Hình 6: Bài 3: Số đo góc

Thandieu2

Thần Điêu
HÌNH HỌC 6. CHƯƠNG 2: BÀI 3: SỐ ĐO GÓC


bai3chuong2_1.jpg


1. Đo góc


Thước đo góc (h.9) là một nửa hình tròn được chia thành 180 phần bằng nhau và được ghi từ 0 (độ) đến 180 (độ). Ta gọi tâm của nửa hình tròn này là tâm của thước.


bai3chuong2_2.jpg



Muốn đo góc xOy (h.10a), ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh O của góc (h.10b), một cạnh của góc (chẳng hạn Oy) đi qua vạch O của thước (h.10c). Giả sử cạnh kia của góc (tia Ox) đi qua vạch 105 (h.10c). Ta nói: Góc xOy có số đo 105 độ (góc xOy bằng 105 độ).
bai3chuong2_3.jpg



bai3chuong2_4.jpg





bai3chuong2_5.jpg





Ta cũng kí hiệu số đo của góc xOy là
bai3chuong2_1a.jpg
Góc có số đo 105[SUP]0[/SUP] còn gọi là góc 105[SUP]0[/SUP].

Nhận xét: Mỗi góc có một số đo. Số đo của góc bẹt là 180[SUP]0[/SUP] .

Số đo của mỗi góc không vượt quá 180[SUP]0[/SUP] .

?1 Đo độ mở của cái kéo (h.11), của compa (h.12).
bai3chuong2_6.jpg

bai3chuong2_7.jpg

Chú ý

a) Trên thước đo góc, người ta ghi các số từ 0 đến 180 ở hai vòng cung theo hai chiều ngược nhau để việc đo góc được thuận tiện (h.13).
bai3chuong2_8.jpg




bai3chuong2_9.jpg



bai3chuong2_10.jpg



b) Các đơn vị đo góc nhỏ hơn độ là phút kí hiệu là và giây kí hiệu là .

bai3chuong2_22.jpg


2. So sánh hai góc

Ta so sánh hai góc bằng cách so sánh các số đo của chúng.

Hai góc bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau.

Hai góc bằng nhau ở hình 14 được kí hiệu là
bai3chuong2_1b.jpg

Góc sOt lớn hơn góc pIq nếu số đo của góc sOt lớn hơn số đo của góc pIq, ta viết :
bai3chuong2_1c.jpg

Khi đó, ta còn nói : góc pIq nhỏ hơn góc sOt và viết
bai3chuong2_1d.jpg

bai3chuong2_11.jpg




bai3chuong2_12.jpg





?2 Ở hình 16, điểm I là trung điểm của đoạn thẳng BC. Hãy đo để kiểm tra xem hai góc BAI và IAC có bằng nhau không ?
bai3chuong2_13.jpg





3. Góc vuông. Góc nhọn. Góc tù


Góc có số đo bằng 90[SUP]0[/SUP] là góc vuông. Số đo của góc vuông còn được kí hiệu là 1v.

Góc nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn.

Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.

bai3chuong2_14.jpg




Bài tập

11. Nhìn hình 18. Đọc số đo của các góc xOy, xOz, xOt.
bai3chuong2_15.jpg





12. Đo các góc BAC, ABC, ACB ở hình 19. So sánh các góc ấy.
bai3chuong2_16.jpg




13. Đo các góc ILK, IKL, LIK ở hình 20.
bai3chuong2_17.jpg



14. Xem hình 21. Ước lượng bằng mắt xem góc nào vuông, nhọn, tù, bẹt.

Dùng góc vuông của êke để kiểm tra lại kết quả. Dùng thước đo góc tìm số đo mỗi góc.
bai3chuong2_18.jpg





15. Ta có thể xem kim phút và kim giờ của đồng hồ là hai tia chung gốc (gốc trùng với trục quay của hai kim). Tại mỗi thời điểm hai kim tạo thành một góc. Tìm số đo của góc lúc 2 giờ, 3 giờ, 5 giờ, 6 giờ, 10 giờ.

16. Khi hai tia Ox, Oy trùng nhau, trong trường hợp cần thiết, ta cũng coi xOy là một góc và gọi là “góc không”. Số đo của góc không là 0[SUP]0[/SUP] . Tìm số đo của góc tạo bởi kim phút và kim giờ của đồng hồ vào lúc 12 giờ.

17. Đố: Một học sinh đề nghị làm một “thước đo góc hình chữ nhật” như hình 22, các đoạn thẳng trên các cạnh BC, CD, DA có độ dài bằng nhau.

Hãy đo để kiểm tra xem thước đó đúng hay sai.
bai3chuong2_19.jpg



NGUỒN: SƯU TẦM
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top