HÌNH HỌC 8. CHƯƠNG 4: BÀI 7: HÌNH CHÓP ĐỀU VÀ HÌNH CHÓP CỤT ĐỀU
Bài 7. Hình chóp đều và hình chóp cụt đều
1. Hình chóp
Hình 116 là một hình chóp. Nó có mặt đáy là một đa giác và các mặt bên là những tam giác có chung một đỉnh. Đỉnh chung này gọi là đỉnhcủa hình chóp.
Đường thẳng đi qua đỉnh và vuông góc với mặt phẳng đáy gọi là đường cao của hình chóp.
Trong hình 116, hình chóp S.ABCD có đỉnh là S, đáy là tứ giác ABCD, ta gọi đó là hình chóp tứ giác.
2. Hình chóp đều
Hình chóp S.ABCD trên hình 117 có đáy là hình vuông, các mặt bên SAB, SBC, SCD và SDA là những tam giác cân bằng nhau. Ta gọi S.ABCD là hình chóp tứ giác đều.
Hình chóp đều là hình chóp có mặt đáy là một đa giác đều, các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh (là đỉnh của hình chóp).
Trên hình chóp đều S.ABCD (h.117):
- Chân đường cao H là tâm của đường tròn đi qua các đỉnh của mặt đáy.
- Đường cao vẽ từ đỉnh S của mỗi mặt bên của hình chóp đều được gọi là trung đoạn của hình chóp đó.
? Cắt từ tấm bìa cứng thành các hình như ở hình 118 rồi gấp lại để có những hình chóp đều.
3. Hình chóp cụt đều
Cắt hình chóp đều bằng một mặt phẳng song song với đáy (h.119). Phần hình chóp nằm giữa mặt phẳng đó và mặt phẳng đáy của hình chóp gọi là hình chóp cụt đều.
Nhận xét. Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là một hình thang cân. Chẳng hạn mặt bên MNCB là một hình thang cân.
BÀI TẬP
36. Quan sát hình 120 và điền cụm từ và số thích hợp vào các ô trống ở bảng sau, biết rằng các
hình đã cho là những hình chóp đều.
37. Hãy xét sự đúng, sai của các phát biểu sau :
a) Hình chóp đều có đáy là hình thoi và chân đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo của đáy.
b) Hình chóp đều có đáy là hình chữ nhật và chân đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo của đáy.
38. Trong các tấm bìa ở hình 121, em gấp lại tấm bìa nào thì có được một hình chóp đều?
39. Thực hành. Từ tờ giấy cắt ra một hình vuông rồi thực hiện các thao tác theo thứ tự từ 1 đến 6 để có thể ghép được các mặt bên của một hình chóp tứ giác đều (h.122).
NGUỒN SƯU TẦM