• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

[Help] Các bài tập về pt đường tròn

  • Thread starter Thread starter motsak
  • Ngày gửi Ngày gửi

motsak

New member
Xu
0
1. Cho đường tròn (C) : (x-1)[SUP]2[/SUP] + (y+2)[SUP]2[/SUP] =9 và đường thẳng d: 3x-4y+m=0 .Tìm m để trên d có duy nhất 1 điểm P mà từ đó có thể kẻ được 2 tiếp tuyến PA và PB tới đường tròn (C) ( A,B là 2 tiếp điểm, sao cho tam giác PAB điều)

2. Cho 2 đường tròn (C): x[SUP]2[/SUP] + y[SUP]2[/SUP] -18x-16y+65=0 và (D): x[SUP]2[/SUP] + y[SUP]2[/SUP] =9 , từ điểm M thuộc (C) kẻ 2 tiếp tuyến với (D) gọi A,B là các tiếp điểm. Tìm tọa đọ điểm M biết độ dài đoạn AB=24/5

3.Cho (C): (x-1)[SUP]2[/SUP] + (y+1)[SUP]2[/SUP] =25 và điểm M(7;3) , lập phương trình đường thẳng d đi qua M cắt (C) tại 2 điểm A,B phân biệt, sao cho MA=3MB

4.Lập phương trình đường thẳng d đi qua A(1;2) cắt (C): (x-2)[SUP]2[/SUP] + (y+1)[SUP]2[/SUP] =25 theo 1 dây cung có độ dài =8

5.Cho (C): x[SUP]2[/SUP] + y[SUP]2[/SUP] -2x-2y-3=0 và điểm M(0;2) viết phương trình d đi qua M và cắt (C) tại A,B sao cho AB có độ dài ngắn nhất

6.Cho (C): x[SUP]2[/SUP] + y[SUP]2[/SUP] =1 , d: x+y+m=0 tìm m để (C) giao với đường thẳng d tại 2 điểm A,B sao cho diện tích tam giác ABO lớn nhất
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
bài 1: Kiểu bài này đã giải rồi,nhưng t k nhớ nó nằm ở góc nào nên sẽ viết ra cách làm nha.
Tâm O(1; -2) và R= 3.
Gọi \[P\left(a;\frac{3a+m}{4} \right)\]
Từ giả thiết đã cho,điều kiện để tam giác ABP đều : OP=6 \[\Leftrightarrow \left(a-1 \right)^{2}+\left(\frac{3a+m+8}{4} \right)^{2}=36\] Biến đôit iếp pt này về pt bậc 2 ẩn a tham số m. để có P duy nhất thì pt đó phải có nghiệm duy nhất <=> delta = 0 => tìm ra m.
Bài 2: Tâm C(9;8) ; tâm D(0;0). R (D) = 3.
Gọi M( a;b)
Ta tính đc OD -> tính đc DM = 5. \[a^{2}+b^{2}=25 \]. Mặt khác M thuộc (C) nên : \[a^{2}+b^{2}-18a-16b+65=0 \] . Giaỉ hệ,tìm đc \[M\left(5;0 \right) hoăc M\left(\frac{17}{29};\frac{144}{29} \right) \].

Bài 3: Tam O(1;-1) . R=5.
TH1: d có dạng: x=7 -> loại
TH2: d có dạng : y = k(x-7)+3 ( k# 0)
Tính \[MO=\sqrt{52}>R\Rightarrow M \] nằm ngoài (C). Khi này B nằm giữa A và M. gọi H là trung điểm của AB. OH vuông góc vs AB. Ta có: \[AH^{2}=25-OH^{2} ;52-OH^{2}=MH^{2}=4AH^{2}\Rightarrow AH=3;OH=4=d\left(O;d \right)\] Đến đây thay vào là tìm ra k.

Bài 4: d có dạng: x = 1 -> loại
d có dạng: y = k(x-1)+2 (k#0)
Gọi H là trung điểm của AB. => AH=4 => d(O;d) = OH. ...

Bài 5: Tâm \[O\left(1;1 \right); R=\sqrt{5}\]
Định dạng (d) như trên. y = kx +2 (k#0)
AB ngắn nhất <=> OH lớn nhất. Hoặc làm trực tiếp luôn.
(chuyển bài toán về dạng : cho (C).... và (d;k)...Tìm k để (d) cắt (C) tại 2 điểm phân biệt A,B sao cho AB ngắn nhất)
pthđgđ của (C) và (d): \[\left(k^{2}+1 \right)x^{2}+2\left(k-1 \right)x-3=0\] (1)
PT (1) có 2 nghiệm \[x_{1};x_{2}\] phân biệt khi chỉ khi delta ' \[4k^{2}-2k+4>0\] (mọi k).
\[\left(x_{2}-x_{1} \right)^{2}=\frac{4\left( 4k^{2}-2k+4\right)}{\left(k^{2}+1 \right)^{2}}\]
Goi \[A\left(x_{1};kx_{1}+2 \right);B\left(x_{2};kx_{2}+2 \right)\]
\[AB=2.\sqrt{\frac{4\left(k^{2}+1 \right)-2k}{k^{2}+1}}=2.\sqrt{4-\frac{2k}{k^{2}+1}}\]
Đặt \[f\left(k \right)=\frac{2k}{k^{2}+1} ; f'\left(k \right)=\frac{2-2k^{2}}{\left(k^{2}+1 \right)^{2}}\] Vẽ bảng biến thiên cho hàm số f(k).
=> AB min <=> f(k) max = 1 tại k=1. Khi đó AB min= \[2\sqrt{3}\]. (d): y = x+2.
Bài 6 tương tự bài 5.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top