Hình 10: Bài 4: Đường tròn

Thandieu2

Thần Điêu
Toán 10 - Chương III - Bài 4. Đường tròn


1. Phương trình đường tròn
Trên mặt phẳng tọa độ, cho đường tròn (C ) có tâm I(x[SUB]0[/SUB] ; y[SUB]0[/SUB]) và bán kính R (h. 75).
L10_nc_ch3_h75.jpg

Điểm M(x ; y) thuộc đường tròn (C ) khi và chỉ khi IM = R, hay là
ch3_bai4_h1.jpg

Ta gọi phương trình (1) là phương trình của đường tròn (C ).
ch3_bai4_h2.jpg
1. Cho hai điểm P(-2 ; 3) và Q(2 ; -3).

a) Hãy viết phương trình đường tròn tâm P và đi qua Q.
b) Hãy viết phương trình đường tròn đường kính PQ.

2. Nhận dạng phương trình đường tròn

Biến đổi phương trình (1) về dạng
x[SUP]2[/SUP] + y[SUP]2[/SUP] - 2x[SUB]0[/SUB]x - 2y[SUB]0[/SUB]y + x[SUB]0[/SUB][SUP]2[/SUP] + y[SUB]0[/SUB][SUP]2[/SUP] - R[SUP]2[/SUP] = 0,
Ta thấy mỗi đường tròn trong mặt phẳng tọa độ đều có phương trình dạng
x[SUP]2[/SUP] + y[SUP]2[/SUP] + 2ax + 2by + c = 0 (2)
Ngược lại, phải chăng mỗi phương trình dạng (2) với a, b, c tùy ý, đều là phương trình của một đường tròn?
Ta biến đổi phương trình (2) về dạng
(x + a)[SUP]2[/SUP] + (y + b)[SUP]2[/SUP] = a[SUP]2[/SUP] + b[SUP]2[/SUP] - c.
Nếu gọi I là điểm có tọa độ (-a ; -b), còn (x ; y) là tọa độ của điểm M thì vế trái của đẳng thức trên chính là IM[SUP]2[/SUP]. Bởi vậy ta đi đến kết luận

ch3_bai4_h3.jpg


ch3_bai4_h2.jpg
2. Khi
ch3_bai4_h4.jpg
, hãy tìm tập hợp các điểm M có tọa độ (x ; y) thỏa mãn phương trình (2).

? Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình đường tròn ?
a)3x[SUP]2[/SUP] + 3y[SUP]2[/SUP] + 2003x - 17y = 0;
b)x[SUP]2[/SUP] + y[SUP]2[/SUP] - 2x - 6y + 103 = 0;
c)x[SUP]2[/SUP] + 2y[SUP]2[/SUP] - 2x + 5y + 2 = 0;
d)x[SUP]2[/SUP] + y[SUP]2[/SUP] - 2xy + 3x - 5y - 1 = 0.

Ví dụ. Viết phương trình đường tròn đi qua ba điểm M(1 ; 2), N(5 ; 2) và P(1 ; -3).

Giải. Gọi I(x ; y) và R là tâm và bán kính của đường tròn đi qua ba điểm M, N, P.
Từ điều kiện IM = IN = IP ta có hệ phương trình
ch3_bai4_h5.jpg

Dễ dàng tìm được nghiệm của hệ là x = 3 ; y = –0,5. Vậy I = (3 ; –0,5).
Khi đó R[SUP]2[/SUP] = IM[SUP]2[/SUP]= 10,25. Phương trình đường tròn cần tìm là
(x - 3)[SUP]2[/SUP] + (y + 0,5)[SUP]2[/SUP] = 10,25.
Có thể giải bài toán bằng cách khác.
Giả sử phương trình đường tròn có dạng
x[SUP]2[/SUP] + y[SUP]2[/SUP] + 2ax + 2by + c = 0.

Do M, N, P thuộc đường tròn nên ta có hệ phương trình với ba ẩn số a, b, c
ch3_bai4_h6.jpg

Từ (1’) và (2’) suy ra 24 + 8a = 0, do đó a = -3. Từ (1’) và (3’) suy ra -5 + 10b = 0, do đó b = 0,5. Thay a và b vừa tìm được vào (1’) ta có
c = –5 + 6 – 2 = c1.
Vậy phương trình đường tròn cần tìm là x[SUP]2[/SUP] + y[SUP]2[/SUP] – 6x + y – 1 = 0.

3. Phương trình tiếp tuyến của đường tròn

Bài toán 1. Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn
(C) : (x + 1)[SUP]2[/SUP] + (y - 2)[SUP]2[/SUP] = 5,
Biết rằng tiếp tuyến đó đi qua điểm
ch3_bai4_h7.jpg
.

Giải. Đường tròn (C ) có tâm I(-1 ; 2) và bán kính
ch3_bai4_h8.jpg
.

Đường thẳng
ch3_bai4_h9.jpg
đi qua M có phương trình

ch3_bai4_h10.jpg

Khoảng cách từ I(-1 ; 2) tới đường thẳng
ch3_bai4_h9.jpg

ch3_bai4_h11.jpg

Để
ch3_bai4_h9.jpg
là tiếp tuyến của đường tròn, điều kiện cần và đủ là khoảng cách d(I ;
ch3_bai4_h9.jpg
) bằng bán kính của đường tròn, tức là

ch3_bai4_h12.jpg

Hay :
ch3_bai4_h13.jpg

Từ đó:
ch3_bai4_h14.jpg

ch3_bai4_h15.jpg

Nếu b = 0, ta có thể chọn a = 1 và được tiếp tuyến
ch3_bai4_h16.jpg

Nếu
ch3_bai4_h17.jpg
, ta có thể chọn a = 2, b =
ch3_bai4_h18.jpg
và được tiếp tuyến

ch3_bai4_h19.jpg

Để viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn, ta thường dùng điều kiện sau
Đường thẳng tiếp xúc với đường tròn khi và chỉ khi khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng bằng bán kính của đường tròn.
Tuy nhiên, để viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn tại điểm M cho trước thuộc đường tròn, ta có cách giải đơn giản hơn.

Bài toán 2.
Cho đường tròn

x[SUP]2[/SUP] + y[SUP]2[/SUP] – 2x + 4y – 20 = 0 và điểm M(4 ; 2).
a) Chứng tỏ rằng điểm M nằm trên đường tròn đã cho.
b) Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn tại điểm M.

Giải. (h. 76)
L10_nc_ch3_h76.jpg

a) Thay tọa độ (4 ; 2) của M vào vế trái của phương trình đường tròn, ta được
4[SUP]2[/SUP] + 2[SUP]2[/SUP] – 2.4 + 4.2 – 20 = 0.
Vậy M nằm trên đường tròn.
b) Đường tròn có tâm I = (1 ; -2). Tiếp tuyến của đường tròn tại M là đường thẳng đi qua M và nhận
ch3_bai4_h20.jpg
làm vectơ pháp tuyến.

ch3_bai4_h21.jpg
nên phương trình của tiếp tuyến là

–3(x – 4) – 4(y – 2) = 0
hay 3x + 4y – 20 = 0.
ch3_bai4_h2.jpg
3. Viết phương trình đường thẳng đi qua gốc tọa độ và tiếp xúc với đường tròn

(C) : x[SUP]2[/SUP] + y[SUP]2[/SUP] - 3x + y = 0.
ch3_bai4_h2.jpg
4. Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (x – 2)[SUP]2[/SUP] + (y + 3)[SUP]2[/SUP] = 1, biết tiếp tuyến đó song song với đường thẳng
ch3_bai4_h9.jpg
: 3x – y + 2 = 0.



Câu hỏi và bài tập
21. Cho phương trình
x[SUP]2[/SUP] + y[SUP]2[/SUP] + px + (p – 1)y = 0. (1)
Hỏi trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ?
a) (1) là phương trình của một đường tròn.
b) (1) là phương trình của một đường tròn đi qua gốc tọa độ.
c) (1) là phương trình của một đường tròn có tâm J(p ; p – 1).
d) (1) là phương trình của đường tròn có tâm
ch3_bai4_h22.jpg
và bán kính
ch3_bai4_h23.jpg
.


22.
Viết phương trình đường tròn (C ) trong mỗi trường hợp sau

a) (C ) có tâm I(1 ; 3) và đi qua điểm A(3 ; 1);
b) (C ) có tâm I(-2 ; 0) và tiếp xúc với đường thẳng
ch3_bai4_h9.jpg
: 2x + y – 1 = 0.


23.
Tìm tâm và bán kính của đường tròn cho bởi mỗi phương trình sau

a) x[SUP]2[/SUP] + y[SUP]2[/SUP] - 2x - 2y - 2 = 0;
b)x[SUP]2[/SUP] + y[SUP]2[/SUP] - 4x - 6y + 2 = 0;
c)2x[SUP]2[/SUP] + 2y[SUP]2[/SUP] - 5x - 4y + 1 + m[SUP]2[/SUP] = 0.

24.
Viết phương trình đường tròn đi qua ba điểm M(1 ; -2), N(1 ; 2), P(5 ; 2).


25.
a) Viết phương trình đường tròn tiếp xúc với hai trục tọa độ và đi qua điểm (2 ; 1).

b) Viết phương trình đường tròn đi qua hai điểm (1 ; 1), (1 ; 4) và tiếp xúc với trục Ox.

26.
Tìm tọa độ các giao điểm của đường thẳng

ch3_bai4_h24.jpg

Và đường tròn (C ): (x – 1)[SUP]2[/SUP] + (y – 2)[SUP]2[/SUP] = 16.

27.
Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn x[SUP]2[/SUP] + y[SUP]2[/SUP] = 4 trong mỗi trường hợp sau

a) Tiếp tuyến song song với đường thẳng 3x – y + 17 = 0;
b) Tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng x + 2y – 5 = 0;
c) Tiếp tuyến đi qua điểm (2 ; -2).

28.
Xét vị trí tương đối của đường thẳng
ch3_bai4_h9.jpg
và đường tròn (C ) sau đây

ch3_bai4_h9.jpg
: 3x + y + m = 0,

(C ) : x[SUP]2[/SUP] + y[SUP]2[/SUP] – 4x + 2y + 1 = 0.

29.
Tìm tọa độ các giao điểm của hai đường tròn sau đây

(C ) : x[SUP]2[/SUP] + y[SUP]2[/SUP] + 2x + 2y – 1 = 0,
(C’ ) : x[SUP]2[/SUP] + y[SUP]2[/SUP] – 2x + 2y – 7 = 0.


SƯU TẦM
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top