Hình 11: Bài 2: Phép tịnh tiến

Thandieu2

Thần Điêu
Hình 11 - Chương I - Bài 2. Phép tịnh tiến.

Khi đẩy một cánh cửa trượt sao cho chốt cửa dịch chuyển từ vị trí A đến vị trí B ta thấy từng điểm của cánh cửa cũng được dịch chuyển một đoạn bằng AB và theo hướng từ A đến B (h.1.2). Khi đó ta nói cánh cửa được tịnh tiến theo vectơ
L11_Ch1_b2_note1.jpg
.




L11_Ch1_h1.2.jpg



I. Định nghĩa
Trong mặt phẳng cho vectơ
L11_Ch1_b2_note2.jpg
. Phép biến hình biến mỗi điểm M thành điểm M’ sao cho
L11_Ch1_b2_note3.jpg
được gọi là phép tịnh tiến theo vectơ
L11_Ch1_b2_note2.jpg
.

Phép tịnh tiến theo vectơ
L11_Ch1_b2_note2.jpg
thường được ký hiệu là
L11_Ch1_b2_note4.jpg
được gọi là vectơ tịnh tiến.


L11_Ch1_h1.3.jpg



Như vậy:
L11_Ch1_b2_note5.jpg

Phép tịnh tiến theo vectơ – không chính là phép đồng nhất.
Ví dụ:

L11_Ch1_h1.4a.jpg





L11_Ch1_h1.4b.jpg



?1. Cho hai tam giác đều ABE và BCD bằng nhau trên hình 1.5. Tìm phép tịnh tiến biến ba điểm A, B, E theo thứ tự thành ba điểm B, C, D.

L11_Ch1_h1.5.jpg




Bạn có biết?

Vẽ những hình giống nhau có thể lát kín mặt phẳng là hứng thú của nhiều họa sĩ. Một trong những người nổi tiếng theo khuynh hướng đó là Mô-rit Cooc-ne-li Et-se (Maurits Cornelis Escher), họa sĩ người Hà Lan (1898 - 1972). Những bức tranh của ông được hàng triệu người trên thế giới ưa chuộng vì chẳng những rất đẹp mà còn chứa đựng những nội dung toán học sâu sắc. Sau đây là tranh của ông.


L11_Ch1_b2_note6.jpg



II. Tính chất

Tính chất 1.

L11_Ch1_h1.6.jpg




L11_Ch1_b2_note7.jpg

Nói cách khác, phép tính tiến bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ. Từ tính chất 1 ta chứng minh được tính chất sau.

Tính chất 2

Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó, biến tam giác thành tam giác bằng nó, biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính (h.1.7).

L11_Ch1_h1.7.jpg



?2. Nêu cách xác định ảnh của đường thẳng d qua phép tịnh tiến theo vectơ
L11_Ch1_b2_note2.jpg
.


III. Biểu thức tọa độ

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho vectơ
L11_Ch1_b2_note8.jpg
(h.1.8).

Với mỗi điểm M(x;y) ta có M’(x’; y’) là ảnh của M qua phép tịnh tiến theo vectơ
L11_Ch1_b2_note2.jpg
.


L11_Ch1_h1.8.jpg




?3. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho vectơ
L11_Ch1_b2_note9.jpg
.Tìm tọa độ của điểm M’ là ảnh của điểm M(3; -1) qua phép tịnh tiến
L11_Ch1_b2_note10.jpg
.




Bài tập

1. Chứng minh rằng:
L11_Ch1_b2_note11.jpg

2. Cho tam giác ABC có G là trọng tâm.

Xác định ảnh của tam giác ABC qua phép tịnh tiến theo vectơ
L11_Ch1_b2_note12.jpg
.

Xác định điểm D sao cho phép tịnh tiến theo vectơ
L11_Ch1_b2_note12.jpg
biến D thành A.


3. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho:

Vectơ
L11_Ch1_b2_note13.jpg
, hai điểm A(3; 5), B(-1;1) và đường thẳng d có phương trình x – 2y + 3 = 0.

a. Tìm tọa độ của các điểm A’, B’ theo thứ tự là ảnh của A, B qua phép tịnh tiến theo
L11_Ch1_b2_note2.jpg
.

b. Tìm tọa độ của điểm C sao cho A là ảnh của C qua phép tịnh tiến theo
L11_Ch1_b2_note2.jpg
.

c. Tìm phương trình của đường thẳng d’ là ảnh của d qua phép tịnh tiến theo
L11_Ch1_b2_note2.jpg
.


4. Cho hai đường thẳng a và b song song với nhau. Hãy chỉ ra một phép tịnh tiến biến a thành b. Có bao nhiêu phép tịnh tiến như thế?

Sưu tầm
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top