Ham World Cup, sĩ tử… “tử” trước giờ trống điểm

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Có "trận đấu" một mất một còn hiển hiện đối với các sĩ tử mang tên "thi đại học". Nhưng nhiều sĩ tử sớm "đầu hàng" vì những trận cầu World Cup.

Bên nợ, bên tình...

Khoảng 2 tuần trở lại đây, nhiều "lò" luyện thi tại TP.HCM trở nên đìu hiu hoặc khí thế học của sĩ tử sa sút lạ thường. Nhiều sĩ tử đến "lò" chỉ để… ngủ.

Hỏi ra mới biết, nguyên nhân là vì World Cup - giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh đang tiến dần đến vòng chung kết.

Vậy là thi ĐH và bóng đá bỗng trở thành đòn cân não khiến nhiều sĩ tử phải đau đầu lựa chọn.

Có những sĩ tử biết vượt qua chính bản thân nhưng cũng không ít "chiến binh" tử sớm vì hấp lực từ những trận cầu, nên chọn bỏ cuộc thi ĐH.

images1992178_images1809665_luyenthi2.jpg



Nhiều sĩ tử đến "lò" chỉ để ngủ. Ảnh: An Bang

Sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc, ông Nguyễn Minh Đoàn (53 tuổi, quê Đồng Nai) tất tả đưa cậu con trai tên Linh xuống TP.HCM tìm "lò" luyện thi cấp tốc để vớt vát kiến thức cho con trong những ngày "nước sôi lửa bỏng".

Mới đầu, ông Đoàn lo nhất là khoản ăn ở. Túi tiền hạn hẹp, làm sao ông có thể kiếm được chỗ trọ cho con học thi gần 1 tháng. Nhờ sự thơm thảo của một bạn đồng hương cho ở nhờ, ông Đoàn cũng kiếm được chỗ trọ cho con. Ông mừng khấp khởi. Trước khi về quê, ông còn giúi cho con một khoản tiền chi tiêu.

images1992181_si_tu.jpg



Luyện thi mùa World Cup.

Mọi chuyện vẫn ổn cho đến khi ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh khai mạc.

Vốn ham mê bóng bánh, lại được mấy anh em trong xóm trọ rủ rê, Linh tặc lưỡi: "Xem một hai trận đầu cũng chẳng sao. Mà xem thì phải có cá cược vào mới máu". Ý định ban đầu là thế, nhưng dần dần Linh bị kéo vào vòng tròn bóng đá với cá cược lúc nào không hay. Số tiền bố cho sớm hết, cậu sĩ tử còn tìm cách vay tiền những người bạn mới quen để mong gỡ gạc.

Mới đây, khi xuống "tiếp sức" cho con vào những ngày nước rút, nhìn quý tử phờ phạc, tinh thần hoang mang, lòng ông Đoàn đau như sát muối. "Là vì con lo lắng thi cử quá nên vậy" - ông Đoàn nghĩ. Đến khi ông bạn đồng hương kể chuyện tiền nong, rồi mấy thanh niên trong xóm trọ hỏi về món nợ, ông mới ngã ngửa hiểu ra mọi chuyện.


Nhìn Linh suy sụp cả về thể chất lẫn tinh thần, ông Đoàn biết rằng con mình chẳng còn tí sức lực nào "vượt vũ môn”. Thôi thì, cha con đành khăn gói về quê sớm ngày nào, đỡ tốn thêm tiền ngày nấy.

Những lý do "trời ơi"

Tại một quán nước nằm trên đường Trần Quốc Toản (Q.3), PV VietNamNet gặp Nguyễn Công Danh, một học sinh của Trường THPT Phan Đăng Lưu đang ngồi chờ vào tiết học.


Nhìn Danh có vẻ hiền lành, nhút nhát. Danh thú nhận mình cũng là tín đồ cuồng nhiệt của bóng đá nhưng cậu cho biết em đã phải đấu tranh rất nhiều giữa thi đại học và World Cup. Khi nào thèm lắm, Danh cũng chỉ dám coi trận đầu chứ không dám thức khuya.

images1992185_IMG_4443.jpg

Danh kể chuyện vượt qua cám dỗ của môn bóng đá vua. Ảnh: Sinh Phạm

Không phải thí sinh nào cũng vượt qua cơn cám dỗ của môn thể thao vua như Danh. Đức, bạn cùng lớp của Danh nằm trong trường hợp ấy. Gia đình Đức khá giả lại được bố mẹ chiều chuộng hết mực.

Nhân dịp thi cử này, cậu ta tranh thủ vòi đủ mọi khoản tiền dưới danh nghĩa phục vụ cho ôn luyện. Nhưng bố mẹ cậu không thể ngờ rằng toàn bố số tiền đó được cậu nướng hết vào những canh bạc đỏ đen liên quan đến trái bóng. Không những vậy, cậu ấm còn vay bạn bè, cầm xe máy để lấy tiền thỏa mãn cơn khát ăn thua của con bạc nghiện "kèo trên, kèo dưới". Số tiền mà Đức thua độ đếm sơ sơ đã lên đến vài chục triệu đồng.

Vì chán nản và muốn được tự do xem bóng đá, "cậu ấm" đã bỏ nhà đi. Đến nay, cha mẹ Đức chẳng còn dám mơ gì đến chuyện thi cử của con mà chỉ lo tìm cậu về sớm trước khi số tiền cá độ tăng dần theo từng trận cầu nảy lửa đang tiến dần đến vòng chung kết.

Đôi lúc không chiến thắng được sự cám dỗ của trái bóng, nhiều sĩ tử bao biện: Chuyện học là cả một quá trình, giờ này còn ôn gì nữa. Phải xem bóng đá cho tinh thần thoải mái, thư giãn thì mới thi tốt được...

Tuấn Anh (quê Nha Trang) bộc bạch:
"Đã cố kìm hãm lại mình rồi! Thế nhưng, mấy bạn cùng phòng lại cứ reo hò, thậm chí còn mùa đồ về ăn uống nhậu nhẹt, làm em có học cũng chẳng vào đầu, thôi thì nhập cuộc hưởng ứng luôn".

"Đại học thì năm nào chả thi. Còn World Cup, 4 năm mới có 1 lần, không xem thì phí lắm!”- đó là lý do của "sĩ tử" Tùng, quê Nghệ An.


Một giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề luyện thi tâm sự: "Tôi dạy ôn thi đã lâu và nhận thấy rằng, cứ năm nào dính vào mấy vụ bóng bánh này là mệt lắm. Lên lớp, học sinh cứ gà gật, lơ mơ. Tôi biết rằng, mình có giảng bao nhiêu thì cũng chỉ như "nước đổ lá khoai". Chỉ khổ các bậc phụ huynh ở quê, tìm được chỗ ăn ở học hành cho con ở thành phố đã khó, giờ lại phải gánh thêm nỗi lo bóng bánh. Hy vọng năm nay, không có nhiều thí sinh ngủ gật trong phòng thi vì thức khuya xem bóng đá".


* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.


Theo VNN.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top