• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Đảng ta đã vận dụn

  • Thread starter Thread starter kimkha
  • Ngày gửi Ngày gửi
K

kimkha

Guest
y phân tích m i quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng (CSHT) và kiến trúc thượng tầng (KTTT). Đảng ta đã vận dụng mối quan hệ biện chứng này như thế nào vào quá trình xây dựng CNXH


* CSHT
là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.

* KTTT là toàn bộ các quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo...,các thể chế xã hội tương ứng như Nhà nước, đảng phái, giáo hội… được hình thành trên một CSHT nhất định.

* Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT
- CSHT quyết định KTTT (CSHT nào thì KTT nấy):
+ Trật tự kinh tế xét đến cùng quy định trật tự chính trị, mâu thuẫn trong kinh tế gây ra mâu thuẫn trong chính trị. Giai cấp nào thống trị trong kinh tế thì giai cấp đó thống trị trong chính trị.
+ Tất cả các yếu tố của KTTT dều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào CSHT và do CSHT quy định.
+ CSHT thay đổi hay mất đi thì sớm hay muộn KTTT cũng phải thay đổi hay mất đi để cho một KTTT mới ra đời, tuy nhiên đây là một quá trình phức tạp.

- Sự tác động của KTTT đến CSHT: Do KTTT và mỗi yếu tố của nó có tính độc lập tương đối và vai trò khác nhau nên chúng tác động đến CSHT theo những cách những xu hướng khác nhau.
+ Chức năng chính của KTTT là xây dựng, củng cố, bảo vệ CSHT đã sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hay phá hoại chế độ kinh tế hiện hành.
+ KTTT tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, nhưng nó không thể làm thay đổi xu hướng phát triển khách quan của đời sống kinh tế - xã hội. Sự tác động của nó chủ yếu diễn ra theo 2 hướng:
. Nếu phù hợp với CSHT, với các quy luật kinh tế thì KTTT thúc đẩy sự tăng trưởng, đảm bảo sự phát triển bền vững cho CSHT.
. Nếu không phù hợp với CSHT, với các quy luật kinh tế thì KTTT kìm hãm sự tăng trưởng, gây bát ổn cho đời sống xã hội

* Đảng ta đã vận dụng mối quan hệ biện chứng này trong quá trình xây dựng CHXH ở nước ta hiện nay.
Nước ta đã trải qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau: từ xã hội cộng sản nguyên thủy tiến lên xã hội chiếm hữu nô lệ, đến xã hội phong kiến rồi tiến hóa lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa và đỉnh cao nhất trong quá trình tiến hóa này là chủ nghĩa cộng sản. Nước ta đang trong giai đoạn xây dựng CNXH theo hướng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do đó mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT là 1 quá trình đấu tranh lâu dài giữa cái mới và cái cũ. CNXH đang trong quá trình xây dựng nên là cái mới còn rất non yếu, muốn xóa bỏ hết tàng dư của xã hội cũ - đại diện cho cái cũ rất khó bởi nó đã tồn tại lâu dài. Tuy nhiên con đường đi lên CNXH ở nước ta diễn ra theo các quy luật khách quan của thời đại chứ không phải do ý muốn chủ quan của con người quyết định nên nó là cái mới nhưng hợp quy luật nên ngày càng phát triển và ngược lại cái cũ không hợp quy luật sẽ ngày càng yếu đi.

Đảng ta đã ra sức xây dựng CNXH trong đó phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả 3 mặt: sở hữu, quản lý và phân phối. Quá trình xây dựng này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng các quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo...,các thể chế xã hội tương ứng như Nhà nước, đảng phái, giáo hội cho phù hợp với sự phát triển của phương thức sản xuất mà Đảng đã đề ra để góp phần xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu hỏi tương tự

[h=1] Thế nào là cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng. mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay ntn?
[/h][h=2] 1. Khái niệm CSHT
[/h] Là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái KT-XH nhất định. CSHT của hình thái KT-XH thường bao gồm 3 loại QHSX đồng thời cùng tồn tại.

• QHSX thống trị
• QHSX tàn dư
• QHSX mầm móng

CSHT bao gồm nền kinh tế nhiều thành phần Đặc trưng của CSHT là do QHSX thống trị quyết định; QHSX thống trị giữ vai trò chỉ đạo, chi phối các thành phần kinh tế và các kiểu QHSX còn lại, nó tác động trực tiếp tới xu hướng chung của đời sống KT XH. Trong XH có giai cấp đối kháng thì CSHT cũng có tính chất đối kháng và xung đột giai cấp.
[h=2] 2.Khái niệm KTTT
[/h] Là toàn bộ những QĐ, tư tưởng về CT, tư tưởng, PQ, đạo đức, TG, nghệ thuật,… và các thể chế tương ứng như Nhà nước, Đảng phái, đoàn thể, giáo hội,… được hình thành trên một CSHT nhất định. Mỗi yếu tố của KTTT có đặc điểm và quy luật phát triển riêng, nhưng không tách rời nhau, mà liên hệ tác động lẫn nhau và đều nảy sinh từ CSHT và phản ánh CSHT. Các tổ chức CT, pháp luật liên hệ trực tiếp với CSHT; các yếu tố khác như TH, nghệ thuật, TG liên hệ gián tiếp với CSHT và ở xa CSHT. (Ngôn ngữ, KHTN không hình thành trên CSHT, mà ra đời từ sớm do nhu cầu phát triển sản xuất, sự thay đổi của chúng không bị quyết định của CSHT.) Trong XH có giai cấp đối kháng, thì KTTT cũng mang tính chất đối kháng, phản ánh đối kháng của CSHT và cuộc đấu tranh tư tưởng của các giai cấp đối kháng. Trong KTTT thì nhà nước là tổ chức có quyền lực mạnh mẽ nhất - là công cụ của giai cấp thống trị, làm cho tư tưởng của giai cấp thống trị thống trị toàn XH. Giai cấp nào thống trị về kinh tế thì nắm giữ chính quyền nhà nước và hệ tư tưởng của giai cấp đó cũng là hệ tư tưởng thống trị, nó tác động tới toàn bộ đời sống tinh thần của XH.
[h=2] 3.Quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT
[/h][h=3] a.CSHT quyết định KTTT[/h] CSHT nào, QHSX nào thì sinh ra KTTT đó. Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm được vị trí trong đời sống tinh thần. Mâu thuẫn về kinh tế quyết định mâu thuẫn về tư tưởng. Mọi thể chế, QĐ, tư tưởng không có nguồn gốc tự thân mà đều trực hoặc gián tiếp do CSHT sinh ra và quyết định, khi CSHT biến đổi thì sớm muộn KTTT cũng biến đổi theo. Ví dụ QHSX thống trị bị xóa bỏ thì nhà nước bị thủ tiêu, pháp luật bị phủ định, triết học, tôn giáo, đạo đức cũng biến đổi,… CSHT mới ra đời thì KTTT mới cũng ra đời. Những bộ phận của KTTT cũ được giai cấp mới lên lãnh đạo kế thừa thì nó không mất đi.
[h=3] b.Tác động trở lại của KTTT đối với CSHT [/h] Các yếu tố của KTTTcó sự tác động lẫn nhau và tác động lại CSHT.

• KTTT có chức năng duy trì, củng cố, bảo vệ và phát triển CSHT sinh ra nó.

• Trong các bộ phận của KTTT, nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ QHSX thống trị bằng cách sử dụng luật pháp, kể cả bạo lực.

• Các bộ phận của KTTT như triết học, đạo đức, TG, nghệ thuật,… đều tác động lại CSHT bằng nhiều hình thức khác, nhưng thường thông qua nhà nước và pháp luật mới phát huy tác dụng rõ rệt. KTTT tiến bộ thì thúc đẩy KT-XH phát triển và ngược lại.
[h=2] 4.CSHT và KTTT trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
[/h] CSHT: CSHT ở Việt Nam gồm nhiều thành phần kinh tế, nhiều QHSX, tạo ra sự không đồng nhất về bản chất kinh tế; tồn tại nhiều loại quy luật kinh tế (quy luật kinh tế XHVN, quy luật KTSX hàng hóa nhỏ, quy luật KTTBCN). Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển theo pháp luật, trong đó kinh tế nhà nước và hợp tác từng bước vươn lên giữ vai trò chủ đạo để thu hút, lôi kéo, định hướng các thành phần khác… KTTT: Trong thời kỳ quá độ lên CNXH KTTT ở Việt Nam thì các QĐ, tư tưởng thống trị XH là CN Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng tinh thần của XH. Đây là những tư tưởng CM nhất, KH nhất, tiến bộ nhất nhằm giải phóng người lao động khỏi mọi áp bức, bất công XH.
• Nhà nước là nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân. Hệ thống chính trị mang bản chất của giai cấp công nhân do Đảng Cộng Sản lãnh đạo, bảo đảm cho nhân dân lao động thật sự là người làm chủ XH.

• Các tổ chức, thiết chế, lực lượng XH tham gia vào hệ thống CT hướng vào mục tiêu chung vì sự nghiệp dân giàu …

Sưu tầm
 
Câu hỏi tương tự

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng XH? Vận dụng mối quan hệ này vào việc luận chứng tính tất yếu của việc cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta hiện nay?

Khái niệm CSHT và KTTT

* Cơ sở hạ tầng (CSHT): là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.

Khái niệm CSHT phản ánh chức năng xã hội của các QHSX với tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội. CSHT của một xã hội cụ thể bao gồm những QHSX thống trị, những QHSX là tàn dư của xã hội trước và những QHSX là mầm mống của xã hội sau. Trong một CSHT có nhiều thành phần kinh tế, nhiều QHSX thì kiểu QHSX thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế và các kiểu QHSX khác; nó quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng chugn của toàn bộ đời sống kinh tế xã hội. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, tính chất giai cấp của cơ sở hạ tầng là do kiểu QHSX thống trị quy định. Tính chất đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp bắt nguồn từ ngay trong CSHT.

* Kiến trúc thượng tầng (KTTT
): là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

KTTT của xã hội có đối kháng giai cấp bao gồm: hệ tư tưởng và thể chế giai cấp thống trị, tàn dư của các quan điểm của xã hội trước để lại; quan điểm và tổ chức của các giai cấp mới ra đời; quan điểm và tổ chức của các giai cấp trung gian. Tính chất hệ tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định tính chất cơ bản của KTTT trong một hình thái xã hội nhất định. Trong đó bộ phận mạnh nhất của KTTT là nhà nước – công cụ của giai cấp thống trị tiêu biểu cho chế độ xã hội về mặt chính trị, pháp lý. Chính nhờ có nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới thống trị được toàn bộ đời sống xã hội.

1. Quan điểm Macxit về mối quan hệ biện chứng lý luận giữa CSHT và KTTT:


- CSHT: là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những QHSX đang tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội tạo thành cơ cấu nền tảng kinh tế của xã hội đó.

+ 3 khả năng tồn tại của CSHT trong xã hội:

> CSHT đồng nhất với 1 kiểu QHSX.

> CSHT đồng nhất với 2 kiểu QHSX.

> CSHT có số lượng QHSX lớn hơn 2.

+ Số lượng QHSX lớn hơn 1 đặc trưng cho CSHT của xã hội đó là kiểu QHSX thuộc về phương thức SX chiếm sự thống trị trong xã hội đó.

- KTTT: là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội và các thiết chế tương ứng phản ánh CSHT của xã hội đó.

+ 2 bộ phận:

> Tư tưởng, tinh thần

> Thiết chế tổ chức

- Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT:

+ Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT:

> CSHT quyết định nội dung, cấu trúc, sự vận động phát triển của KTTT.

> Mâu thuẫn trong CSHT làm nảy sinh mâu thuẫn tương ứng trong KTTT do vậy để giải quyết triệt để mâu thuẫn trong KTTT phải lấy việc giải quyết mâu thuẫn trong CSHT làm nhân tố quyết định.

+ KTTT tác động trở lại đối với CSHT:

> Khi KTTT phù hợp với CSHT sẽ góp phần thúc đẩy CSHT phát triển.

> Khi không phù hợp nó sẽ kìm hãm sự phát triển của CSHT.

2. Vận dụng mối quan hệ này vào việc luận chứng tính tất yếu của việc cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta hiện nay?


-
CSHT nước ta hiện nay là kết cấu kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo nên KTTT phải xây dựng, củng cố, đối mới phù hợp.

- Phát triển kinh tế nhiều thành phần không nhất thiết phải đa nguyên chính trị tuy nhiên yêu cầu khách quan đặt ra là KTTT nước ta phải đổi mới phát triển theo hướng nâng cao chất lượng hoàn thành chức năng xã hội của mình.

- Trước sự yếu kém của nền hành chính nước ta hiện nay, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu “xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu quả”. Trong một số năm gần đây, cải cách hành chính (CCHC) đã được triển khai trên cả 4 nội dung: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính công; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

- Tuy nhiên, tốc độ CCHC còn chậm, chưa nhất quán, hiệu quả còn thấp. Nền hành chính có chuyển biến song vẫn tụt hậu so với tốc độ và yêu cầu cải cách của nền hành chính hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế. Tình trạng chung là nhiều cán bộ lãnh đạo và cán bộ công chức ngại thực hiện cơ chế một cửa, do ngại bị bó buộc, ngại bị rút bớt quân số và lợi ích cục bộ… Mặt khác, trình độ công chức, cán bộ ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn nhiều bất cập, tỷ lệ đạt chuẩn thấp, nhiều nơi chỉ đạt 20-30%. Trên thực tế, tuy là “một cửa” nhưng vẫn còn nhiều “ổ khóa” do không ít cán bộ, công chức tiêu cực, nhũng nhiễu tạo ra nên người dân chưa hết phiền hà. Trong khi đó, sự chỉ đạo thực hiện cải cách lại thiếu kiên quyết và nhất quán ở các cấp, các ngành; tiền lương mới chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu đời sống của cán bộ, công chức. Hội nghị đã tập trung thảo luận các giải pháp đẩy mạnh CCHC giai đoạn 2, từ 2006-2010.

- Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được bắt đầu từ năm 1986, tính đến nay đã gần 20 năm. Trong khoảng thời gian đó, đồng thời với việc đổi mới về kinh tế thì cải cách hành chính cũng được tiến hành. Cuộc cải cách hành chính được thực hiện từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Cải cách hành chính đang thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong việc đẩy nhanh sự phát triển đất nước.

Sưu tầm*

 
Cơ sở hạ tầng(CSHT) dùng để chỉ toàn bộ những QHSX của một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.
CSHT bao gồm: QHSX thống trị và những QHSX quá độ. Trong đó QHSX thống trị có vai trò chủ đạo, chi phối và quyết định đối với toàn bộ CSHT.
KTTT là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, … là cái được hình thành, xây dựng trên nền tảng của những CSHT nhất định.
Trong xã hội có giai cấp, nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong KTTT. Nhờ nó mà g/c thống trị gán được cho xã hội hệ tư tưởng của g/c mình. Do vậy, KTTT mang tính giai cấp, thể hiện rõ ở sự đối lập về tư tưởng, quan điểm và cuộc đấu tranh về mặt chính trị tư tưởng của các giai cấp đối kháng.
Mối quan hệ biện chứng:
Chủ nghĩa Marx khẳng định, kinh tế quyết định tất cả. Quan hệ kinh tế, QHSX là những quan hệ xã hội quyết định mọi quan hệ về chính trị, pháp luật, tư tưởng, …
CSHT quyết định nguồn gốc, nội dung, bộ mặt, tính chất, sự biến đổi của KTTT.
- CSHT quyết định nguồn gốc ra đời của KTTT
Điều đó có nghĩa là KTTT có nguồn gốc từ CSHT, KTTT được sinh ra từ CSHT. Thực tiễn đã chứng minh:
Dưới chế độ CSNT quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chưa có đối kháng về lợi ích kinh tế, mọi người làm chung ăn chung nên KTTT của xã hội đó không có nhà nước, không có pháp luật. Các chế độ xã hội khác khi CSHT có đối kháng về lợi ích kinh tế thì tất yếu KTTT phải có nhà nước, pháp luật để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
- CSHT quyết định nội dung, tính chất của KTTT
Điều đó có nghĩa là CSHT như thế nào thì cơ cấu, bộ mặt KTTT như thế ấy, CSHT mang tính giai cấp thì KTTT cũng mang tính giai cấp. Vì: KTTT là sự phản ánh của CSHT
- CSHT quyết định sự vận động biến đổi của KTTT
Điều đó có nghĩa là khi CSHT thay đổi thì sớm hay muộn KTTT cũng căn bản biến đổi theo, sự biến đổi của KTTT phản ánh sự thay đổi của CSHT sinh ra nó.
Mác khẳng định: “CSHT thay đổi thì toàn bộ KTTT đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều, nhanh chóng”.
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của KTTT là do sự vận động và phát triển của LLSX. Khi LLSX thay đổi làm cho QHSX thay đổi, QHSX thay đổi thì CSHT thay đổi, CSHT thay đổi thì KTTT cũng căn bản biến đổi theo.
Cơ sở hạ tầng sản sinh ra KTTT tương ứng, quy định tính chất KTTT. Giai cấp nào giữ địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong KTTT. Khi CSHT thay đổi thì sớm hay muộn KTTT cũng thay đổi theo. Nguyên nhân này xét đến cùng là do LLSX phát triển.
KTTT có tính độc lập tương đối, tác động trở lại đối với CSHT.
KTTT với chức năng bảo vệ, củng cố, duy trì, phát triển CSHT sinh ra nó, kể cả khi CSHT đã lỗi thời, lạc hậu. Đôi khi trong KTTT cũng nảy sinh hiện tượng không đồng bộ, mâu thuẫn giữa các bộ phận. Do vậy chức năng xã hội của KTTT thống trị là xây dựng, bảo vệ và phát triển CSHT hiện tồn, chống lại các nguy cơ làm suy yếu hoặc phá hoại chế độ kinh tế xã hội. Tác dụng của KTTT sẽ là tích cực khi nó tác động cùng chiều với sự vận động của các quy luật kinh tế khách quan. Ngược lại, nó sẽ cản trở sản xuất xã hội, cản đường phát triển của xã hội. Trong đó, vai trò của nhà nước đặc biệt quan trọng, nó chi phối các bộ phận khác của KTTT đến toàn bộ đời sống nói chung và CSHT nói riêng.
Ý nghĩa phương pháp luận:
Xuất phát từ vai trò của KTTT
Xuất phát từ đặc điểm, mục tiêu cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới
Từ thực trạng xây dựng nhà nước và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Hiện nay.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước là yêu cầu khách quan, cấp bách…phải tiến hành đồng thời song song.
Xây dựng Đảng vững mạnh cả chính trị, tư tưởng, tổ chức
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN…..Đẩy mạnh chống tham nhũng, tiêu cực
Không nên tuyệt đối hóa 2 mặt cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong sự nghiệp CNH – HĐH hiện nay …
Sự vận dụng của Đảng ta
Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta chủ trương: Đổi mới kinh tế đồng thời với đổi mới chính trị, từng bước đổi mới chính trị. Vì kinh tế và chính trị luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó chính trị là vấn đề rất nhạy cảm
Việc đổi mới kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng XHCN ở nước ta không tách rời những vấn đề chính trị, văn hoá xã hội
Đổi mới kinh tế phải giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc với CNXH, kiên định chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng
Đổi mới chính trị không phải là thay đổi chế độ chính trị mà là đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tư duy chính trị, đổi mới chỉnh đốn đảng.
 
Nước ta là một nước nông nghiệp, với gần 80% dân số sống ở nông thôn. Nông thôn nước ta trải rộng suốt từ các vùng cao biên giới qua các vùng cao nguyên đến các đồng bằng châu thổ của các dòng sông lớn và ven biển. Nông thôn là địa bàn kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Công cuộc đổi mới làm cho “dân giàu, nước mạnh” không thể tách rời việc mở mang phát triển khu vực nông thôn rộng lớn.

Nhìn chung đại bộ phận nông thôn nước ta còn trong tình trạng kém phát triển về kinh tế- xã hội, cơ sở hạ tầng còn quá thiếu thốn và lạc hậu, điển hình là giao thông và thông tin liên lạc. Giao thông và thông tin liên lạc là nhân tố quan trọng hàng đầu để mở mang sản xuất, tiếp cận thị trường, tiếp thu khoa học kỹ thuật và mở mang dân trí. Thực trạng nông thôn Việt Nam cũng giống như nông thôn của hầu hết các nước đang phát triển và một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế - xã hội chậm phát triển là sự yếu kém về hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt phải kể đến là sự yếu kém của cơ sở hạ tầng giao thông.

Hiện nay, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông cho nông thôn khó khăn nhất là làm thế nào để có vốn?. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề này, trong quá trình thực tập tại Ban Tổng hợp (Viện Chiến lược - Bộ Kế hoạch và đầu tư), tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn Việt Nam từ nay đến năm 2010” để nghiên cứu làm Báo cáo Chuyên đề thực tập của mình.

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/HuyNam/DT27.pdf[/PDF]
 
Dựa vào mối quan hệ biện chứng của CSHT và KTTT hãy giải thích vì sao thời phong kiến lại có tư tưởng trọng nam khinh nữ?
 
🔥 Bạn làm gì để bảo vệ và giám sát khi con sử dụng máy tính quá nhiều❓
- Dịch covid hiện đang bùng phát mạnh trên khắp cả nước, trẻ phải ở nhà học online thay vì đến trường.
- Chính về thế con ở nhà sử dụng máy tính rất nhiều, vừa để học vừa để chơi nhưng vì bố mẹ đi làm cả ngày, con học hay chơi không ai giám sát. Rất nhiều con không học mà chỉ chơi game hay vào những trang web linh tinh không thể kiểm soát trong giờ học 😥😥😥
- Bố mẹ chưa biết làm thế nào để bảo vệ và giám sát con???
>>> Hãy để PHẦN MỀM DIỆT WEB ĐEN, CHẶN GAME ONLINE VAPU đồng hành cùng bố mẹ, với các tính năng:
📌 Cài đặt khung giờ con được sử dụng máy tính
📌 Cài đặt khung giờ con được phép vào mạng
📌 Tự động chặn tất cả web đen, game online
📌 Tự động khoá các Game offline cài trên máy tính (New!)
📌 Tuỳ chọn chặn mạng xã hội Facebook, youtube
📌 Theo dõi nhật ký truy cập Internet của con
📌 Tự động chụp ảnh màn hình máy tính và gửi email báo cáo hàng ngày cho bố mẹ
📌 Tự động cập nhật danh sách web đen, game online trên mạng hàng ngày về máy bằng hệ thống AI từ máy chủ.
📌 Và nhiều tính năng khác
Lúc ở nhà bố mẹ có thể mở những web đã chặn phục vụ cho bản thân, khi đi làm thì cài chế độ khoá web, khoá game. Hàng ngày bố mẹ đi làm vẫn có thể biết từng phút con vào máy tính làm gì dễ dàng.
👉 Tiện lợi số 1 phải không bố mẹ 👍
💰 Giá sử dụng #FULL_TÍNH_NĂNG chỉ #500K cho 12 tháng - chỉ 42K mỗi tháng. Bố mẹ hãy inbox ngay để có được giải pháp bảo vệ con yêu của bạn !
——
☎Liên hệ :
Mr. Thắng - 0983.815.978
Email: vapu.sales@gmail.com
Website: vapu.com.vn/

1640237686857.jpeg
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top