Hình học 9: Bài 7: Tứ giác nội tiếp

Thandieu2

Thần Điêu
HÌNH HỌC 9: CHƯƠNG 3: BÀI 7: TỨ GIÁC NỘI TIẾP



L9_Ch3_b7.jpg


1. Khái niệm tứ giác nội tiếp


?1.
a) Vẽ một đường tròn tâm O rồi vẽ một tứ giác có tất cả các đỉnh nằm trên đường tròn đó.
b) Vẽ một đường tròn tâm I rồi vẽ một tứ giác có ba đỉnh nằm trên đường tròn đó còn đỉnh thứ tư thì không.

Định nghĩa: Một tứ giác có bốn đỉnh nằm trên một đường tròn được gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn (gọi tắt là tứ giác nội tiếp).



Ví dụ. Tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp (h. 43). Tứ giác MNPQ không là tứ giác nội tiếp (h. 44).
Ở hình 44, không thể có một đường tròn nào đi qua cả bốn đỉnh M, N, P, Q.

L9_Ch3_h43.jpg







L9_Ch3_h44.jpg







2. Định lí


L9_Ch3_b7_table1.jpg


?2. Xem hình 45. Hãy chứng minh định lí trên.

L9_Ch3_h45.jpg





Hướng dẫn. Cộng số đo của hai cung cùng căng một dây.


3. Định lý đảo


L9_Ch3_b7_table2.jpg


Chứng minh


L9_Ch3_h46.jpg




Giả sử tứ giác ABCD có tổng số đo hai góc B và D bằng 180[SUP]0[/SUP].
Ta vẽ đường tròn tâm O qua A, B, C (bao giờ cũng vẽ được đường tròn như vậy vì ba điểm A, B, C không thẳng hàng). Hai điểm A và C chia đường tròn (O) thành hai cung ABC và AmC, trong đó AmD là cung chứa góc dựng trên đoạn thẳng AC.
L9_Ch3_b7_note1.jpg

Vậy điểm D nằm trên cung AmC nói trên. Tức là tứ giác ABCD có cả bốn đỉnh nằm trên đường tròn (O) (h. 46).



Bài tập


53. Biết ABCD là tứ giác nội tiếp. Hãy điền vào ô trống trong bảng sau (nếu có thể):

L9_Ch3_b7_table3.jpg

L9_Ch3_b7_note2.jpg



Luyện tập

56. Xem hình 47. Hãy tìm số đo các góc của tứ giác ABCD.

L9_Ch3_h47.jpg






57. Trong các hình sau, hình nào nội tiếp được trong một đường tròn :
Hình bình hành, hình chữ nhật, hình vuông, hình thang, hình thang vuông, hình thang cân? Vì sao ?
58. Cho tam giác đều ABC. Trên nửa mặt phẳng bờ BC không chứa đỉnh A, lấy điểm D sao cho DB = DC và
L9_Ch3_b7_note3.jpg

a) Chứng minh ABCD là tứ giác nội tiếp.
b) Xác định tâm của đường tròn đi qua bốn điểm A, B, C, D.
59. Cho hình bình hành ABCD. Đường tròn đi qua ba đỉnh A, B, C cắt đường thẳng CD tại P khác C. Chứng minh AP = AD.
60. Xem hình 48. Chứng minh QR // ST.

L9_Ch3_h48.jpg



NGUỒN: SƯU TẦM
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tứ giác nội tiếp

TỨ GIÁC NỘI TIẾP - CHUYÊN ĐỀ TỨ GIÁC NỘI TIẾP - BÀI TẬP TỨ GIÁC NỘI TIẾP - TU GIAC NOI TIEP - CHUYEN DE TU GIAC NOI TIEP

Đặng Ngọc Dương - THCS Giao Hà - Tỉnh Nam Định

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/MON_TOAN/Tugiacnoitiep.pdf[/PDF]
Nguồn: Sưu tầm
 
Định lý Ptolemy hay Đẳng thức Ptolemy

Định lý Ptolemy hay Đẳng thức Ptolemy

MỞ RỘNG VỀ TỨ GIÁC NỘI TIẾP:

Định lý này cũng có thể phát biểu thành định lý thuận và đảo:

Thuận:Nếu một tứ giác nội tiếp trong một đường tròn thì tích của hai đường chéo bằng tổng các tích của các cặp cạnh đối diện.

Đảo
:Nếu một tứ giác thỏa mãn điều kiện tổng các tích của các cặp cạnh đối diện bằng tích của hai đường chéo thì tứ giác đó nội tiếp một đường tròn.


[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/MON_TOAN/DlPtolemy.pdf[/PDF]

Sưu tầm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Phương pháp chứng minh tứ giác nội tiếp

TỨ GIÁC NỘI TIẾP - PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH TỨ GIÁC NỘI TIẾP - BÀI TẬP VỀ TỨ GIÁC NỘI TIẾP

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/MON_TOAN/Tugiacnoitiep2.doc[/PDF]

Nguồn: Sưu tầm
 
Các dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp

a) Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 180[SUP]0[/SUP]
b) Tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong của đỉnh đối diện
c) Tứ giác có bốn đỉnh cách đều một điểm (mà ta có thể xác định đ­ược). Điểm đó là tâm của đ­ường tròn ngoại tiếp tứ giác
d) Tứ giác có hai đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh chứa hai đỉnh còn lại d­ới một góc α

L­ưu ý:
Để chứng minh một tứ giác là tứ giác nội tiếp ta có thể chứng minh tứ giác đó là một trong các hình : Hình chữ nhật, hình vuông, hình thang cân.

BÀI TẬP TẢI TRONG FILE ĐÍNH KÈM
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top