Chia Sẻ Hồ Bai Kan, hồ nội địa sâu nhất thế giới

Chien Tong

New member
Xu
33
Đó là Hồ Bai can, hồ nước ngọt của Nga gẩn biên giới Mông cổ, sâu 1700 m.

Hồ Baikal là hồ nước ngọt có một không hai trên thế giới nằm ở phía Đông Siberia (LB Nga) rộng 31.722 km² với độ sâu trung bình là 744m.

Bí ẩn hồ Baikal
Hồ Baikal còn được biết đến với tên Biển Hồ thiêng, trữ lượng nước ngọt của hồ Baikal, theo tính toán đủ dùng trong 5 năm cho nhu cầu về nước ngọt của toàn nhân loại. Các nhà khoa học đã tiến hành rất nhiều cuộc nghiên cứu và khảo sát nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được làm sáng tỏ.
khe-nut-trai-dat-bien-thanh-ho-nuoc-tuyet-dep.jpg

Hồ Bai Kan, hồ nội địa sâu nhất thế giới​
Tại sao có tên là Baikal?

Trước thế kỷ XVII người Nga không gọi hồ là Baikal mà thời đó hồ có tên là “Lamu”, theo ngôn ngữ Evenk có nghĩa là “Biển”. Về sau hồ được người Buryati gọi là “Baigal” và để từ Baigal có vẻ thuận tai với cách nói của người Nga hơn, chữ “G” được đổi thành chữ “K”.

Nhưng tại sao lại gọi là “Baikal”? Cho đến tận bây giờ vẫn còn khá nhiều giả thuyết giải thích về tên gọi này. Giả thuyết thứ nhất dựa trên nghĩa của từ “Bai” và “Gal” trong ngôn ngữ của người Buryati là “đứng” và “ngọn lửa”. Theo truyền thuyết của người Buryati, vị trí của hồ Baikal hiện nay, xưa kia là ngọn núi mà trên đó có lửa cháy. Người Buryati còn có nhiều giả thuyết khác về tên gọi của hồ, tuy nhiên các nhà ngôn ngữ học lại nghiêng về giả thuyết dựa trên cách gọi của tiếng Yakut “Bai” có nghĩa là “Giàu” và “Kyuol” có nghĩa là “Hồ”. Và còn có giả thuyết dựa trên ý nghĩa và âm tiết của tiếng Arab, Bakhr – al – Baka có nghĩa là “Biển nước làm nảy sinh vô vàn giọt nước mắt” hoặc “Biển nước kinh khủng”.

Tuổi đời
Đến tận bây giờ các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác hồ Baikal đã bao nhiêu tuổi. Hầu hết các giả thuyết đều cho rằng tuổi của hồ Baikal khoảng từ 25 đến 30 triệu năm. Nếu giả định này là đúng thì hồ Baikal là hồ lâu đời nhất trong số các hồ cổ xưa. Thông thường các hồ nước không “sống” được quá 10 đến 14 nghìn năm bởi sau khoảng thời gian này hồ nước thường bị “bùn hóa” và biến thành đầm lầy.

Những năm gần đây, nhờ có sự trợ giúp của tàu lặn nước sâu “Hòa bình” đã nảy sinh thêm các giả thuyết khác và giả thuyết do viện sỹ viện địa chất thuộc Viện hàn lâm khoa học LB Nga Alexandr Tatarinov được nhiều người quan tâm và thảo luận rộng rãi nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy dưới đáy hồ suốt cả triệu năm không quan sát thấy hiện tượng hóa thạch mà theo lẽ thường thì sau một thời gian dài hiện tượng ôxy hóa và quá trình phân hủy tất yếu phải xảy ra. Do vậy A.Tatarinov cho rằng hồ Baikal còn khá trẻ, chỉ từ 8 đến 10 nghìn năm chứ không thể hơn. Theo ông, có thể các mẫu đá thu thập được ở đáy hồ vào năm 1966 là do được hình thành từ quá trình hoạt động của lửa bùn và từ đó các nhà địa chất học đã vội vã suy luận tuổi đời của hồ Baikal.

Các vòng tròn trên bề mặt khi nước đóng băng

Người ta phát hiện ra những vòng tròn này lần đầu vào năm 1999. Điều này không có nghĩa rằng trước đó hiện tượng này chưa từng xảy ra. Lý do có thể là do đường kính không lớn nên đứng từ núi cao bằng mắt thường không thể nhìn thấy các vòng tròn này. Kể từ thời điểm quan sát thấy hiện tượng này (1999), các nhà khoa học đã lập kế hoach cụ thể để thường xuyên theo dõi bề mặt hồ từ trên vũ trụ và điều kỳ lạ là không phải năm nào khi nước hồ đóng băng thì các vòng tròn cũng hình thành. Các nhà khoa học chỉ nhìn thấy chúng vào các năm 2003, 2005, 2008 và 2009.

Giải thích về sự ra đời của những vòn tròn này, nhiều người cho rằng đây là dấu vết của người ngoài hành tinh, tuy nhiên các nhà khoa học không mấy tin vào điều này. Theo họ, có thể do hiệu ứng của khí thải methane từ trầm tích dưới đáy hồ bởi vì hồ Baikal nằm trên vùng đứt gãy Baikal. Mùa hè, hiện tượng này sẽ không có vì khí thải sẽ tự thoát vào trong không gian, còn mùa đông thì lượng khí này được trộn lẫn vào trong băng và bị đẩy lên bề mặt. Nhưng nếu vậy thì giải thích sao về những vòng tròn có kích thước khổng lồ? Các nhà khoa học cho rằng, có thể bên dưới lớp băng có những dòng thủy lưu chảy vòng tròn và cùng với khí thải này mà tạo nên các vòng tròn. Tuy nhiên đây cũng mới chỉ là các giả thuyết, sự thực ra sao vẫn chưa các câu trả lời xác đáng.

Hiện tượng nước phát sáng
Chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện vật lý kỹ thuật trực thuộc Đại học tổng hợp Yakut – Victor Dobrynin là người phát hiện ra hiện tượng nước hồ Baikal phát sáng vào năm 1982. Từ đó đến nay, các nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu hiện tượng này. Các mẫu nước ở độ sâu khác nhau và ở những nơi khác nhau của hồ cho thấy cường độ phát quang của nước hồ giảm theo chiều sâu và phạm vi của sự biến đổi từ bề mặt xuống đáy đạt 100 photon trở lên. Mức độ bức xạ trong cùng một vị trí có thể thay đổi. Mẫu nước ở vị trí sâu nhất gần đảo Olkhon được ghi nhận mức phát quang tối thiểu – 100 photon/cm²/giây.

Số liệu nghiên cứu thống kê cũng cho thấy mức độ phát quang của nước thay đổi theo thời gian trong năm, từ tháng 11 đến giữa tháng 1 phát quang giảm và sau đó tăng dần lên. Các phân tích này rất có giá trị cho các nhà khoa học, nó giúp cho việc dự báo những biến đổi về sinh thái. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chỉ là nghiên cứu, tại sao nước hồ Baikal lại phát quang vẫn còn là bí ẩn.

Các bức tường thành
Xung quanh hồ Baikal có rất nhiều bức tường thành được cư dân nơi đây dựng từ thời cổ xưa. Với những bức tường gần ở khu vực hồ thì có thể được giải thích là để bảo vệ các vùng đất thiêng, nhưng còn với những bức tường dài hàng chục km vào tận rừng sâu thì để làm gì? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.
Xác định mục đích đã khó khăn, để xác định tuổi đời của các bức tường thành này cũng không hề đơn giản. Các phiến đá khối ở đây không chứa các thành phần hữu cơ tương thích cho việc phân tích bằng carbon phóng xạ hay nhiệt phát. Về mặt lịch sử, người ta cho rằng các bức tường thành này được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ V đến thứ X. Tuy nhiên, trên thực tế chúng có thể trẻ hơn hoặc già hơn rất nhiều.

Ngâm mình để được bất tử?
Theo dân gian tương truyền rằng, hồ nước này có năng lực ma thuật siêu nhân nào đó, có thể giúp kéo dài tuổi thọ của con người. Chính vì vậy có không ít người sẵn sàng ngâm mình trong nước ở nhiệt độ 5 độ C, để được bất tử.
 
Chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện vật lý kỹ thuật trực thuộc Đại học tổng hợp Yakut – Victor Dobrynin là người phát hiện ra hiện tượng nước hồ Baikal phát sáng vào năm 1982. Bí ẩn
 
Đó là Hồ Bai can, hồ nước ngọt của Nga gẩn biên giới Mông cổ, sâu 1700 m.

Hồ Baikal là hồ nước ngọt có một không hai trên thế giới nằm ở phía Đông Siberia (LB Nga) rộng 31.722 km² với độ sâu trung bình là 744m.

Bí ẩn hồ Baikal
Hồ Baikal còn được biết đến với tên Biển Hồ thiêng, trữ lượng nước ngọt của hồ Baikal, theo tính toán đủ dùng trong 5 năm cho nhu cầu về nước ngọt của toàn nhân loại. Các nhà khoa học đã tiến hành rất nhiều cuộc nghiên cứu và khảo sát nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được làm sáng tỏ.
khe-nut-trai-dat-bien-thanh-ho-nuoc-tuyet-dep.jpg

Hồ Bai Kan, hồ nội địa sâu nhất thế giới​
Tại sao có tên là Baikal?

Trước thế kỷ XVII người Nga không gọi hồ là Baikal mà thời đó hồ có tên là “Lamu”, theo ngôn ngữ Evenk có nghĩa là “Biển”. Về sau hồ được người Buryati gọi là “Baigal” và để từ Baigal có vẻ thuận tai với cách nói của người Nga hơn, chữ “G” được đổi thành chữ “K”.

Nhưng tại sao lại gọi là “Baikal”? Cho đến tận bây giờ vẫn còn khá nhiều giả thuyết giải thích về tên gọi này. Giả thuyết thứ nhất dựa trên nghĩa của từ “Bai” và “Gal” trong ngôn ngữ của người Buryati là “đứng” và “ngọn lửa”. Theo truyền thuyết của người Buryati, vị trí của hồ Baikal hiện nay, xưa kia là ngọn núi mà trên đó có lửa cháy. Người Buryati còn có nhiều giả thuyết khác về tên gọi của hồ, tuy nhiên các nhà ngôn ngữ học lại nghiêng về giả thuyết dựa trên cách gọi của tiếng Yakut “Bai” có nghĩa là “Giàu” và “Kyuol” có nghĩa là “Hồ”. Và còn có giả thuyết dựa trên ý nghĩa và âm tiết của tiếng Arab, Bakhr – al – Baka có nghĩa là “Biển nước làm nảy sinh vô vàn giọt nước mắt” hoặc “Biển nước kinh khủng”.

Tuổi đời
Đến tận bây giờ các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác hồ Baikal đã bao nhiêu tuổi. Hầu hết các giả thuyết đều cho rằng tuổi của hồ Baikal khoảng từ 25 đến 30 triệu năm. Nếu giả định này là đúng thì hồ Baikal là hồ lâu đời nhất trong số các hồ cổ xưa. Thông thường các hồ nước không “sống” được quá 10 đến 14 nghìn năm bởi sau khoảng thời gian này hồ nước thường bị “bùn hóa” và biến thành đầm lầy.

Những năm gần đây, nhờ có sự trợ giúp của tàu lặn nước sâu “Hòa bình” đã nảy sinh thêm các giả thuyết khác và giả thuyết do viện sỹ viện địa chất thuộc Viện hàn lâm khoa học LB Nga Alexandr Tatarinov được nhiều người quan tâm và thảo luận rộng rãi nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy dưới đáy hồ suốt cả triệu năm không quan sát thấy hiện tượng hóa thạch mà theo lẽ thường thì sau một thời gian dài hiện tượng ôxy hóa và quá trình phân hủy tất yếu phải xảy ra. Do vậy A.Tatarinov cho rằng hồ Baikal còn khá trẻ, chỉ từ 8 đến 10 nghìn năm chứ không thể hơn. Theo ông, có thể các mẫu đá thu thập được ở đáy hồ vào năm 1966 là do được hình thành từ quá trình hoạt động của lửa bùn và từ đó các nhà địa chất học đã vội vã suy luận tuổi đời của hồ Baikal.

Các vòng tròn trên bề mặt khi nước đóng băng

Người ta phát hiện ra những vòng tròn này lần đầu vào năm 1999. Điều này không có nghĩa rằng trước đó hiện tượng này chưa từng xảy ra. Lý do có thể là do đường kính không lớn nên đứng từ núi cao bằng mắt thường không thể nhìn thấy các vòng tròn này. Kể từ thời điểm quan sát thấy hiện tượng này (1999), các nhà khoa học đã lập kế hoach cụ thể để thường xuyên theo dõi bề mặt hồ từ trên vũ trụ và điều kỳ lạ là không phải năm nào khi nước hồ đóng băng thì các vòng tròn cũng hình thành. Các nhà khoa học chỉ nhìn thấy chúng vào các năm 2003, 2005, 2008 và 2009.

Giải thích về sự ra đời của những vòn tròn này, nhiều người cho rằng đây là dấu vết của người ngoài hành tinh, tuy nhiên các nhà khoa học không mấy tin vào điều này. Theo họ, có thể do hiệu ứng của khí thải methane từ trầm tích dưới đáy hồ bởi vì hồ Baikal nằm trên vùng đứt gãy Baikal. Mùa hè, hiện tượng này sẽ không có vì khí thải sẽ tự thoát vào trong không gian, còn mùa đông thì lượng khí này được trộn lẫn vào trong băng và bị đẩy lên bề mặt. Nhưng nếu vậy thì giải thích sao về những vòng tròn có kích thước khổng lồ? Các nhà khoa học cho rằng, có thể bên dưới lớp băng có những dòng thủy lưu chảy vòng tròn và cùng với khí thải này mà tạo nên các vòng tròn. Tuy nhiên đây cũng mới chỉ là các giả thuyết, sự thực ra sao vẫn chưa các câu trả lời xác đáng.

Hiện tượng nước phát sáng
Chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện vật lý kỹ thuật trực thuộc Đại học tổng hợp Yakut – Victor Dobrynin là người phát hiện ra hiện tượng nước hồ Baikal phát sáng vào năm 1982. Từ đó đến nay, các nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu hiện tượng này. Các mẫu nước ở độ sâu khác nhau và ở những nơi khác nhau của hồ cho thấy cường độ phát quang của nước hồ giảm theo chiều sâu và phạm vi của sự biến đổi từ bề mặt xuống đáy đạt 100 photon trở lên. Mức độ bức xạ trong cùng một vị trí có thể thay đổi. Mẫu nước ở vị trí sâu nhất gần đảo Olkhon được ghi nhận mức phát quang tối thiểu – 100 photon/cm²/giây.

Số liệu nghiên cứu thống kê cũng cho thấy mức độ phát quang của nước thay đổi theo thời gian trong năm, từ tháng 11 đến giữa tháng 1 phát quang giảm và sau đó tăng dần lên. Các phân tích này rất có giá trị cho các nhà khoa học, nó giúp cho việc dự báo những biến đổi về sinh thái. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chỉ là nghiên cứu, tại sao nước hồ Baikal lại phát quang vẫn còn là bí ẩn.

Các bức tường thành
Xung quanh hồ Baikal có rất nhiều bức tường thành được cư dân nơi đây dựng từ thời cổ xưa. Với những bức tường gần ở khu vực hồ thì có thể được giải thích là để bảo vệ các vùng đất thiêng, nhưng còn với những bức tường dài hàng chục km vào tận rừng sâu thì để làm gì? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.
Xác định mục đích đã khó khăn, để xác định tuổi đời của các bức tường thành này cũng không hề đơn giản. Các phiến đá khối ở đây không chứa các thành phần hữu cơ tương thích cho việc phân tích bằng carbon phóng xạ hay nhiệt phát. Về mặt lịch sử, người ta cho rằng các bức tường thành này được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ V đến thứ X. Tuy nhiên, trên thực tế chúng có thể trẻ hơn hoặc già hơn rất nhiều.

Ngâm mình để được bất tử?
Theo dân gian tương truyền rằng, hồ nước này có năng lực ma thuật siêu nhân nào đó, có thể giúp kéo dài tuổi thọ của con người. Chính vì vậy có không ít người sẵn sàng ngâm mình trong nước ở nhiệt độ 5 độ C, để được bất tử.
Các bạn xem thêm câu chuyện hồ Baikal
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top