Hình 6: Bài 8: Đường tròn

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Thandieu2

Thần Điêu
HÌNH HỌC 6: CHƯƠNG 2: BÀI 8: ĐƯỜNG TRÒN


bai8chuong2_1.jpg


1. Đường tròn và hình tròn

Dùng compa ta vẽ được đường tròn. Trên hình 43a, ta có đường tròn tâm O, bán kính OM = 1,7cm.

Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu (O;R).
bai8chuong2_2.jpg



Trên hình 43b:

M là điểm nằm trên (thuộc) đường tròn.

N là điểm nằm bên trong đường tròn.

P là điểm nằm bên ngoài đường tròn.

Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó.


2. Cung và dây cung


- Giả sử A, B là hai điểm nằm trên dường tròn tâm O (h.44). Hai điểm này chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần gọi là một cung tròn (gọi tắt là cung).

Hai điểm A, B là hai mút của cung.
bai8chuong2_3.jpg



bai8chuong2_4.jpg



Trường hợp A, B thẳng hàng với O thì mỗi cung là một nửa đường tròn (h.45).

- Đoạn thẳng nối hai mút của cung là dây cung (gọi tắt là dây). Dây đi qua tâm là đường kính.

Trên hình 45, CD là dây, AB là đường kính.

Đường kính dài gấp đôi bán kính.


3. Một công dụng khác của compa


Ví dụ 1. Cho hai đoạn thẳng AB và MN. Dùng compa so sánh hai đoạn thẳng ấy mà không đo độ dài từng đoạn thẳng.

Cách làm: Ta dùng compa và thực hiện theo hình 46.
bai8chuong2_5.jpg



Kết luận: AB

Ví dụ 2. Cho hai đoạn thẳng AB và CD. Làm thế nào để biết tổng độ dài của hai đoạn thẳng đó mà không đo riêng từng đoạn thẳng ?

Cách làm:

- Vẽ tia Ox bất kì (dùng thước thẳng).

- Trên tia Ox, vẽ đoạn thẳng OM bằng đoạn thẳng AB (dùng compa).

- Trên tia Mx, vẽ đoạn thẳng MN bằng đoạn thẳng CD (dùng compa).

- Đo đoạn thẳng ON (dùng thước có chia khoảng).

Độ dài đoạn thẳng ON bằng tổng độ dài hai đoạn thẳng AB và CD.

Trên hình 47, với AB = 3cm, CD = 3,5cm ta có :

ON = OM + MN = AB + CD = 6,5cm.

bai8chuong2_6.jpg


Bài tập

38. Trên hình 48, ta có hai đường tròn (O; 2cm) và (A; 2cm) cắt nhau tại C, D. Điểm A nằm trên đường tròn tâm O.
bai8chuong2_7.jpg



a) Vẽ đường tròn tâm C, bán kính 2 cm.

b) Vì sao đường tròn (C; 2cm) đi qua O, A ?

39. Trên hình 49, ta có hai đường tròn (A; 3cm) và (B; 2cm) cắt nhau tại C, D. AB =4cm.
Đường tròn tâm A, B lần lượt cắt đoạn thẳng AB tại K, I.
bai8chuong2_8.jpg



a) Tính CA, CB, DA, DB.

b) I có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không ?

c) Tính IK.

40. Với compa, hãy so sánh các đoạn thẳng trong hình 50 rồi đánh cùng một dấu cho các đoạn thẳng bằng nhau.
bai8chuong2_9.jpg



41. Đố: Xem hình 51. So sánh AB + BC + AC với OM bằng mắt rồi kiểm tra bằng dụng cụ.
bai8chuong2_10.jpg



42. Vẽ lại các hình sau (đúng kích thước như hình đã cho):
bai8chuong2_11.jpg


bai8chuong2_12.jpg



bai8chuong2_13.jpg



bai8chuong2_14.jpg


NGUỒN: SƯU TẦM
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top