Hạnh phúc là một khái niệm vô hình mà sao tất cả chúng ta đều dành suốt một đời tìm kiếm? Cái hạnh phúc đơn sơ của một ngày, một giờ trong bài hát đẫm chất triết lý Phật giáo này có dễ đạt được hay không? Trên trái đất với hơn 4 tỉ người của chúng ta, có bao nhiêu cá nhân đã, đang, và sẽ hài lòng với thứ hạnh phúc ngắn ngủi và mong manh đó?
Tôi đã đi qua hơn một nửa đời người loay hoay kiếm tìm câu trả lời cho những câu hỏi này. Biết bao lần khi chìm đắm trong tận cùng nỗi đau, thông điệp giản đơn của câu hát về hạnh phúc trên đã mang lại cho tôi một chút ấm lòng giữa cái lạnh lẽo đến giá buốt của đời người. Và hôm nay đây, khi đất nước tưng bừng niềm hạnh phúc 36 năm non sông liền một mối, tôi cũng muốn lật giở 36 trang đời mình đã đi qua để hồi tưởng lại những khoảnh khắc hạnh phúc nào đã chợt đến, chợt đi…
Trong ký ức về một thời quá vãng xa xôi, cái hạnh phúc ngọt ngào trong vòng tay ẵm bồng của mẹ đã không còn nữa. Cái còn đọng lại trong tôi là những khoảnh-khắc-không - hạnh-phúc của một thời thơ ấu nghèo đến xác xơ. Trong cái nghèo chung của đất nước sau giải phóng là cái nghèo riêng của gia đình tôi, nghèo đến mức một bữa ăn ngon cho cả gia đình, hay một manh áo mới mỗi khi Tết đến đã là một niềm hạnh phúc lớn lao cho chị em chúng tôi. Tôi không thể nào quên cái hạnh phúc vô cùng đến lăn lóc suốt đêm khi được cha tôi hứa mua cho bộ sách mới nhân ngày khai giảng. Và tôi cũng chẳng thể nào quên cái con bé 8 tuổi là tôi thức dậy lúc 4 giờ sáng mồng một Tết để được mặc bộ quần áo mới duy nhất trong năm. May mắn thay, mà cũng đáng tiếc thay, đó là những khoảnh khắc hạnh phúc giờ đây con của tôi không thể nào có được.
Tôi đã từng tủi thân khóc thầm trong những ngày đông giá lạnh phải phong phanh dầm mưa một mình đến lớp khi bạn bè ấm áp, khô ráo quây quần kết nhóm với nhau. Tôi không đến được những lớp học thêm vì gia đình không trả được nhiều tiền học phí. Nhưng rồi tôi tự trang bị cho mình cái tinh thần AQ để chiến thắng chính mình. Trong những ngày cuối cùng của cấp học phổ thông, khi đám bạn bè tung tăng đến những lò luyện thi của những thầy cô nổi tiếng, tôi ngậm ngùi thu lu trong góc nhà chỉ với một mình tôi và chậu nước làm nguội bớt cái nóng của ngày hè để vật lộn với đám sách ôn thi đến nhàu nát từng trang sách. Tiếp theo những khoảnh khắc không hạnh phúc đó là cái hạnh phúc đến vỡ oà khi tên tôi được khoanh vòng đỏ chót trên bảng thông báo kết quả thi, là cái rưng rưng nghẹn ngào khi tấm bằng khen và cái nắm tay khích lệ của thầy Hiệu trưởng đã dành cho tôi vào ngày khai giảng, lúc thủ khoa của các ngành học được vinh danh. Tự hào thay, mà cũng nhọc nhằn thay, đó là cái khoảnh khắc hạnh phúc tôi mua được bằng kiên trì và nhẫn nại chứ không phải bằng tiền.
Tôi xa quê hương, xa gia đình và bè bạn trong hành trình tìm kiếm thứ hạnh phúc lứa đôi mà người đời mong mỏi. Sau những khoảnh khắc tưởng chừng như hạnh phúc của một cuộc hôn nhân mà hầu hết mọi người đều cho là xứng đôi vừa lứa, tôi lại đối diện với chính mình trong trong tận cùng của sự cô đơn. Tôi nương tựa vào đạo Phật để tìm cái nhân cho quả khổ của riêng mình và cách đạt đến trạng thái hạnh phúc rốt ráo mà con người hướng đến. Trong một lần lang thang vào thế giới Thiền vào một đêm vắng lạnh, tôi chợt gặp một câu nói của một Thiền sư nổi tiếng: “Còn nỗi đau khổ nào lớn lao hơn nỗi khổ khi vợ chồng không giao tiếp được với nhau”. Vâng, tôi đang chôn vùi mình trong nỗi đau khổ vô biên đó. Tôi phải buông tay thôi, buông tay để anh đi tìm hạnh phúc mới của anh, buông tay để nỗi khổ của tôi không còn ăm ắp nữa. Một tay dắt con trai bé bỏng, một tay kéo đống hành lý chỉ toàn sách với sách, tôi tha hương đi tìm hạnh phúc cho hai mẹ con tôi, để lại những khổ đau của 7 năm vợ chồng đầy dằn vặt và thiếu cảm thông trên đất Bắc. Miền Nam hào hiệp đã mở rộng cánh cửa để đón chúng tôi, khi cánh cửa phía sau lưng đã vĩnh viễn khép lại. Những tấm lòng người thân, bạn bè ấm áp, những thuận lợi bất ngờ chợt đến đã cho tôi ngày một nhiều niềm tin trên lối rẽ của cuộc đời. Sung sướng thay, mà cũng ngậm ngùi thay, đó là những khoảnh khắc hạnh phúc cho mẹ con tôi giữa tột cùng bất hạnh.
“Đàn bà trẻ nuôi con một mình vất vả lắm,” câu nhắn nhủ của một người quen không làm chùn lại những bước chân đầy quyết tâm của tôi. Đan xen trong đoạn đời này là những khoảnh khắc hạnh phúc và không hạnh phúc. Tôi đã quay đi lau vội những giọt nước mắt xót xa khi này tay bé nhỏ của con trai tôi níu chặt áo tôi vì sợ mẹ vắng nhà lâu quá. Nhưng rồi tôi lại để mặc cho những giọt nước mắt hạnh phúc tuôn trào khi đọc bài tập làm văn còn vụng về của con trai miêu tả mẹ là người cháu yêu thương nhất trên đời. Tôi loay hoay thu xếp thời gian, vừa mưu sinh để nuôi con, vừa dạy kiến thức vừa rèn cho con nhân cách. Đối với cháu, tôi là mẹ, tôi là cha, tôi là cô giáo, và tôi là bạn đồng niên. Nhọc nhằn thay, mà cũng ấm áp thay, đó là những khoảnh khắc hạnh phúc khi nhìn thấy con mình ngày một lớn khôn với tâm hồn trong sáng và trái tim nhân hậu.
Trên những bước đường nghề nghiệp gian nan, hạnh phúc cũng đến với tôi sau rất nhiều nỗ lực. Những lời động viên, những ánh mắt khích lệ của đồng nghiệp mang đến cho tôi những niềm vui náo nức. Nhưng trên tất cả là niềm hạnh phúc khi học trò của tôi, những em đang cùng tôi lên lớp hàng ngày và những em đã ra trường nhiều năm về trước, đã thể hiện với cô những tình cảm chân thật của mình. Hai mươi hai tuổi, tôi tự hào biết bao khi trở thành một cô giáo trẻ trên giảng đường đại học. Mười bốn năm qua là biết bao nhiêu cố gắng để tự hoàn thiện mình. Đã không ít lần tôi bần thần suốt buổi vì những bài giảng không đạt kết quả như tôi mong muốn. Nhưng bù lại cũng có nhiều lần tôi xúc động đến nghẹn ngào khi các em sinh viên gửi đến tôi những lời chào như reo lên vì vui mừng khi tình cờ gặp cô trong thang máy, hay khi tôi nhận những email mà các em chọn cô làm người gửi gắm tâm sự và xin những lời khuyên. Tôi nâng niu những lời nói chân tình các em dành cho tôi, khi “em học từ cô không chỉ là kiến thức mà còn là cách sống đẹp trong đời.” Vất vả thay, mà cũng cao quý thay, đó là những khoảnh khắc hạnh phúc có nhuốm vị mặn của mồ hôi và sự giản dị của lẽ sống-là-cho hơn mong cầu được nhận.
Và sáng hôm nay, tôi hạnh phúc biết bao khi được ngồi trong một không gian bình yên và mát mẻ để trải lòng về hạnh phúc, khi bao nhiêu người đang nhọc nhằn vì cuộc mưu sinh trong cái nắng thiêu đốt ở ngoài kia. Tôi viết về hạnh phúc không phải để kiêu ngạo rằng mình đang hơn rất nhiều người khác. Tôi viết về hạnh phúc để tri ân cuộc đời và để gửi lời cảm ơn của mình đối với những người đang sống bên tôi. Cầu mong an lành, hạnh phúc đến với tất cả mọi người.
Tôi đã đi qua hơn một nửa đời người loay hoay kiếm tìm câu trả lời cho những câu hỏi này. Biết bao lần khi chìm đắm trong tận cùng nỗi đau, thông điệp giản đơn của câu hát về hạnh phúc trên đã mang lại cho tôi một chút ấm lòng giữa cái lạnh lẽo đến giá buốt của đời người. Và hôm nay đây, khi đất nước tưng bừng niềm hạnh phúc 36 năm non sông liền một mối, tôi cũng muốn lật giở 36 trang đời mình đã đi qua để hồi tưởng lại những khoảnh khắc hạnh phúc nào đã chợt đến, chợt đi…
Trong ký ức về một thời quá vãng xa xôi, cái hạnh phúc ngọt ngào trong vòng tay ẵm bồng của mẹ đã không còn nữa. Cái còn đọng lại trong tôi là những khoảnh-khắc-không - hạnh-phúc của một thời thơ ấu nghèo đến xác xơ. Trong cái nghèo chung của đất nước sau giải phóng là cái nghèo riêng của gia đình tôi, nghèo đến mức một bữa ăn ngon cho cả gia đình, hay một manh áo mới mỗi khi Tết đến đã là một niềm hạnh phúc lớn lao cho chị em chúng tôi. Tôi không thể nào quên cái hạnh phúc vô cùng đến lăn lóc suốt đêm khi được cha tôi hứa mua cho bộ sách mới nhân ngày khai giảng. Và tôi cũng chẳng thể nào quên cái con bé 8 tuổi là tôi thức dậy lúc 4 giờ sáng mồng một Tết để được mặc bộ quần áo mới duy nhất trong năm. May mắn thay, mà cũng đáng tiếc thay, đó là những khoảnh khắc hạnh phúc giờ đây con của tôi không thể nào có được.
Tôi đã từng tủi thân khóc thầm trong những ngày đông giá lạnh phải phong phanh dầm mưa một mình đến lớp khi bạn bè ấm áp, khô ráo quây quần kết nhóm với nhau. Tôi không đến được những lớp học thêm vì gia đình không trả được nhiều tiền học phí. Nhưng rồi tôi tự trang bị cho mình cái tinh thần AQ để chiến thắng chính mình. Trong những ngày cuối cùng của cấp học phổ thông, khi đám bạn bè tung tăng đến những lò luyện thi của những thầy cô nổi tiếng, tôi ngậm ngùi thu lu trong góc nhà chỉ với một mình tôi và chậu nước làm nguội bớt cái nóng của ngày hè để vật lộn với đám sách ôn thi đến nhàu nát từng trang sách. Tiếp theo những khoảnh khắc không hạnh phúc đó là cái hạnh phúc đến vỡ oà khi tên tôi được khoanh vòng đỏ chót trên bảng thông báo kết quả thi, là cái rưng rưng nghẹn ngào khi tấm bằng khen và cái nắm tay khích lệ của thầy Hiệu trưởng đã dành cho tôi vào ngày khai giảng, lúc thủ khoa của các ngành học được vinh danh. Tự hào thay, mà cũng nhọc nhằn thay, đó là cái khoảnh khắc hạnh phúc tôi mua được bằng kiên trì và nhẫn nại chứ không phải bằng tiền.
Tôi xa quê hương, xa gia đình và bè bạn trong hành trình tìm kiếm thứ hạnh phúc lứa đôi mà người đời mong mỏi. Sau những khoảnh khắc tưởng chừng như hạnh phúc của một cuộc hôn nhân mà hầu hết mọi người đều cho là xứng đôi vừa lứa, tôi lại đối diện với chính mình trong trong tận cùng của sự cô đơn. Tôi nương tựa vào đạo Phật để tìm cái nhân cho quả khổ của riêng mình và cách đạt đến trạng thái hạnh phúc rốt ráo mà con người hướng đến. Trong một lần lang thang vào thế giới Thiền vào một đêm vắng lạnh, tôi chợt gặp một câu nói của một Thiền sư nổi tiếng: “Còn nỗi đau khổ nào lớn lao hơn nỗi khổ khi vợ chồng không giao tiếp được với nhau”. Vâng, tôi đang chôn vùi mình trong nỗi đau khổ vô biên đó. Tôi phải buông tay thôi, buông tay để anh đi tìm hạnh phúc mới của anh, buông tay để nỗi khổ của tôi không còn ăm ắp nữa. Một tay dắt con trai bé bỏng, một tay kéo đống hành lý chỉ toàn sách với sách, tôi tha hương đi tìm hạnh phúc cho hai mẹ con tôi, để lại những khổ đau của 7 năm vợ chồng đầy dằn vặt và thiếu cảm thông trên đất Bắc. Miền Nam hào hiệp đã mở rộng cánh cửa để đón chúng tôi, khi cánh cửa phía sau lưng đã vĩnh viễn khép lại. Những tấm lòng người thân, bạn bè ấm áp, những thuận lợi bất ngờ chợt đến đã cho tôi ngày một nhiều niềm tin trên lối rẽ của cuộc đời. Sung sướng thay, mà cũng ngậm ngùi thay, đó là những khoảnh khắc hạnh phúc cho mẹ con tôi giữa tột cùng bất hạnh.
“Đàn bà trẻ nuôi con một mình vất vả lắm,” câu nhắn nhủ của một người quen không làm chùn lại những bước chân đầy quyết tâm của tôi. Đan xen trong đoạn đời này là những khoảnh khắc hạnh phúc và không hạnh phúc. Tôi đã quay đi lau vội những giọt nước mắt xót xa khi này tay bé nhỏ của con trai tôi níu chặt áo tôi vì sợ mẹ vắng nhà lâu quá. Nhưng rồi tôi lại để mặc cho những giọt nước mắt hạnh phúc tuôn trào khi đọc bài tập làm văn còn vụng về của con trai miêu tả mẹ là người cháu yêu thương nhất trên đời. Tôi loay hoay thu xếp thời gian, vừa mưu sinh để nuôi con, vừa dạy kiến thức vừa rèn cho con nhân cách. Đối với cháu, tôi là mẹ, tôi là cha, tôi là cô giáo, và tôi là bạn đồng niên. Nhọc nhằn thay, mà cũng ấm áp thay, đó là những khoảnh khắc hạnh phúc khi nhìn thấy con mình ngày một lớn khôn với tâm hồn trong sáng và trái tim nhân hậu.
Trên những bước đường nghề nghiệp gian nan, hạnh phúc cũng đến với tôi sau rất nhiều nỗ lực. Những lời động viên, những ánh mắt khích lệ của đồng nghiệp mang đến cho tôi những niềm vui náo nức. Nhưng trên tất cả là niềm hạnh phúc khi học trò của tôi, những em đang cùng tôi lên lớp hàng ngày và những em đã ra trường nhiều năm về trước, đã thể hiện với cô những tình cảm chân thật của mình. Hai mươi hai tuổi, tôi tự hào biết bao khi trở thành một cô giáo trẻ trên giảng đường đại học. Mười bốn năm qua là biết bao nhiêu cố gắng để tự hoàn thiện mình. Đã không ít lần tôi bần thần suốt buổi vì những bài giảng không đạt kết quả như tôi mong muốn. Nhưng bù lại cũng có nhiều lần tôi xúc động đến nghẹn ngào khi các em sinh viên gửi đến tôi những lời chào như reo lên vì vui mừng khi tình cờ gặp cô trong thang máy, hay khi tôi nhận những email mà các em chọn cô làm người gửi gắm tâm sự và xin những lời khuyên. Tôi nâng niu những lời nói chân tình các em dành cho tôi, khi “em học từ cô không chỉ là kiến thức mà còn là cách sống đẹp trong đời.” Vất vả thay, mà cũng cao quý thay, đó là những khoảnh khắc hạnh phúc có nhuốm vị mặn của mồ hôi và sự giản dị của lẽ sống-là-cho hơn mong cầu được nhận.
Và sáng hôm nay, tôi hạnh phúc biết bao khi được ngồi trong một không gian bình yên và mát mẻ để trải lòng về hạnh phúc, khi bao nhiêu người đang nhọc nhằn vì cuộc mưu sinh trong cái nắng thiêu đốt ở ngoài kia. Tôi viết về hạnh phúc không phải để kiêu ngạo rằng mình đang hơn rất nhiều người khác. Tôi viết về hạnh phúc để tri ân cuộc đời và để gửi lời cảm ơn của mình đối với những người đang sống bên tôi. Cầu mong an lành, hạnh phúc đến với tất cả mọi người.
Đỗ Thị Diệu Ngọc