Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sinh và đặt nền móng cho nền giáo dục mới của Việt Nam. Theo quan niệm của Người, nền giáo dục trong chế độ mới là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nền giáo dục của dân, do dân, vì dân. Người nói: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" - tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Ai cũng phải được học hành
Đề cập về một số nội dung cơ bản của giáo dục, theo Hồ Chủ tịch: Nền giáo dục phải bảo đảm cho mọi người đều được đi học. Mỗi con người sinh ra đều có quyền bình đẳng, trong đó có quyền bình đẳng về giáo dục. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy giáo dục có vai trò và sức mạnh cực kỳ to lớn. Trong một văn kiện trình bày yêu sách của nhân dân ta dưới thời Pháp thuộc, Người đã bàn về việc thành lập các trường giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ. Có những thời kỳ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp làm công tác giảng dạy. Những năm đầu thế kỷ XX, Người dạy học ở trường Dục Thanh (tỉnh Phan Thiết).
Ngay sau ngày 2/9/1945, Người đã gửi thư cho các em học sinh nhân ngày khai trường năm học đầu tiên của một nước độc lập. Người luôn tin tưởng và mong muốn các thế hệ học sinh không ngừng cố gắng học tập và rèn luyện tốt để mai sau trở thành những người có ích cho Tổ quốc.
Việc mở mang giáo dục là việc làm bức thiết có quan hệ đến con đường phát triển của dân tộc. Người chủ trương phát triển giáo dục cho mọi người nhằm từng bước nâng cao mặt bằng dân trí của cả dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đó là nền giáo dục dân chủ, bình đẳng, bảo đảm cho mọi người được đi học. Người đặc biệt chú ý tới việc học của các tầng lớp nhân dân lao động vốn phải chịu thiệt thòi nhiều nhất bởi chính sách "ngu dân" của chế độ thực dân phong kiến. Tư tưởng nhân nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hòa quyện vào lòng dân, tạo thành một cao trào chống mù chữ vào cuối năm 1945.
Muốn dân giàu, nước mạnh, dân trí phải cao
Với tầm nhìn của một nhà cách mạng, một nhà giáo dục lớn, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự phát triển giáo dục ở các vùng xa xôi hẻo lánh, nơi cư trú của đồng bào ít người còn lạc hậu về nhiều mặt. Theo Hồ Chí Minh, muốn thực hiện được điều đó thì các dân tộc đều phải bình đẳng và đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ nhau như anh em một nhà. Nội dung giáo dục phải toàn diện, coi trọng xây dựng cho người học lý tưởng cao đẹp, biết sống vì Tổ quốc, vì nhân dân và có thái độ quý trọng lao động.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ cho chúng ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục và cách mạng, giữa giáo dục với sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước, đồng thời là người tìm kiếm, phát hiện và giới thiệu nhiều tiến bộ mới của nền giáo dục kiểu mới mang tính khoa học, nhân đạo, tính dân chủ cao, bảo đảm cho sự phát triển toàn diện những năng lực sẵn có của con người. Nền giáo dục mới phải thực hiện dạy và học theo mục tiêu: học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Muốn cho dân giàu, nước mạnh, dân trí phải cao. Khi dân trí cao sẽ xuất hiện nhiều nhân tài tham gia xây dựng đất nước. Người luôn đánh giá cao vai trò của các thầy, cô giáo với sự nghiệp giáo dục. Sự nghiệp giáo dục phải được xã hội hóa. Giáo dục nhằm đào tạo thế hệ cách mạng mai sau là sự nghiệp to lớn, do đó cần phải huy động sức mạnh vật chất, tinh thần của toàn Đảng, toàn dân.
Với cách nhìn biện chứng, Hồ Chí Minh cũng phê phán việc phát triển giáo dục một cách tùy tiện, thiếu kế hoạch như đào tạo tràn lan, dẫn đến tình trạng có ngành thì quá thừa, có ngành lại quá thiếu. Những khuyết điểm đó làm mất tính chất xã hội hóa của nền giáo dục. Ngày nay, trong thời kỳ khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, công tác giáo dục, đào tạo nhằm phát huy nguồn lực con người là một nhân tố có ý nghĩa quyết định cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới ở nước ta.
Lam Thanh (Tổng hợp)
(Nguồn: Báo Khoa học và Phát triển)
Ai cũng phải được học hành
Đề cập về một số nội dung cơ bản của giáo dục, theo Hồ Chủ tịch: Nền giáo dục phải bảo đảm cho mọi người đều được đi học. Mỗi con người sinh ra đều có quyền bình đẳng, trong đó có quyền bình đẳng về giáo dục. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy giáo dục có vai trò và sức mạnh cực kỳ to lớn. Trong một văn kiện trình bày yêu sách của nhân dân ta dưới thời Pháp thuộc, Người đã bàn về việc thành lập các trường giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ. Có những thời kỳ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp làm công tác giảng dạy. Những năm đầu thế kỷ XX, Người dạy học ở trường Dục Thanh (tỉnh Phan Thiết).
Ngay sau ngày 2/9/1945, Người đã gửi thư cho các em học sinh nhân ngày khai trường năm học đầu tiên của một nước độc lập. Người luôn tin tưởng và mong muốn các thế hệ học sinh không ngừng cố gắng học tập và rèn luyện tốt để mai sau trở thành những người có ích cho Tổ quốc.
Việc mở mang giáo dục là việc làm bức thiết có quan hệ đến con đường phát triển của dân tộc. Người chủ trương phát triển giáo dục cho mọi người nhằm từng bước nâng cao mặt bằng dân trí của cả dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đó là nền giáo dục dân chủ, bình đẳng, bảo đảm cho mọi người được đi học. Người đặc biệt chú ý tới việc học của các tầng lớp nhân dân lao động vốn phải chịu thiệt thòi nhiều nhất bởi chính sách "ngu dân" của chế độ thực dân phong kiến. Tư tưởng nhân nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hòa quyện vào lòng dân, tạo thành một cao trào chống mù chữ vào cuối năm 1945.
Muốn dân giàu, nước mạnh, dân trí phải cao
Với tầm nhìn của một nhà cách mạng, một nhà giáo dục lớn, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự phát triển giáo dục ở các vùng xa xôi hẻo lánh, nơi cư trú của đồng bào ít người còn lạc hậu về nhiều mặt. Theo Hồ Chí Minh, muốn thực hiện được điều đó thì các dân tộc đều phải bình đẳng và đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ nhau như anh em một nhà. Nội dung giáo dục phải toàn diện, coi trọng xây dựng cho người học lý tưởng cao đẹp, biết sống vì Tổ quốc, vì nhân dân và có thái độ quý trọng lao động.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ cho chúng ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục và cách mạng, giữa giáo dục với sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước, đồng thời là người tìm kiếm, phát hiện và giới thiệu nhiều tiến bộ mới của nền giáo dục kiểu mới mang tính khoa học, nhân đạo, tính dân chủ cao, bảo đảm cho sự phát triển toàn diện những năng lực sẵn có của con người. Nền giáo dục mới phải thực hiện dạy và học theo mục tiêu: học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Muốn cho dân giàu, nước mạnh, dân trí phải cao. Khi dân trí cao sẽ xuất hiện nhiều nhân tài tham gia xây dựng đất nước. Người luôn đánh giá cao vai trò của các thầy, cô giáo với sự nghiệp giáo dục. Sự nghiệp giáo dục phải được xã hội hóa. Giáo dục nhằm đào tạo thế hệ cách mạng mai sau là sự nghiệp to lớn, do đó cần phải huy động sức mạnh vật chất, tinh thần của toàn Đảng, toàn dân.
Với cách nhìn biện chứng, Hồ Chí Minh cũng phê phán việc phát triển giáo dục một cách tùy tiện, thiếu kế hoạch như đào tạo tràn lan, dẫn đến tình trạng có ngành thì quá thừa, có ngành lại quá thiếu. Những khuyết điểm đó làm mất tính chất xã hội hóa của nền giáo dục. Ngày nay, trong thời kỳ khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, công tác giáo dục, đào tạo nhằm phát huy nguồn lực con người là một nhân tố có ý nghĩa quyết định cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới ở nước ta.
Lam Thanh (Tổng hợp)
(Nguồn: Báo Khoa học và Phát triển)