Hình học 9: Bài 6: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

Thandieu2

Thần Điêu
HÌNH HỌC 9. CHƯƠNG 2: BÀI 6: TÍNH CHẤT CỦA HAI TIẾP TUYẾN CẮT NHAU



L9_Ch2_b6.jpg
\

Định lý về hai tiếp tuyến cắt nhau


?1. Cho hình 79 trong đó AB, AC theo thứ tự là các tiếp tuyến tại B, tại C của đường tròn (O). Hãy kể tên một vài đoạn thẳng bằng nhau, một vài góc bằng nhau trong hình.

L9_Ch2_h79.jpg







Ta gọi góc tạo bởi hai tiếp tuyến AB và AC là góc BAC, góc tạo bởi hai bán kính OB và OC là góc BOC.

Định lý


L9_Ch2_b6_table1.jpg



L9_Ch2_b6_note1.jpg



?2. Hãy nêu cách tìm tâm của một miếng gỗ hình tròn bằng “thước phân giác” (xem hình vẽ trong khung ở đầu bài 6).


2. Đường tròn nội tiếp tam giác


?3. Cho tam giác ABC. Gọi I là giao điểm của các đường phân giác các góc trong của tam giác; D, E, F theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ I đến các cạnh BC, AC, AB (h.80). Chứng minh rằng ba điểm D, E, F nằm trên cùng một đường tròn tâm I.
Đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của một tam giác gọi là đường tròn nội tiếp tam giác, còn tam giác gọi là ngoại tiếp đường tròn.

L9_Ch2_h80.jpg







Trên hình 80, đường tròn (I) nội tiếp tam giác ABC, tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (I). Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm của các đường phân giác các góc trong của tam giác.

3. Đường tròn bàng tiếp

?4. Cho tam giác ABC, K là giao điểm các đường phân giác của hai góc ngoài tại B và C; D; E; F theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ K đến các đường thẳng BC, AC, AB (h.81). Chứng minh rằng ba điểm E, E, F nằm trên cùng một đường trong có tâm K.

L9_Ch2_h81.jpg







Đường tròn tiếp xúc với một cạnh của một tam giác và tiếp xúc với các phần kéo dài của hai cạnh kia gọi là đường tròn bàng tiếp tam giác. Trên hình 81 ta có đường tròn (K) bàng tiếp trong góc A của tam giác ABC.
Tâm của đường tròn bàng tiếp tam giác trong góc A là giao điểm của hai đường phân giác các góc ngoài tại B và C, hoặc là giao điểm của đường phân giác góc A và đường phân giác góc ngoài tại B (hoặc C). Với một tam giác, có ba đường tròn bàng tiếp.



Bài tập


26. Cho đường tròn (O) nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C, là các tiếp điểm).
a. Chứng minh rằng OA vuông góc với BC.
b. Vẽ đường kính CD. Chứng minh rằng BD song song với AO.
c. Tính độ dài các cạnh của tam giác ABC; biết OB = 2cm; OA = 4 cm.


27. Từ một điểm A nằm bên trong đường tròn (O), kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm). Qua điểm M thuộc cung nhỏ BC, kẻ tiếp tuyến với đường tròn (O), nó cắt các tiếp tuyến AB và AC theo thứ tự ở D và E, Chứng minh rằng chu vi tam giác ADE bằng 2AB.

28.
Cho góc xAy khác góc bẹt. Tâm của các đường tròn tiếp xúc với hai cạnh của góc xAy nằm trên đường nào?


29.
Cho góc xAy khác góc bẹt, điểm B thuộc tia Ax. Hãy dựng đường tròn (O) tiếp xúc với Ax tại B và tiếp xúc với Ay.



Luyện tập


30. Cho nửa đường tròn tâm O có đường kính AB (đường kính của một đường tròn chia đường tròn đó thành hai nửa đường tròn). Gọi Ax, By là các tia vuông góc với AB (Ax, By và nửa đường tròn thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ AB). Qua điểm M thuộc nửa đường tròn (M khác A và B), kẻ tiếp tuyến với nửa đường tròn, nó cắt Ax và By theo thứ tự ở C và D. Chúng minh rằng:
a. Góc COD vuông.
b. CD = AC + BD.
c. Tích AC.BD không đổi khi điểm M di chuyển trên nửa đường tròn.


31. Trên hình 82, tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (O).
a. Chứng minh rằng: 2AD = AB + AC – BC.
b. Tìm các hệ thức tương tự như hệ thức ở câu a.

L9_Ch2_h82.jpg







32. Cho tam giác đều ABC ngoại tiếp đường tròn bán kính 1 cm. Diện tích của tam giác ABC bằng:
L9_Ch2_b6_note2.jpg

Hãy chọn câu trả lời đúng.



Có thể em chưa biết


Hình 83 minh họa “thước phân giác”. Thước gồm hai thanh gỗ ghép lại thành góc vuông BAC, hai thanh gỗ này được đóng lên một tấm gỗ hình tam giác vuông, trong đó AD là tia phân giác của góc BAC.

L9_Ch2_h83-84.jpg



Để tìm tâm của một hình tròn, ta đặt hình tròn đó tiếp xúc với hai cạnh AB và AC (h.84). Vạch theo AD ta được một đường thẳng đi qua tâm của hình tròn. Xoay hình tròn và làm tương tự, ta được một đường thẳng nữa đi qua tâm của hình trong. Giao điểm của hai đường vừa kẻ là tâm của hình tròn.

NGUỒN: SƯU TẦM
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top