Hình 10. Chương 1. Bài 1: Các định nghĩa

Thandieu2

Thần Điêu
HÌNH 10. CHƯƠNG 1: VECTO. BÀI 1: CÁC ĐỊNH NGHĨA



Chương 1. VECTƠ
Vecto

- Tổng và hiệu của hai vecto

- Tích của vecto với một số

- Toạ độ của vecto và toạ độ của điểm


Lop10C1B1_1.jpg


Trong vật lí ta thường gặp các đại lượng có hướng như lực, vận tốc, ... Người ta thường dùng vecto để biểu diễn các đại lượng đó.

BÀI 1. CÁC ĐỊNH NGHĨA

1. Khái niệm vectơ
Lop10C1B1_2.jpg




Các mũi tên trong hình 1.1 biểu diễn hướng chuyển động của ô tô và máy bay.
Cho đoạn thẳng AB. Nếu ta chọn điểm A làm điểm đầu, điểm B làm điểm cuối thì đoạn thẳng AB có hướng từ A đến B. Khi đó ta nói AB là một đoạn thẳng có hướng.

Định nghĩa

Lop10C1B1_3.jpg

Lop10C1B1_4.jpg




Vec tơ có điểm đầu A, điểm cuối B được kí hiệu là
Lop10C1B1_1a.jpg
và đọc là “vectơ AB”. Để vẽ vectơ
Lop10C1B1_1a.jpg
ta vẽ đoạn thẳng AB và đánh dấu mũi tên ở đầu mút B (h.1.2a).
Vectơ còn được kí hiệu là
Lop10C1B1_1b.jpg
khi không cần chỉ rõ điểm đầu và điểm cuối của nó (h.1.2b).

1. Với hai điểm A, B phân biệt ta có được bao nhiêu vectơ có điểm đầu và điểm cuối là A hoặc B.

2. Vectơ cùng phương, vectơ cùng hướng
Đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của một vectơ được gọi là giá của vectơ đó.

2. Hãy nhận xét về vị trí tương đối của các giá của các cặp vectơ sau:
Lop10C1B1_1c.jpg

Lop10C1B1_5.jpg



Định nghĩa

Lop10C1B1_6.jpg


Trên hình 1.3, hai vectơ
Lop10C1B1_1d.jpg
cùng phương và có cùng hướng đi từ trái sang phải. Ta nói
Lop10C1B1_1d.jpg
là hai vectơ cùng hướng. Hai vectơ
Lop10C1B1_1e.jpg
cùng phương nhưng có hướng ngược nhau. Ta nói hai vectơ
Lop10C1B1_1e.jpg
hai vectơ ngược hướng.
Như vậy, nếu hai vectơ cùng phương thì chúng chỉ có thể cùng hướng hoặc ngược hướng.

Nhận xét.
Ba điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi hai vectơ
Lop10C1B1_1f.jpg
cùng phương.
Thật vậy, nếu hai vectơ
Lop10C1B1_1f.jpg
cùng phương thì hai đường thẳng AB và AC song song hoặc trùng nhau. Vì chúng có chung điểm A nên chúng phải trùng nhau. Vậy ba điểm A, B, C thẳng hàng.
Ngược lại, nếu ba điểm A, B, C thẳng hàng thì hai vectơ
Lop10C1B1_1f.jpg
có giá trùng nhau nên chúng cùng phương.

3. Khẳng định sau đúng hay sai:
Nếu ba điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng thì hai vectơ
Lop10C1B1_1i.jpg
cùng hướng.

3. Hai vectơ bằng nhau

Mỗi vectơ có một độ dài, đó là khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của vectơ đó. Độ dài của
Lop10C1B1_1a.jpg
được kí hiệu là
Lop10C1B1_1g.jpg

Vectơ có độ dài bằng 1 được gọi là vectơ đơn vị.
Hai vectơ
Lop10C1B1_1h.jpg
được gọi là bằng nhau nếu chúng cùng hướng và có cùng độ dài, kí hiệu
Lop10C1B1_1k.jpg
.
Chú ý. Khi cho trước vectơ
Lop10C1B1_2b.jpg
và điểm O, thì ta luôn tìm được một điểm A duy nhất sao cho
Lop10C1B1_1m.jpg
.
4. Gọi O là tâm hình lục giác đều ABCDEF. Hãy chỉ ra các vectơ bằng vectơ
Lop10C1B1_1n.jpg
.

4. Vectơ – không

Ta biết rằng mỗi vectơ có một diểm đầu và một điểm cuối và hoàn toàn được xác định khi biết điểm đầu và điểm cuối của nó.
Bây giờ với một điểm A bất kì ta quy ước có một vectơ đặc biệt mà điểm đầu và điểm cuối đều là A. Vectơ này được kí hiệu là
Lop10C1B1_1l.jpg
và gọi là vectơ – không.

Vectơ
Lop10C1B1_1l.jpg
nằm trên mọi đường thẳng đi qua A, vì vậy ta quy ước vectơ – không cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ. Ta cũng quy ước rằng
Lop10C1B1_1x.jpg
. Do đó có thể coi mọi vectơ – không đều bằng nhau. Ta kí hiệu vectơ – không là
Lop10C1B1_1p.jpg
. Như vậy
Lop10C1B1_1y.jpg
với mọi điểm A, B…

Câu hỏi và bài tập


2. Trong hình 1.4, hãy chỉ ra các vectơ cùng phương, cùng hướng, ngược hướng và các vectơ bằng nhau.
Lop10C1B1_7.jpg



3. Cho tứ giác ABCD . Chứng minh rằng tứ giác đó là hình bình hành khi và chỉ khi
Lop10C1B1_2c.jpg
.
4. Cho lục giác đều có tâm .
a) Tìm các vectơ khác
Lop10C1B1_1p.jpg
và cùng phương với
Lop10C1B1_1n.jpg
.
b) Tìm các vectơ bằng vectơ
Lop10C1B1_1a.jpg
.

NGUỒN SƯU TẦM
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top