Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KINH TẾ
THƯƠNG HIỆU
Doanh Nhân
Hãy nói những ngôn từ tích cực
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hide Nguyễn" data-source="post: 80127" data-attributes="member: 6"><p><strong>Vượt lên số phận, cớ sao không?</strong></p><p></p><p></p><p> </p><p></p><p></p><p>Tôi muốn mượn câu hát ấy của nhạc sỹ Nguyễn Cường, để kể một câu chuyện. Mùa tuyển sinh năm nay tôi có một niềm vui nho nhỏ : một thí sinh khiếm thị, bằng năng khiếu đàn & hát của mình, chinh phục được trưởng Ban tuyển sinh (Hiệu trưởng Trường VHNT-DL Nha Trang) để được vô học trung cấp chuyên ngành quản lý văn hoá. Thạc sỹ – NSƯT Hoàng Minh Tâm nói “năng khiếu xuất sắc như vậy, em xứng đáng có cơ hội được học chứ ”.</p><p> Mọi người có thể nói rằng Nhà nước đã có chính sách đối với học sinh, sinh viên khuyết tật từ nhiều năm nay rồi, việc thí sinh ấy trúng tuyển có gì là lạ đâu? Vâng, nói vậy mà không phải vậy! </p><p> Ở các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, việc sinh viên khuyết tật theo học các trường Đại học không phải là chuyện lạ. Nhưng ở Tây Nguyên thì chưa. Năm xưa, khi sơr Nhất – người sáng lập nên trường chuyên biệt Vi Nhân – đến trường VHNT Đăk Lăk xin cho Gia Hưng, một học sinh khiếm thị rất có năng khiếu âm nhạc (đã từng giành giải nhất giọng hát hay thành phố Buôn Ma Thuột), theo học, một giáo viên có trách nhiệm ở trường đã trả lời không thể được, vì không biết em sẽ học thế nào, thày sẽ dạy ra sao? ( điều này cũng có lý đúng). Sau đó Gia Hưng thi đầu vào ở Đại học Tây Nguyên, rồi được hiệu trưởng Trường CĐSP Đăk Lăk nhận vào học khoa sư phạm nhạc, miễn mọi đóng góp học phí .Vượt mọi khó khăn qua 3 năm học, hiện Gia Hưng đang giảng dạy rất tốt ở trường chuyên biệt Vi Nhân. Em dạy thanh nhạc cả cho những học viên sáng mắt. Đến Sương thi vào năm nay mới là người khuyết tật thứ hai. Và lúc đầu, ngay trong BGĐ Trung tâm của tôi, cũng có những ý kiến bàn ra, tương tự như ý vị giáo viên trường VHNT nọ.</p><p> Cố lên Sương nhé, ba năm tới của em sẽ có biết bao những khó khăn để đạt tới mục đích trở thành người giáo viên daỵ nhạc cho chính cộng đồng khuyết tật của mình. Ai cũng có quyền ước mơ em ạ ! Chỉ có mình sẽ đi trên con đường ấy để đến đích như thế nào thôi. </p><p> Dài dòng như vậy để nhớ lại rằng dường như tôi có “duyên” với các em khuyết tật. Chính vì vậy khi Sơr Nhất đặt vấn đề tổ chức một cuộc gặp mặt những cựu học sinh đầu tiên của “Gia đình Vi Nhân” vào mùa mưa năm nay, tôi đã vui vẻ nhận lời ngay. “Cú sốc” đầu tiên là một tối trước khi diễn ra cuộc gặp mặt mấy ngày, tôi đến cơ sở matxa của Vi Nhân, nhìn thấy một trong những học sinh lớp thanh nhạc cũ của mình, tôi lặng lẽ nắm tay em, chưa nói nửa lời, em hỏi ngay “có phải tay cô Linh Nga”. Trời ơi ! Tôi rùng mình vì sự mẫn cảm của em. Tôi xa các em gần 10 năm rồi còn gì. Lớp âm nhạc khiếm thị ngày ấy nay phiêu bạt khắp nơi. 20-11, có em gọi điện thoại cho tôi từ Đà Lạt, có em gọi từ Nha Trang, Đăk Lăk… Đâu hy vọng một ngày nào cô trò gặp lại. Vậy mà đến với cuộc gặp gỡ gần như có đủ : hơn 70 em, một số còn độc thân, một số cùng cả vợ, hoặc chồng. Như vợ chồng Kpă Hùng đang bán CD dạo ở thành phố Plei Ku; Báu đang làm matxa ở Khánh Hoà, Long vừa về từ Đà Lạt, Bơm làm rẫy tận làng Sê Đăng ở Kon Tum, Sương bồng theo đứa con gái mắt sáng như sao…. Hạnh phúc hay nghèo khổ, thuận lợi hay khó khăn không khuất phục được các em, vượt qua số mệnh, các em tồn tại cùng gia đình mình, hoà nhập với xã hội những người sáng mắt. Tôi kính nể những sự nỗ lực ấy.</p><p> Trong phần chia sẻ kinh nghiệm sống của gia đình, tôi biết nói gì, khi so với sự thiệt thòi của các em, mình là người có quá nhiều may mắn? Chỉ bằng tất cả tấm lòng, tôi mong các em sẽ yêu thương nhau, sát cánh cùng nhau vượt lên nỗi bất hạnh, tàn nhưng không phế, trở thành người có ích cho gia đình, cho đời.</p><p> Vào đúng đợt thi tốt nghiệp của học sinh, lại là môn học do tôi hướng dẫn, nên không có nhiều thời gian cùng tham gia các hoạt động với các em khuyết tật và các nhà hảo tâm. Nhưng tôi biết là cuộc gặp gỡ thành công vô cùng. Bởi từ chính sự xúc động sâu xa kéo dài rất lâu trong tâm trí tôi, cùng với dư âm của cuộc giao lưu văn nghệ tại Trung tâm sinh thái Daruco.</p><p> Cám ơn những tấm lòng thơm thảo của các thày, các cô, sự hảo tâm của những nhà tài trợ từ thiện, đã vượt qua mọi trở ngại, tổ chức thành công cuộc gặp gỡ có ý nghĩa với cộng đồng người khuyết tật này.</p><p> Đời còn có nhiều người tốt lắm các em ơi, hãy cố vượt lên chính mình mà sống nhé. </p><p></p><p></p><p></p><p> <strong>Linh nga Niê Kdăm</strong></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hide Nguyễn, post: 80127, member: 6"] [B]Vượt lên số phận, cớ sao không?[/B] Tôi muốn mượn câu hát ấy của nhạc sỹ Nguyễn Cường, để kể một câu chuyện. Mùa tuyển sinh năm nay tôi có một niềm vui nho nhỏ : một thí sinh khiếm thị, bằng năng khiếu đàn & hát của mình, chinh phục được trưởng Ban tuyển sinh (Hiệu trưởng Trường VHNT-DL Nha Trang) để được vô học trung cấp chuyên ngành quản lý văn hoá. Thạc sỹ – NSƯT Hoàng Minh Tâm nói “năng khiếu xuất sắc như vậy, em xứng đáng có cơ hội được học chứ ”. Mọi người có thể nói rằng Nhà nước đã có chính sách đối với học sinh, sinh viên khuyết tật từ nhiều năm nay rồi, việc thí sinh ấy trúng tuyển có gì là lạ đâu? Vâng, nói vậy mà không phải vậy! Ở các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, việc sinh viên khuyết tật theo học các trường Đại học không phải là chuyện lạ. Nhưng ở Tây Nguyên thì chưa. Năm xưa, khi sơr Nhất – người sáng lập nên trường chuyên biệt Vi Nhân – đến trường VHNT Đăk Lăk xin cho Gia Hưng, một học sinh khiếm thị rất có năng khiếu âm nhạc (đã từng giành giải nhất giọng hát hay thành phố Buôn Ma Thuột), theo học, một giáo viên có trách nhiệm ở trường đã trả lời không thể được, vì không biết em sẽ học thế nào, thày sẽ dạy ra sao? ( điều này cũng có lý đúng). Sau đó Gia Hưng thi đầu vào ở Đại học Tây Nguyên, rồi được hiệu trưởng Trường CĐSP Đăk Lăk nhận vào học khoa sư phạm nhạc, miễn mọi đóng góp học phí .Vượt mọi khó khăn qua 3 năm học, hiện Gia Hưng đang giảng dạy rất tốt ở trường chuyên biệt Vi Nhân. Em dạy thanh nhạc cả cho những học viên sáng mắt. Đến Sương thi vào năm nay mới là người khuyết tật thứ hai. Và lúc đầu, ngay trong BGĐ Trung tâm của tôi, cũng có những ý kiến bàn ra, tương tự như ý vị giáo viên trường VHNT nọ. Cố lên Sương nhé, ba năm tới của em sẽ có biết bao những khó khăn để đạt tới mục đích trở thành người giáo viên daỵ nhạc cho chính cộng đồng khuyết tật của mình. Ai cũng có quyền ước mơ em ạ ! Chỉ có mình sẽ đi trên con đường ấy để đến đích như thế nào thôi. Dài dòng như vậy để nhớ lại rằng dường như tôi có “duyên” với các em khuyết tật. Chính vì vậy khi Sơr Nhất đặt vấn đề tổ chức một cuộc gặp mặt những cựu học sinh đầu tiên của “Gia đình Vi Nhân” vào mùa mưa năm nay, tôi đã vui vẻ nhận lời ngay. “Cú sốc” đầu tiên là một tối trước khi diễn ra cuộc gặp mặt mấy ngày, tôi đến cơ sở matxa của Vi Nhân, nhìn thấy một trong những học sinh lớp thanh nhạc cũ của mình, tôi lặng lẽ nắm tay em, chưa nói nửa lời, em hỏi ngay “có phải tay cô Linh Nga”. Trời ơi ! Tôi rùng mình vì sự mẫn cảm của em. Tôi xa các em gần 10 năm rồi còn gì. Lớp âm nhạc khiếm thị ngày ấy nay phiêu bạt khắp nơi. 20-11, có em gọi điện thoại cho tôi từ Đà Lạt, có em gọi từ Nha Trang, Đăk Lăk… Đâu hy vọng một ngày nào cô trò gặp lại. Vậy mà đến với cuộc gặp gỡ gần như có đủ : hơn 70 em, một số còn độc thân, một số cùng cả vợ, hoặc chồng. Như vợ chồng Kpă Hùng đang bán CD dạo ở thành phố Plei Ku; Báu đang làm matxa ở Khánh Hoà, Long vừa về từ Đà Lạt, Bơm làm rẫy tận làng Sê Đăng ở Kon Tum, Sương bồng theo đứa con gái mắt sáng như sao…. Hạnh phúc hay nghèo khổ, thuận lợi hay khó khăn không khuất phục được các em, vượt qua số mệnh, các em tồn tại cùng gia đình mình, hoà nhập với xã hội những người sáng mắt. Tôi kính nể những sự nỗ lực ấy. Trong phần chia sẻ kinh nghiệm sống của gia đình, tôi biết nói gì, khi so với sự thiệt thòi của các em, mình là người có quá nhiều may mắn? Chỉ bằng tất cả tấm lòng, tôi mong các em sẽ yêu thương nhau, sát cánh cùng nhau vượt lên nỗi bất hạnh, tàn nhưng không phế, trở thành người có ích cho gia đình, cho đời. Vào đúng đợt thi tốt nghiệp của học sinh, lại là môn học do tôi hướng dẫn, nên không có nhiều thời gian cùng tham gia các hoạt động với các em khuyết tật và các nhà hảo tâm. Nhưng tôi biết là cuộc gặp gỡ thành công vô cùng. Bởi từ chính sự xúc động sâu xa kéo dài rất lâu trong tâm trí tôi, cùng với dư âm của cuộc giao lưu văn nghệ tại Trung tâm sinh thái Daruco. Cám ơn những tấm lòng thơm thảo của các thày, các cô, sự hảo tâm của những nhà tài trợ từ thiện, đã vượt qua mọi trở ngại, tổ chức thành công cuộc gặp gỡ có ý nghĩa với cộng đồng người khuyết tật này. Đời còn có nhiều người tốt lắm các em ơi, hãy cố vượt lên chính mình mà sống nhé. [B]Linh nga Niê Kdăm[/B] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KINH TẾ
THƯƠNG HIỆU
Doanh Nhân
Hãy nói những ngôn từ tích cực
Top