HÌNH HỌC 9. CHƯƠNG 4. BÀI 3: HÌNH CẦU

1. Hình cầu
Khi quay nửa hình tròn tâm O, bán kính R một vòng quanh đường kính AB cố định thì được một hình cầu (h. 103).
- Nửa đường tròn trong phép quay nói trên tạo nên mặt cầu.
- Điểm O được gọi là tâm, R là bán kính của hình cầu hay mặt cầu đó.

Hình 103
2. Cắt hình cầu bởi một mặt phẳng
Khi cắt hình cầu bởi một mặt phẳng thì phần mặt phẳng nằm trong hình đó (mặt cắt) là một hình tròn.

Hình 104
?1 Cắt một hình trụ hoặc một hình cầu bởi mặt phẳng vuông góc với trục, ta được hình gì? Hãy điền vào bảng (chỉ với các từ “có”, “không”) (h. 104).

Quan sát hình 104, ta thấy:
Khi cắt hình cầu bán kính R bởi một mặt phẳng, ta được một hình tròn.
Khi cắt mặt cầu bán kính R bởi một mặt phẳng, ta được một đường tròn.
- Đường tròn đó có bán kính R nếu mặt phẳng đi qua tâm (gọi là đường tròn lớn).
- Đường tròn đó có bán kính bé hơn R nếu mặt phẳng không đi qua tâm.
Ví dụ. Trái Đất được xem như một hình cầu (h. 105), xích đạo là một đường tròn lớn.

Hình 105
NGUỒN SƯU TẦM