Hình 8: Bài 5: Dựng hình bằng thước và compa - Dựng hình thang (bằng thước và compa)

Thandieu2

Thần Điêu
HÌNH HỌC 8: CHƯƠNG 1: TỨ GIÁC

BÀI 5: DỰNG HÌNH BẰNG THƯỚC VÀ COMPA -
DỰNG HÌNH THANG - BẰNG THƯỚC VÀ COMPA

I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN:


Các bước giải một bài toán dựng hình

1. Phân tích: Giả sử đã dựng được hình thỏa mãn tất cả các yếu tố, yêu cầu của bài toán. Căn cứ vào đó xét mối liên hệ giữa các bộ phận, các yếu tốt của mình để định ra nên dựng bộ phận hoặc yếu tố nào của hình trước sao cho từ đó có thể dựng được hình cần dựng.

2. Cách dựng: Dựa vào bước phân tích ở trên, lần lượt nêu rõ các phép dựng và thể hiện các phép dựng trên hình vẽ.

3. Chứng minh: Bằng lập luận, chứng tỏ rằng hình đã dựng thỏa mãn các điều kiện của bài toán.

4. Biện luận: Với điều kiện của giả thiết thì các phép dựng đã nêu ở trên thực hiện được? Khi đó có bao nhiêu nghiệm hình?
 
Dựng hình bằng thước và compa - Nguồn: vnschool.net

L8_Ch1_B5_h.jpg


1. Bài toán dựng hình

Ta đã biết vẽ hình bằng nhiều dụng cụ : thước (thước thẳng), compa, êke, thước đo góc, … . Ta xét các bài toán vẽ hình mà chỉ sử dụng hai dụng cụ là thước và compa, chúng được gọi là các bài toán dựng hình.
Với thước, ta có thể :
- Vẽ được một đường thẳng khi biết hai điểm của nó.
- Vẽ được một đoạn thẳng khi biết hai đầu mút của nó.
- Vẽ được một tia khi biết gốc và một điểm của tia.
Với compa, ta có thể vẽ được một đường tròn khi biết tâm và bán kính của nó.

2. Các bài toán dựng hình đã biết

Ở hình học lớp 6 và hình học lớp 7, với thước và compa, ta đã biết cách giải các bài toán dựng hình sau :
a) Dựng một đoạn thẳng bằng một đoạn thẳng cho trước (h. 46a).
b) Dựng một góc bằng một góc cho trước (h. 46b).
c) Dựng đường trung trực của một đoạn thẳng cho trước, dựng trung điểm của một đoạn thẳng cho trước (h. 46c).
L8_Ch1_h46a.jpg

Hình 46a
Tải trực tiếp tệp hình học động:L8_Ch1_h46a.zir
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

L8_Ch1_h46b.jpg

Hình 46b
Tải trực tiếp tệp hình học động:L8_Ch1_h46b.zir
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

L8_Ch1_h46c.jpg

Hình 46c
Tải trực tiếp tệp hình học động:L8_Ch1_h46c.zir
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

d) Dựng tia phân giác của một góc cho trước (h. 47a).
e) Qua một điểm cho trước, dựng đường thẳng vuông góc với một đường thẳng cho trước. (h. 47b).
g) Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước, dựng đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước (h. 47c).
h) Dựng tam giác biết ba cạnh, hoặc biết hai cạnh và góc xen giữa, hoặc biết một cạnh và hai góc kề (dựa vào các bài toán a) và b)).
L8_Ch1_h47a.jpg

Hình 47a
Tải trực tiếp tệp hình học động:L8_Ch1_h47a.zir
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

L8_Ch1_h47b.jpg

Hình 47b
Tải trực tiếp tệp hình học động:L8_Ch1_h47b.zir
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

L8_Ch1_h47c.jpg

Hình 47c
Tải trực tiếp tệp hình học động:L8_Ch1_h47c.zir
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

Ta được sử dụng các bài toán dựng hình trên để giải các bài toán dựng hình khác.

3. Dựng hình thang

Ví dụ. Dựng hình thang ABCD biết đáy AB = 3cm, đáy CD = 4cm, cạnh bên AD = 2cm,
L8_Ch1_B5_h1.jpg
.
Giải. (h. 48)
L8_Ch1_h48.jpg

Hình 48
Tải trực tiếp tệp hình học động:L8_Ch1_h48.zir
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

a) Phân tích
Giả sử đã dựng được hình thang ABCD thỏa mãn yêu cầu của đề bài. Tam giác ACD dựng được vì biết hai cạnh và góc xen giữa. Điểm B phải thỏa mãn hai điều kiện :
- B nằm trên đường thẳng đi qua A và song song với CD.
- B cách A một khoảng 3cm nên nằm trên đường tròn tâm A bán kính 3cm.
b) Cách dựng
- Dựng ACD có
L8_Ch1_B5_h1.jpg
, DC = 4cm, DA = 2cm.
- Dựng tia Ax song song với DC (tia Ax và điểm C nằm trong cùng một nửa mặt phẳng bờ AD).
- Dựng điểm B trên tia Ax sao cho AB = 3cm. Kẻ đoạn thẳng BC.
c) Chứng minh
Tứ giác ABCD là hình thang vì AB // CD.
Hình thang ABCD có CD = 4cm,
L8_Ch1_B5_h1.jpg
, AD = 2cm, AB = 3cm nên thỏa mãn yêu cầu của bài toán.
d) Biện luận
Ta luôn dựng được một hình thang thỏa mãn điều kiện của đề bài.

BÀI TẬP

29. Dựng tam giác ABC vuông tại A, biết cạnh huyền BC = 4cm, góc nhọn
L8_Ch1_B5_h2.jpg
.
30. Dựng tam giác ABC vuông tại B, biết cạnh huyền AC = 4cm, cạnh góc vuông BC = 2cm.
31. Dựng hình thang ABCD (AB // CD), biết AB = AD = 2cm, AC = DC = 4cm.


LUYỆN TẬP
32. Hãy dựng một góc bằng
L8_Ch1_B5_h3.jpg
.
33. Dựng hình thang cân ABCD, biết đáy CD = 3cm, đường chéo AC = 4cm,
L8_Ch1_B5_h4.jpg
.
34. Dựng hình thang ABCD, biết
L8_Ch1_B5_h5.jpg
, đáy CD = 3cm, cạnh bên AD = 2cm, cạnh bên BC = 3cm.
 

Trending content

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top