Hình ảnh Tuyển sinh 2010 khắp nơi

Hide Nguyễn

Du mục số
Tại cụm thi TP Quy Nhơn (Bình Định), có trường chỉ có 1 đến 2 thí sinh đăng ký dự tuyển thậm chí có trường không có thí sinh nào đăng ký.

Sáng nay, 63 điểm thi tại Bình Định đã làm thủ tục cho hơn 50 ngàn thí sinh ĐKDT vào các trường ĐH-CĐ tại TP.HCM, Hà Nội và ĐH Quy Nhơn vào hai khối A, V.

images1992784_DSC_8993.jpg


Làm thủ tục dự thi Thống kê nhanh từ các Hội đồng thi, số đến làm thủ tục chiếm 82,6%. Tuy nhiên, nhiều điểm không có thí sinh nào đến làm thủ tục dự thi vào ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Hà Nội, ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, ĐH Lâm Nghiệp.

Nắng gắt, nhiều thí sinh đến sớm

Gần 7 giờ sáng, trước cổng trường ĐH Quy Nhơn và một số điểm thi như: ĐH Quang Trung, điểm THPT Trần Cao Vân, CĐ Bình Định… đã đông nghẹt người.

Đến khoảng 9 giờ, những sai sót cuối của thí sinh ở cụm thi Quy Nhơn đã được sửa chữa xong. Tuy nhiên, thí sinh ra về cùng lúc quá đông khiến giáo thông nhiều tuyến nội thành TP.Quy Nhơn hỗn loạn.

Cần Thơ: thừa phòng thi


Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ Nguyễn Vĩnh An cho biết: mặc dù số lượng TS ĐKDT năm nay giảm, nhưng việc bố trí phòng thi từ trước đó lại tăng 300 phòng so với năm ngoái. Đợt thi khối thi A, V có 50 điểm thi với 1.327 phòng thi.

Theo thống kê của Trường ĐH Cần Thơ, năm nay, cụm thi Cần Thơ có 103.548 TS đăng ký dự thi, trong đó đợt 1 có hơn 49.000 TS dự thi. Mặc dù số lượng TS đăng ký dự thi năm nay giảm, nhưng việc bố trí phòng thi lại tăng gần 300 phòng so với năm 2009

Tại các chốt điểm, lực lượng Tình nguyện viên đã tư vấn cho hàng ngàn lượt TS để có chỗ trọ miễn phí hoặc chỗ trọ giá rẻ…”

Thí sinh, phụ huynh ham trò mê tín

Cách cổng chính ĐH Quy Nhơn chừng 30m, một người phụ nữ ngồi trên tấm ni lông bày sẵn bộ bài trước mặt bói quẻ.

Nhiều phụ huynh và thí sinh vẫn túm tụm lại để lật quẻ trước ngày thi. Thí sinh Phạm Thị Hồng Loan (từ Quảng Ngãi) sau khi xem quẻ xong, hồ hởi nói: “Thầy bảo bàn tay mình có “suối vàng” nên sẽ làm bài thi rất thuận lợi…”.


  • Đinh Nga


Một số hình ảnh về thí sinh sáng 3/7:

Tâm trạng lo lắng của các bậc phụ huynh.

images1992786_anh_9.jpg


Kẹt cứng trên đường Trần Hưng Đạo.




  • [*] Bài, ảnh: An Bang - Trần Nhơn- Minh Thái
    [*]
    VNN
 
Bắt đầu từ 7h15 phút sáng nay, thí sinh dự thi đại học 2010 khối A và V bắt đầu làm bài thi môn Toán với thời gian 180 phút. Tỷ lệ thí sinh đến dự thi đợt này đạt 74,12% so với hơn 800.000 thí sinh đăng ký dự thi.


Hn%20quy%20che03072010.jpg


Thí sinh Hà Nội tập trung nghe phổ biến quy chế thi đại học sáng 3/7. (Ảnh: Hồng Hạnh)

Theo báo cáo nhanh của Bộ GD-ĐT, trên cả nước có 83 đại học, học viện và trường đại học đã làm thủ tục dự thi cho các thí sinh (TS) dự thi khối A và V. Tổng số điểm thi là 997 với 25.233 phòng thi. Tổng số TS đăng ký dự thi là 863.721 em, giảm khoảng 8 % so với năm 2009.

Tổng số TS đến làm thủ tục dự thi là 640.168 em, tăng khoảng 4% so với năm 2009. Tỷ lệ TS đến làm thủ tục dự thi/số TS đăng ký dự thi là 74,12%, tăng 7,94% so với năm 2009.

Tỷ lệ TS đến làm thủ tục dự thi tăng 7,94% so với năm 2009. Cao nhất vẫn là khối các trường An ninh (trên 90%) và Quốc phòng (trên 80%). Đại học Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, Cụm thi thành phố Cần Thơ... tỷ lệ TS đến làm thủ tục thi đều trên 80%. Tại cụm thi Hà Nội, số TS đến dự thi của các trường chỉ đạt 60 - 70%, thậm chí có trường chỉ đạt trên 50%.

Theo thống kê của văn phòng Bộ GD-ĐT tại TPHCM, trong đợt thi đầu tiên, cụm thi TPHCM có 214.028 TS dự thi vào 31 trường ĐH với 191 điểm thi. Trường có nhiều TS dự thi nhất trong đợt thi đầu tiên tại TPHCM là Trường ĐH Sài Gòn với 24.000 TS. Học viện Quân y phía Nam có ít TS dự thi nhất: 188 TS; ĐH Thủy lợi - Cơ sở 2: 206 TS; ĐH Mỹ thuật TPHCM hơn 400 TS.

Tại Nghệ An, đã có 24.485 TS, tương đương với 63,84% TS đến các địa điểm thi ở khu vực Vinh để hoàn thành các thủ tục cuối cùng. Còn Bến Tre, số lượng TS đăng ký dự thi đại học khối A và khối V khoảng gần 13.000 lượt…
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: ‘Theo báo cáo của các trường, năm nay số thí sinh phải chỉnh sửa, bổ sung những sai sót trong ngày làm thủ tục dự thi giảm nhiều so với năm trước. Hội đồng tuyển sinh các trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thí sinh đến làm thủ tục dự thi và phổ biến các quy định, trách nhiệm của thí sinh trong kỳ theo quy định của Quy chế.

Tại các địa phương đều có sự phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ tích cực, có hiệu quả của các ban, ngành với các Hội đồng tuyển sinh để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, không có tình trạng ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn, chỉ có ùn tắc cục bộ tại một số điểm tại TPHCM. Ngoài ra, tại tất cả các hội đồng thi đều được cung cấp điện, nước đầy đủ. Lực lượng thanh niên, sinh viên tình nguyện làm việc tích cực, có hiệu qủa, hướng dẫn thí sinh nơi ăn, chốn ở, hỗ trợ thí sinh, người nhà thí sinh đến địa điểm thi thuận lợi”.

Sau khi kết thúc từng môn thi, Dân trí sẽ đăng nhận định đề thi, gợi ý bài giải của từng môn sẽ được đăng ngay trên Dân trí do các giáo viên có uy tín, kinh nghiệm thực hiện.


Cụm thi Cần Thơ: Cha, con cùng đến điểm thi từ lúc 5h sáng

Sáng nay 4/7, cùng với các TS trong cả nước, hơn 49.578 TS cụm thi Cần Thơ bước vào buổi thi đầu tiên kỳ thi ĐH đợt 1. Do sợ kẹt xe nên nhiều TS và phụ huynh đến điểm thi từ lúc 5h sáng.

Dù giao thông ở Cần Thơ không “quá tải” như ở 2 thành phố lớn là TPHCM và Hà Nội nhưng nhiều phụ huynh cũng rất lo lắng. Nhiều phụ huynh cho biết, do không rành lắm đường đi ở Cần Thơ nên cách tốt nhất là đi sớm đến điểm thi cho yên tâm.

CT%20tam%20trang04072010.jpg


Thí sinh Cần Thơ trong buổi thi đầu tiên với nhiều tâm trạng khác nhau.
(Ảnh: Huỳnh Hải - Ngô Nguyễn - Phạm Tâm)


Theo ghi nhận của PV Dân trí, tại một số điểm thi trên các tuyến đường dễ bị kẹt xe nhiều phụ huynh và TS đã đến từ lúc 5h sáng. Đa số là TS không ở trọ gần điểm thi.

Anh Nguyễn Quốc Khởi (quê Bạc Liêu, có con thi tại điểm thi trường THCS Huỳnh Thúc Kháng trên đường Mậu Thân) thức dậy từ lúc 4h để chuẩn bị tinh thần rồi cùng đi bộ từ nhà trọ đến điểm thi. Anh Khởi nói: “Đi sớm cho khỏe, với lại có kẹt xe thì mình cũng dễ dàng qua được, con mình đến điểm thi sớm cũng lấy được tinh thần”.

Có mặt cùng cha con anh Khởi là hàng chục phụ huynh và TS khác cũng đến sớm để an tâm. Có nhiều phụ huynh chia sẻ: “1, 2 ngày nay ăn ngủ cũng không được yên dù không thi nhưng cũng căng thẳng theo nỗi lo của con mình”.

Trong khi đó, tình trạng phụ huynh ngồi chờ con trước các điểm thi lại xuất hiện như những năm trước. Một phụ huynh chia sẻ: “Dù không được ở bên cạnh con lúc này, nhưng tôi cũng quyết định ngồi chờ bên ngoài để ủng hộ tinh thần cho nó. Tôi cũng có dặn nó rồi, con cứ yên tâm làm bài thật tốt, cha vẫn ở bên ngoài ủng hộ cho con”.

Theo các nhân viên bảo vệ cho biết, tình trạng này có vẻ còn đông hơn nhưng được cái là phụ huynh ngồi chờ rất có hàng lối nên cũng đảm bảo được an ninh trật tự cho điểm thi.

CT%20phu%20huynh04072010.jpg


Nhiều phụ huynh ở Cần Thơ chờ con ngoài phòng thi.
(Ảnh: Huỳnh Hải - Ngô Nguyễn - Phạm Tâm)


Thời tiết Cần Thơ sáng nay trời khá mát, phần nào đó sẽ làm giảm bớt căng thẳng cho TS trong quá trình làm bài.

CT%20danh%20so04072010.jpg


Cán bộ coi thi đánh số báo danh trong buổi thi môn Toán sáng nay 4/7.
(Ảnh: Huỳnh Hải - Ngô Nguyễn - Phạm Tâm)


Thừa Thiên - Huế: Không bị kẹt xe do thí sinh đến phòng thi rất sớm

Thi ĐH đợt 1, toàn bộ ĐH Huế có 23 điểm thi trong TP Huế với gần 20.000 TS đến từ các vùng miền khắp cả nước. Trước giờ thi, các sĩ tử đã đến địa điểm thi từ rất sớm và tranh thủ ôn bài để thi môn đầu tiên là môn Toán.

Khoảng từ 4h30, tại sân trường ĐH Nông Lâm, ĐH Kinh tế đã có người. Nhiều phụ huynh đã cùng với con đến gần trường rồi ăn sáng, uống nước chờ trường mở cổng để vào.


lo%20lang%20TT03072010.JPG


Nhiều phụ huynh lo lắng ngồi cùng con uống nước và ôn bài. (Ảnh: Đại Dương)

Nhóm ba em Nguyễn Thị Xuân (Nam Đàn, Nghệ An), Hồ Thị Nhiên (Anh Sơn, Nghệ An) và Trần Thị Hiên (Can Lộc, Hà Tĩnh) được dòng Thánh Tâm cho chỗ ở và đưa đón bằng xe hơi. Đến trường từ 5h, cả ba đều không giấu khỏi hồi hộp trước kỳ ĐH thi lần đầu tiên trong đời.

ba%20em%20TTH03072010.JPG


Ba thí sinh Xuân, Hiên, Nhiên rất hồi hộp trước khi bước vào phòng thi. (Ảnh: Đại Dương)


Trước khi bước vào phòng thi môn Toán, nhiều TS tỏ ra lo lắng và tranh thủ ôn bài trong sân trường, ngay trước phòng thi. Em Nguyễn Thị Hoa, Quảng Ninh, Quảng Bình thi vào ngành Quản trị kinh doanh - ĐH Kinh tế Huế cho biết vì lo quá nên em dậy từ 3h sáng, sau đó đi bộ lên trường, nhẩm lại những công thức và phương pháp làm bài.

Tại các nẻo đường đổ về địa điểm thi, tình trạng kẹt xe không xảy ra do hôm nay là Chủ Nhật và người nhà TS đều đi rất sớm. Giám thị phòng thi cũng đến trước giờ thi hơn 2 giờ, chuẩn bị tài liệu, giấy thi cho các em.


Đà Nẵng: Giao thông an toàn, nghiêm túc

Sáng nay, hàng chục ngàn TS tại Đà Nẵng bước vào phòng thi môn Toán, môn thi đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2010 đợt 1 dành cho các TS dự thi các khối A, V.

Từ 6h sáng, lực lượng cảnh sát giao thông đã chốt chặn tại các ngã tư trung tâm thành phố dẫn về các điểm trường thi. Tình hình trật tự an toàn giao thông đầu buổi thi môn đầu tiên tại Đà Nẵng khá an toàn, nghiêm túc. Được biết, năm nay, ngoài lực lượng CSGT tăng cường đảm bảo an toàn cho TS đến trường thi, mỗi điểm trường tại 42 Hội đồng thi trong đợt 1 đều bố trí 2 cán bộ công an địa phương đảm bảo trât tự an ninh tại các điểm trường thi. Lực lượng tình nguyện viên cũng túc trực cổng trường sẵn sàng khi TS cần đến và giữ cho khu vực trước cổng trường thi luôn thông thoáng dễ dàng cho TS vào trường thi.


DN%20den%20som04072010.jpg


Hầu hết các thí sinh đều đến hội đồng thi rất sớm. (Ảnh: Khánh Hồng)

TS vừa bước trường thi, nhiều phụ huynh cũng chọn ngay một chỗ ngồi ngay gần trường, hay đối diện ngay cổng trường ngóng theo từng tiếng trống và sẵn sàng đội nắng trong vài ba giờ nữa chờ TS. Trong trường thi, nhiều TS vẫn cặm cụi ôn bài ngay khi giờ G đã cận kề. Trong lúc giám thị đã bắt đầu điểm danh TS vào phòng thi, TS Trần Văn Tuấn vẫn còn giữ tập trên tay không rời mắt khỏi tập vì “Em đã ôn luyện nhiều rồi nhưng vẫn lo lắm. Em đang xem lại mấy công thức Toán học. Sáng ni em đến trường thi sớm rồi ôn bài trước giờ thi ở đây luôn”.

Được biết, năm nay, ĐH Đà Nẵng dành nhiều chính sách ưu tiên cho TS thi vào hệ chính qui có kết quả cao. Cụ thể, TS có tổng điểm 3 môn thi đạt từ 27 điểm trở lên (chưa nhân hệ số và chưa tính điểm ưu tiên) sẽ được miễn học phí và tiền phí ở ký thứ xá năm thứ nhất đại học; được chọn ngành theo nguyện vọng trong cùng khối thi; được cấp học bổng năm thứ nhất và tiếp tục được hưởng các chế độ ưu tiên như năm thứ nhất đại học ở những năm tiếp theo nếu giữ vững học lực giỏi khi theo học tại trường.​
Tại hội đồng thi Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng, hầu hết các TS đều đến rất sớm vừa để không mất bình tĩnh vừa có thời gian ôn lại bài.

Em Trang, thi vào ngành sư phạm Toán, nhà ở Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) cách địa điểm thi khoảng 15km nhưng hai bố con Trang đã lo đi từ lúc 4 giờ sáng.

Trang cho biết: “Thà đến đây ngồi chờ cho yên tâm còn hơn đi trễ. Vả lại đến sớm mình cũng đỡ mất bình tĩnh”.

Còn em Trâm, quê ở Quảng Ngãi, thuê phòng trọ ở gần địa điểm thi nhưng em cũng đến rất sớm.​
“Em đến đây lúc 5 giờ sáng, tranh thủ ôn lại bài một chút cho yên tâm vì còn mấy công thức em chưa nhớ lắm”, Trâm cho hay.

Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều TS cũng cho biết đã chuẩn bị bài kỹ và rất tự tin bước vào phòng thi.


DN%20xem%20lai04072010.jpg


Thí sinh tranh thủ ôn lại bài trước khi vào phòng thi. (Ảnh: Khánh Hồng)

Theo ghi nhận của chúng tôi, trên đường quốc lộ 1A đoạn từ Hội đồng thi Đà Nẵng đến Hội đồng thi Quảng Ngãi không xảy ra tình trạng kẹt xe. Lực lượng CSGT đã làm việc liên tục phân luồng để giao thông trên đoạn đường này được thông suốt.

Thanh Hóa: Sát giờ làm bài, nhiều người vẫn ra vào khu vực thi

Trong đợt thi này, tại Thanh Hóa có 11 hội đồng thi vào Trường đại học Hồng Đức. Giao thông tại Thanh Hóa không xảy ra tình trạng kẹt xe nên hầu hết TS và người nhà rất thoải mái đến các điểm thi bằng nhiều phương tiện khác nhau. Theo ghi nhận của PV tại hội đồng thi Cơ sở 3, Trường đại học Hồng Đức, chỉ có 1 TS đến muộn giờ nhưng chưa đến thời gian làm bài thi nên được các tình nguyện viên hướng dẫn và đón tiếp rất nhiệt tình tạo cho các TS đến muộn tâm lý thoải mái không bị hốt hoảng.​

thi%207.JPG

Thí sinh đến muộn nhưng vẫn kịp giờ vào làm bài thi. (Ảnh: Duy Tuyên - Lan Anh)

Tình hình thời tiết tại Thanh Hóa nắng nóng, cũng như ngày đầu làm thủ tục thi, nhiều TS đến phòng thi trong tâm trạng thoải mái, một số TS đến muộn nhưng vẫn rất bình tĩnh bước vào phòng thi.

Tại hội đồng thi Cơ sở 3, Trường đại học Hồng Đức, sát giờ làm bài thi nhưng tình hình trật tự ở đây vẫn không được đảm bảo khi có rất nhiều người ngang nhiên ra vào khu vực thi.


thi%205.JPG



thi%206.JPG


Có một số người vô tư đi vào khu vực thi tại Cơ sở 3, Trường đại học Hồng Đức. (Ảnh: Duy Tuyên - Lan Anh)

Thời tiết nắng nóng nên người nhà của các sĩ tử rất vất vả khi tìm chỗ nghỉ ngơi chờ đợi TS đi thi trong thời gian 180 phút.

thi-12.JPG

Phụ huynh tranh thủ ngủ giấc đợi con thi. (Ảnh: Duy Tuyên - Lan Anh)

TPHCM: 1 thí sinh không được vào thi vì đến quá trễ

Buổi thi đầu tiên của kỳ thi ĐH đợt 1 rơi vào Chủ Nhật nhưng nhiều phụ huynh ở TPHCM đưa con đến trường thi rất sớm vì lo ngại tình trạng kẹt xe như hôm qua. Đa phần các TS tỏ ra căng thẳng trước khi bước vào kỳ thi lớn.


Cn%20tap%20nap04072010.jpg


Điểm thi số 1 của Trường ĐH Công nghiệp tấp nập khi đèn đường còn chưa tắt. (Ảnh: Lê Phương - Minh Hà)


Tại điểm thi của Trường ĐH Công Nghiệp (Q. Gò Vấ), hai mẹ con cô Nguyễn Thị Bé Tư quê ở Đức Hòa (Long An) đến rất sớm. “Ở trọ cách đây 2km, nhưng sợ kẹt xe cô và nó đã dậy từ 3 giờ sáng chuẩn bị, tới đây lúc 4 giờ 30. Còn mình bé Bích là út nên phải lo lắng lắm”, cô Bé Tư chia sẻ.

Còn con gái cô, TS Nguyễn Thị Ngọc Bích cho biết: “Em học hết rồi, tất cả công thức cũng thuộc nhưng cũng lo lắm. Chắc vào phòng thi thì tùy cơ ứng biến”.

Tương tự thế, tại điểm thi của Trường ĐH Kinh tế Luật (ĐH Quốc Gia, Thủ Đức), hai bố con TS Thanh dù ở cạnh đó nhưng cũng đến khá sớm. Theo Thanh thì từ 4 giờ sáng, hai bố con em đã đi rồi, vì sợ không quen đường đi nhỡ lạc đường thì không biết làm sao. Cuối cùng thành ra đến quá sớm.

Các phụ huynh đưa con đều tỏ ra lo lắng. Bác Hùng ở Đắk Lắk đưa con đi thi tâm sự nếu không đi được xe buýt hay xe máy, bác sẵn sàng thuê taxi chở con đi thi. “18 năm đi học chỉ đợi chờ ngày này, phải cố gắng hết sức, tôi không tiếc gì hết, 1 triệu chứ 10 triệu tôi cũng lo cho cháu" - bác Hùng cho biết.​
Tại khu vực làng đại học Thủ Đức, mới 5g sáng, phụ huynh và TS đã đến rất đông vì sợ kẹt xe và các sự cố trên đường đi. Tuy nhiên, tình hình đường sá ở khu vực này thông thoáng nhờ lực lượng CSGT và sinh viên tình nguyện túc trực từ sáng sớm.

Tại điểm thi Khoa học Tự nhiên - cơ sở 2 (thi vào ĐH Kinh tế - Luật) đa số TS tới sớm. TS Thanh Thảo (ở Q.6) được ba chở đi từ lúc 4h nên 5h đã có mặt. “Chú sợ kẹt xe hoặc xe hư hỏng thì em sẽ trễ thi nên đi sớm cho an tâm”, ông Thành - ba của Thảo cho biết.

5h sáng, phụ huynh đứng đầy trước cổng trường. Đa số phụ huynh đều sợ trễ nên đi từ rất sớm. Trong lúc phụ huynh lo gửi xe, mua đồ ăn sáng, các TS tranh thủ ôn bài. Nhiều em tỏ ra rất tự tin. Sắp đến giờ thi nhưng Thanh (quê Thanh Hóa) không tỏ ra lo lắng. Cô bé cười rất tươi vì được bố đưa vào tận phòng thi.

Tuy nhiên, cũng có một số phụ huynh đến 7h mới đưa con tới nơi. Vừa xuống xe, các em chỉ kịp lấy giấy dự thi rồi tức tốc chạy vào phòng thi. Rất may thời gian này chưa phát đề nên không có TS nào phải “đứng ngoài”.

Sau khi con em vào phòng thi, phụ huynh cũng nhấp nhổm bắt đầu “cuộc thi” chờ đợi. Một số người chọn quán cà phê để vừa xem World Cup, vừa đợi con em mình.

TPHCM%20bat%20dau04072010.jpg


Các thí sinh tại cụm thi TPHCM bắt đầu làm buổi thi đầu tiên. (Ảnh: Lê Phương - Điền Hà - Hồng Nhung)

Tại các HĐT khác xảy ra một vài sự cố như: THPT Nguyễn Thị Diệu (Q.3) bị mất điện từ 6g - 6g45. Thầy Hoàng Văn Năng - phó chủ tịch HĐT cho biết nguyên nhân chưa được xác định. Tuy sự cố được khắc phục trước giờ làm bài nhưng cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý của TS.

Cũng tại HĐT này còn có vài việc hi hữu khác: TS tên Đạt (quê Bình Dương) chạy đến vừa lúc cánh cổng đang khép lại. Anh Tống Thanh Thọ, người chở TS Đạt giải thích: hai anh em đến đây từ rất sớm nên rủ nhau đi uống cà phê, lúc quay lại thì đã đến giờ... đóng cổng.

den%20tre04072010.jpg


Thí sinh Đạt chạy vụt vào khi kẻng báo giờ làm bài vừa dứt. (Ảnh: Lê Phương - Điền Hà - Hồng Nhung)

Không may mắn như Đạt, TS Lê Thái Bảo (quê ở Bình Thuận) vuột mất cơ hội thi ĐH vì đến nơi quá trễ: 7g30. Không ngăn nổi những giọt nước mắt tiếc nuối, em Bảo kể: ngày hôm qua em từ Bình Thuận đến TPHCM trễ, không kịp nghe phổ biến các quy chế thi. Nhà trọ ở tận ngã tư Thủ Đức, sáng nay hai anh em xuất phát từ 6 giờ, giữa đường xe hỏng, phải đi xe ôm, lại gặp những đoạn đường đông. Từ những kinh nghiệm “xương máu” lần này, Bảo sẽ chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi CĐ sắp tới.

Le%20Thai04072010.jpg


Lê Thái Bảo đến sau 7 giờ 30 em cho biết bị hỏng xe nên tới trễ. (Ảnh: Lê Phương - Điền Hà - Hồng Nhung)

TP Vinh: Phụ huynh rát mặt đội nắng chờ con làm bài

Theo ghi nhận của Dân trí, hầu hết tại các địa điểm thi ở thành phố Vinh như Đại học Vinh, THPT Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Hà Huy Tập…, ngay từ sáng sớm phụ huynh đã đưa con đến điểm thi từ rất sớm để tránh những rủi ro.​
“Tôi dậy từ 4 giờ sáng thúc con cố gắng “nhét” thêm một chút kiến thức rồi còn kịp cho môn thi đầu. Nếu đầu có xuôi thì đuôi mới lọt. Chắc ăn nhất vẫn là đưa con đi càng sớm càng tốt, tránh những bất trắc có thể xảy ra...” - anh Nguyễn Văn Thắng chở con đi thi đến từ huyện Nam Đàn, cách thành phố Vinh hơn 30km tâm sự.

khoanhkhacchocon-10.JPG


Phụ huynh dặn dò con trước lúc vào phòng thi. (Ảnh: Nguyễn Duy - Điền Bắc)

Bác Nguyễn Công Quỳnh, quê Ninh Bình, có con trai thi vào ĐH Vinh cho biết: “Nhà tui làm nông, giờ này cũng nhàn rỗi rồi nên tranh thủ cùng con đi thi. Nhưng vào Nghệ An trời nóng khủng khiếp luôn sợ thật, phải chịu thôi biết làm sao được. Nóng ruột lắm. Thằng cu nhà tôi nó thi hai khối, tiền bạc đi đi lại lại cũng khá tốn kém anh ạ. Mẹ nó bán mấy tạ thóc để hai cha con đi thi... ”.

Những ngày đầu tháng 7, thành Vinh trời càng nắng như đổ lửa cộng thêm chút gió Lào rát bỏng mặt mày. Cũng bởi vậy mà cảnh các bậc phụ huynh đội nắng chờ con là cảnh thường thấy tại khắp các điểm thi. Trong cái nắng khắc nghiệt của miền Trung, các bậc phụ huynh phơi nắng dưới vỉa hè trong lúc con làm bài thi. Có nhiều người đợi con bằng cách tìm kiếm yên xe máy đánh giấc ngủ, người thì tìm đến gốc cây, quán nước, cà phê…

khoanhkhacchocon-13.JPG


khoanhkhacchocon-16.JPG


Phụ huynh nằm võng hay nằm ngồi trên yên xe máy chờ con. (Ảnh: Nguyễn Duy - Điền Bắc)

* Dan tri
Tiếp tục cập nhật...
 
Ngay từ hơn 5h sáng nay (4/7), tại các điểm thi ĐH trên địa bàn Hà Nội đông nghẹt thí sinh và người nhà. Sự căng thẳng, lo lắng làm không gian bên ngoài trở nên im ắng khác thường. Bên trong phòng thi, sĩ tử bắt đầu làm thủ tục bước vào buổi thi.
Dưới đây là những hình ảnh trong ngày thi đại học đầu tiên năm 2010.




1.jpg


Phía ngoài điểm thi của trường ĐHTM trên phố Thái Thịnh
2.jpg


Các thí sinh chờ vào làm thủ tục trước khi vào phòng thi

3.jpg


Những vật dụng thiết yếu được bỏ sẵn ra ngoài
4.jpg


Gương mặt một phụ huynh
5.jpg


Bắt đầu vào phòng thi
2566.jpg


Đối chiếu hình ảnh của các sĩ tử
2ec7.jpg


Bên trong một phòng thi của trường ĐHNT
8.jpg


Một thí sinh bị ốm nhưng vẫn cố gắng đi thi
9.jpg


Phổ biến các qui định trước giờ bóc đề
10.jpg


Phát giấy thi
11.jpg


Sự căng thẳng của thí sinh
12.jpg


Túi đựng đề thi được niêm phong kín
Hữu Nghị - Dantri

 
Đi coi thi không chỉ là dịp để “ra oai”, đó còn là dịp để các chàng sinh viên tranh thủ “điểm mặt người đẹp”, nhắm dần đích bắn của “mũi tên tình ái”. Song cũng có trường hợp cũng vì “cái vẻ thích lên mặt” của mình nên đã bị thí sinh dằn mặt.

Ngẩn người vì thí sinh đẹp quá!

Tình huống của sinh viên N.Đ.C coi ở cụm Cao đẳng sư phạm Trung ương nghe khá "thú vị”-như lời bạn cười, cho biết. Sáng 9/7/2009, thi môn văn khối D, trong phòng thi có một em gái mặc cái áo cổ trễ.


images1986632_anh8.jpg


Không ít chàng sinh viên đi coi thi ĐH cũng ngẩn người vì vẻ đẹp của các thí sinh
(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, Nguồn: TPO).

Theo tính toán của sinh viên N.Đ.C thì giám thị phải có ít nhất 4 lần “chạm trán” các em thí sinh.


Đó là: lúc gọi thí sinh vào, phát giấy thi và nháp, lúc ký tên vào tờ giấy thi, cuối cùng là lúc nộp bài.


“Nhiều lần như vậy, phần ngực của cô bé lồ lộ ra khiến mình không thể không nhìn. Giám thị thường phải đi lại quanh phòng nên trên dưới 10 lần mình dán mắt vào “chỗ” đó”.


Đ.C kể rằng, chính cậu cũng cảm thấy ngại vì cái “không mời mà đến” đó. May sao, phòng thi còn một giám thị là cô giáo có kinh nghiệm nên buổi thi diễn ra suôn sẻ.


Gần giống trường hợp của Đ.C là trường hợp của N.C, coi thi ở cụm trường Học viện Báo chí - Tuyên truyền. Tự nhận mình là “kẻ dễ rung động trước phái đẹp” nên được chọn làm giám thị coi thi ĐH là cơ hội để N.C phát huy “sở trường” của bản thân.


Vào phòng thi, thấy có cô học sinh tóc dài, áo trắng, dáng người cao dáo, thướt tha, N.C “kết liền”. Không dám quá “tập trung” vào cô bé, sợ ảnh hưởng đến các thí sinh xung quanh cũng như công việc coi thi của bản thân, cậu chỉ “tranh thủ” ngắm em những lúc về chỗ ngồi dưới phòng thi của mình.


Song, mấy cậu bạn cùng lớp vẫn phải bái phục N.C vì cậu đã nhanh tay ghi được tên tuổi, số báo danh, địa chỉ, phòng thi, mã ngành đăng kí nguyện của em kia trước ghi hết giờ rồi. “Lúc nào có kết quả thi, mình sẽ ra coi. Biết đâu sau này em nó đỗ, có cơ hội tìm hiểu nhau thì sao?”- N.C hóm hỉnh, nói nửa đùa nửa thật.


Bị "dằn mặt" vì làm nghiêm


Dương Tuấn Việt, sinh viên năm cuối của Trường ĐHBK Đà Nẵng bị một thí sinh "dằn mặt".
Việt kể: “Thấy thí sinh nam ấy cứ ngồi nhấp nhổm, hết quay sang bên này lại quay qua bên khác. Cậu ta tỏ vẻ khó chịu khi mình nhắc nhở. Sau đó, thí sinh này tiếp tục có nhiều hành vi khó chịu, Việt quyết định nhắc lần nữa và dọa sẽ đánh dấu bài.


Biết không làm được gì nên thí sinh đã ngồi im làm bài. Nhưng sau giờ thi, thí sinh nộp giấy trắng và đưa cho Việt một mảnh giấy nháp. Việt quá hoảng sợ vì những lời lẽ ngôn từ trong đó. Tuy vất vào sọt rác rồi, nhưng Việt vẫn bị ám ảnh bởi những gì viết trong thư: những lời thù hằn, đe dọa, trù úm… kiểu: “Mày thích lên mặt với tao à. Cái dạng mày ra đường phệt cho phát mới biết thế nào là lễ độ”.
Việt nói: “Coi thi xong mình phải về quê sớm vì sợ. Không thể ngờ được thí sinh đó đó lại viết được những lời độc địa như thế”.


Để tránh những tình huống “khóc dở mếu dở” như thế, kinh nghiệm của nhiều thầy cô từng làm giám thị coi thi là: “Sinh viên nên ăn mặc lịch sự và mang tính chất sư phạm. Không phải cầu kỳ quá mức nhưng áo quần nên dài dài một chút và đừng quá trẻ trung, hoặc xì tin. Sinh viên thường chọn cách ăn mặc thoải mái nhưng... để lộ nhiều da thịt quá sẽ làm cho các thí sinh mất tập trung.
Dẫu rằng, khoảng thời gian được thử thách ở vị trí giám thị khá ngắn, biết bao câu chuyện, tình huống đã xảy ra nhưng hầu hết các bạn sinh viên đều tâm sự mình "lớn lên" nhiều từ lần trải nghiệm làm công việc này. Những kỉ niệm vui buồn vẫn được mọi nguời kể cho nhau nghe khi mùa thi sắp tới.


"Đâu phải mọi sinh viên đều được chọn làm giám thị. Học lực phải vào dạng khá giỏi, đạo đức, sức khỏe phải tốt. Lựa chọn kĩ càng lắm" - Đ.C chia sẻ: "Sau mỗi buổi thi, sinh viên chúng mình là ngồi trò chuyện với nhau, hiểu nhau hơn".



Theo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy 2010, nếu thiếu cán bộ coi thi, Ban Coi thi được phép sử dụng sinh viên các năm cuối đang học tại trường mình.

Bên cạnh đó, trong trường hợp thiếu cán bộ coi thi, Ban coi thi cũng có thể mời giảng viên của các trường khác, giáo viên các trường trung học, cán bộ đang công tác tại các cơ quan chủ quản cấp trên của trường làm cán bộ coi thi nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của trường hoặc cơ quan quản lý cán bộ, giáo viên.

Cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi và các thành viên khác của Ban Coi thi phải là những cán bộ có tinh thần trách nhiệm, vô tư, trung thực, không được làm nhiệm vụ tại điểm thi có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi.

Mọi cán bộ coi thi và các thành viên khác của Ban Coi thi, kể cả sinh viên hoặc cán bộ, giáo viên của các trường và các cơ quan khác đều phải thực hiện các quy định của Quy chế tuyển sinh, nếu sai phạm đều bị xử lý theo quy định.


Nguồn : VNN
 
Là sinh viên, có đi làm giám thị mới thấy thương giám thị vất vả lo cho kỉ luật phòng thi được diễn ra nghiêm túc. Và cũng là sinh viên đi coi thi ĐH - CĐ mới gặp phải những tình huống bi hài như thế.

Em có được nhai kẹo cao su trong phòng thi không ạ?

Vừa kết thúc kỳ thi tốt nghiệp, Nguyễn Thị Thuỳ Linh, sinh viên khoa Kinh tế Nông nghiệp của Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội liền đăng ký tham gia coi thi kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 – 2010 cho trường.


Không chỉ lo lắng, dường như Linh mất ngủ cả buổi tối ngày mùng 3/7 vì nghĩ đến nhiệm vụ của ngày hôm sau.





images1986564_coithi4.jpg

Các bạn sinh viên đi coi thi thường được sắp xếp ở vị trí
giám thị 2, phía cuối phòng thi để quan sát các thí sinh (Ảnh: news.vnu.edu.vn).


Linh tâm sự: “Ra đường từ sớm trong trời mưa như trút nước rồi lại bị tắc đường vì người nhà đưa thí sinh đi thi, mình tự nhiên thấy buồn thế nào ấy. Nhưng cũng thấy thương cho chính những thí sinh và người nhà của họ. Lúc đó, mình chỉ ước mong cho các em ấy làm bài đỗ hết để thoả lòng mong mỏi.”


Hai ngày thi cũng trôi qua không có gì căng thẳng như Linh nghĩ ban đầu. Nhưng có những chuyện mà Linh nhớ mãi không quên.
“Buổi sáng đầu tiên thi môn Toán khối A, khi chỉ còn khoảng 15 phút nữa thì bóc đề thì, một thí sinh đứng dậy nét mặt đầy căng thẳng nói với mình, giọng run run:



“Thưa cô, nếu trong lúc làm bài em bị mất tinh thần quá em chó thể nhai kẹo cao su được không ạ?”. Nghe vậy mình thấy buồn cười, lại thấy thương em ấy. Nhưng quả thực lúc ấy mình cũng bối rối. Bởi trong quy chế thì không quy định có được nhai kẹo cao su trong lúc làm bài hay không.”




Bị trêu vì “teen” quá

Cũng như Thùy Linh, trước ngày thi, “giám thị” Nguyễn Thuỳ Dương - sinh viên khoa Thương mại quốc tế cũng lo lắng đến mất ngủ như Linh. Nhưng tình huống Dương gặp phải trong kỳ thi cũng là tình huống mà không ít giám thị trẻ gặp phải.
“Hình như bọn mình không giấu được nét sinh viên trên mặt khi đi coi thi hay sao ấy” - Dương kể.




images1986591_coithi5.jpg

Cán bộ coi thi kiểm tra, sửa chữa sai sót thông tin trong hồ sơ của thí sinh trong ngày làm thủ tục dự thi (Ảnh: cdts.edu.vn)

“Trong lúc đợi bóc đề, một thí sinh ngồi ở dưới giơ cao tay ý kiến. Mình nhiệt tình đến xem thí sinh có vấn đề gì. Vừa đến nơi thí sinh ấy cười toe toét và hỏi mình có phải ở trường Kinh tế quốc dân, con gái ai cũng xinh như mình không? Nghe xong mình ngại quá, mặt đỏ phừng phừng. Nhưng với bản tính hơi đanh đá mình liền nói: bạn cứ thi đỗ rồi sẽ biết.”


Tham gia vào kỳ thi tuyển sinh, mỗi giám thị đều mang về cho mình những câu chuyện dở khóc dở cười như thế. Nhưng ai cũng thấy vui và tự hào. Dương ước: “Dù kỳ thi mang lại cho mình nhiều căng thẳng và lo lắng nhưng mình vẫn thấy rất thích. Mình vẫn rất chờ đợi kỳ thi để được một lần đứng trên bục giảng để đưa mắt nhìn những “học trò ngây thơ” và thấy “học trò” nhìn lại mình bằng đôi mắt ngưỡng mộ”.




Em mà đỗ trường này, em theo chị suốt!

Đi coi thi hai đợt nhưng đợt thứ hai làm Hoàng Thị Mai, năm 3, SV Trường ĐH Thương mại thấy rất ngộ nghĩnh vì một thí sinh tại cụm thi mà mình trông.


Buổi sáng 10/7 thi tiếng Anh, có một thí sinh nam lôi tờ giấy nháp còn trắng nguyên ra viết to chữ “I LOVE YOU” – rồi tỉ mẫn tô vẽ. Cậu ta ngại, vừa lấy tay che vừa viết viết vẽ vẽ...


Sau khi ra khỏi phòng thi lẽ ra không phải nộp giấy nháp, cậu ta vẫn đưa giấy nháp cho Mai. Trong đó là một bức thư tình với thể thơ bốn chữ với nội dung tình yêu khá mùi mẫn. Mai choáng toàn tập, chưa kịp định thần đã bị cậu bé dúi vào tay một mẩu giấy có ghi số điện thoại của cậu ta. Không những thế thí sinh này còn nói thêm: “Chị nhé! Nhớ phải liên lạc với em. Nếu không liên lạc thì em mà đỗ trường này, em đi theo chị suốt”.



  • Văn Đức
  • VNN
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top