữ hăng hái tham gia các môn thể thao. (Ảnh: Hải Thanh - Hồng Nhung)
Tại khoa tiếng Trung Trường ĐH Sư phạm, không khí chuẩn bị thiết kế báo tường - cắm hoa và hội diễn văn nghệ cũng không kém hấp dẫn. Dù giới hạn tổ chức giữa các lớp trong khoa nhưng không vì thế mà thiếu sự trang trọng, náo nhiệt; các tiết mục trình diễn trong dịp này đều “cây nhà lá vườn”.
Là người đứng ra phát động phong trào, bạn Phùng Phúc Quay, trưởng ban tâm sự: “Ngoài ý nghĩa như món quà tinh thần dâng lên thầy cô, đó còn là sân chơi bổ ích để SV phát huy khả năng sáng tạo, thể hiện năng khiếu và xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa các bạn trong khoa”.
Trong khi cánh mày râu hì hụi cắt tấm pa-nô lớn rồi chẻ tre làm khung thì phái nữ xắn tay áo cắt hình, chuẩn bị giấy màu. Bạn Thúy Liên hào hứng chia sẻ công việc làm báo tường: Trông có vẻ lung linh như thế nhưng chỉ nhọc công chứ không hoang phí, vì vật liệu rất rẻ và có thể tái sử dụng cho những năm tiếp theo. Những nhân tài hội hoa, thi ca, chữ đẹp trong lớp được “tận dụng” hết. Dù thời đại kĩ thuật số có lên cao, nhưng những đường nét thủ công mộc mạc trên đó có những lời tâm tình chân thành được viết nắn nót bằng tay cũng “không bao giờ là cũ”.
Không tham gia nhiều vào các hoạt động của lớp như các anh chị lớp trên, các bạn tân SV đã lên kế hoạch cho dịp lễ 20/11. Thái Tăng Tùng (ĐH Kiến Trúc) thổ lộ: “Tớ đã tự làm một mô hình ngôi nhà bằng tăm tre cực kì tinh xảo. Món quà này tớ quyết định tặng cho cô chủ nhiệm lớp 12 năm ngoái vì cô đã giúp đỡ tớ rất nhiều. Hy vọng món quà này sẽ có ý nghĩa với cô”.
Mừng Ngày Hiến chương nhà giáo VN 20/11, 58 thầy cô giáo mỹ thuật khối Tiểu học, THCS thuộc Phòng GD-ĐT TP Huế vừa cho ra mắt phòng tranh “Giáo viên mỹ thuật” với nhiều tác phẩm đẹp.
Đa số chủ đề thầy cô khai thác đều là những mảng đời thường rất dung dị như tình thầy trò, cha mẹ, tuổi thơ, mưu sinh... hay những mảng về tĩnh vật như hoa, thời tiết, chân dung thiếu nữ. Chất liệu khai thác rất phong phú, từ những chất thông thường như sơn dầu, sơn mài đến lụa, acrylic, giấy báo, đồ họa vi tính hay độc đáo như ngũ cốc, pháp lam.
Phòng tranh của giáo viên mỹ thuật TP Huế chào mừng Ngày Nhà giáo VN 20/11. (Ảnh: Đại Dương)
Họa sĩ Đặng Mậu Tựu, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên -Huế, nhận xét phòng triển lãm tranh của các nhà giáo mỹ thuật TP Huế năm nay đông, tay nghề vững vàng hơn những năm qua.
Triển lãm sẽ diễn ra đến hết ngày 21/11 tại số 4 đường Hoàng Hoa Thám, TP Huế.
Theo Dân trí.
Mừng Ngày Hiến chương nhà giáo VN 20/11, 58 thầy cô giáo mỹ thuật khối Tiểu học, THCS thuộc Phòng GD-ĐT TP Huế vừa cho ra mắt phòng tranh “Giáo viên mỹ thuật” với nhiều tác phẩm đẹp.
Đa số chủ đề thầy cô khai thác đều là những mảng đời thường rất dung dị như tình thầy trò, cha mẹ, tuổi thơ, mưu sinh... hay những mảng về tĩnh vật như hoa, thời tiết, chân dung thiếu nữ. Chất liệu khai thác rất phong phú, từ những chất thông thường như sơn dầu, sơn mài đến lụa, acrylic, giấy báo, đồ họa vi tính hay độc đáo như ngũ cốc, pháp lam.
Phòng tranh của giáo viên mỹ thuật TP Huế chào mừng Ngày Nhà giáo VN 20/11. (Ảnh: Đại Dương)
Họa sĩ Đặng Mậu Tựu, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên -Huế, nhận xét phòng triển lãm tranh của các nhà giáo mỹ thuật TP Huế năm nay đông, tay nghề vững vàng hơn những năm qua.
Triển lãm sẽ diễn ra đến hết ngày 21/11 tại số 4 đường Hoàng Hoa Thám, TP Huế.
Theo Dân trí.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: