Bài thơ "Đan áo cho chồng" vừa ra mắt thì tòa báo "Tiểu Thuyết Thứ Bảy" lại qua đường bưu điện nhận được bài thơ thứ tư với đề tựa "Bài Thơ Cuối Cùng." Ý tứ của "Bài thơ cuối cùng" hơi khác 3 bài thơ trước. Nó than van, mô tả nhiều hơn về nỗi xót xa của mối tình dang dở nhưng lại đượm đầy giọng trách móc cố nhân, đã vì hư danh mà rao bán bài thơ "Đan Áo" mà nàng đã tặng riêng cho chàng:
Bài Thơ Cuối Cùng
-T.T.Kh-
Anh hỡi tháng ngày xa quá nhỉ ?
Một mùa thu cũ, một lòng đaụ..
Ba năm ví biết anh còn nhớ,
Em dã câm lời, có nói đâu !
Đã lỡ, thôi rồi ! chuyện biệt ly,
Càng khơi càng thấy lụy từng khị
Trách ai mang cánh "ty-gôn" ấy,
Mà viết tình em, được ích gì ?
Chỉ có ba người đã đọc riêng,
Bài thơ "đan áo" của chồng em.
Bài thơ "đan áo" nay rao bán,
Cho khắp người đời thóc mách xem...
Là giết đời nhau đấy, biết không ?
....Dưới dàn hoa máu tiếng mưa rung,
Giận anh, em viết dòng dư lệ,
Là chút dư hương : điệu cuối cùng !
Từ đây, anh hãy bán thơ anh,
Còn để yên tôi với một mình,
Những cánh hoa lòng, hừ ! đã ghét,
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.
Ngang trái đời hoa đã úa rồi,
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơị..
Buồng nghiêm thờ thẫn hồn eo hẹp,
Đi nhớ người không muốn nhớ lời !
Tôi oán hờn anh, mỗi phút giây,
Tôi run sợ viết, bởi rồi đây
Nếu không yên được thì tôị..chết
Đêm hỡi ! làm sao tối thế nầy ?
Năm lại năm qua cứ muốn yên
Mà phương ngoài gió chẳng làm quên;
Và người vỡ lỡ duyên thầm kín,
Lại chính là anh ? anh của em !
Tôi biết làm sao được hỡi trời ?
Giận anh, không nỡ ! Nhớ không thôi !
Mưa buồn, mưa hắt, trong lòng ướt...
Sợ quá đi, anh..."có một người" !...
Ðúng như đề tựa của nó, sau bài thơ này, làng thơ không bao giờ còn nhận được thêm bài nào nữa, T.T.Kh. hoàn toàn biến mất trên thi đàn! Cũng từ đó trong lịch sử văn thơ tiền chiến phải nhận lấy sự bí mật về một tác giả mà chỉ có vỏn vẹn 4 bài thơ nhưng đã tạo được chỗ đứng rất vững chắc trong nền văn học VN.
Mãi tới 2 năm sau, vào giữa 1940, mới thấy xuất hiện bài thơ gửi T.T.Kh. với bút hiệu Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình, 1917-194, có lẽ là ông ở xa vừa mới về. Ông tự nhận là người tình cũ của T.T.Kh., gọi nàng bằng tên "Khánh" và nhắc tên nầy tổng cộng 4 lần. Bài thơ nầy là để trả lời cho 4 bài thơ của nàng, nhưng với giọng điệu cay đắng, mỉa mai!
Ngoài ra Thâm Tâm còn 2 bài thơ khác viết cho T.T.Kh. như sau: Màu Máu Tigôn, Dang Dở.
Đây là những bài thơ tình hay nhất của Thâm Tâm gởi cho T.T.Kh. xuất hiện trong năm 1940. Bài thơ "Dang Dở" trên đã chấm dứt mối tình bí mật đó. Nhưng...
Sau đó, người ta lại được biết chút ít về T.T.Kh. qua bài thơ "Dòng Dư Lệ" của Nguyễn Bính. Lúc bấy giờ ai chẳng nghĩ T.T.Kh. chính là người tình vườn Thanh của Nguyễn Bính. Nhưng đó chỉ là sự ngộ nhận của một kẻ si thơ T.T.Kh. mà thôi.
Thi sĩ Nguyễn Bính lúc còn trẻ có máu "giang hồ", vào Nam ra Bắc mấy lần. Một lần dong ruổi, gặp đêm mưa lớn, ông ghé vào trọ tại một nhà ở vùng Thanh Hóa, được người lão bộc tiếp đãi. Nhà có khu vuờn đẹp, trong nhà có cô gái trẻ ngồi quay tơ - mà ông gọi là "Người Vườn Thanh" - đã khiến ông run động, thao thức bâng quơ; nhưng nghĩ mình còn nặng kiếp phong trần nên chưa dám tính đến chuyện tình duyên.
Rồi mấy năm sau, ông lại có dịp qua vùng Thanh Hóa, bèn tìm đến chốn cũ, thì được người lão bộc năm xưa kể cho nghe "một thiên hận tình." Thời gian lại qua đi, ông gần như đã quên câu chuyện đó, thì đọc được những bài thơ của T.T.Kh. xuất hiện trên báo. Ông thấy những bài thơ đó giống hệt thiên hận tình của "Người Vườn Thanh" năm nào, ông nghĩ rằng "Người Vườn Thanh" chính là T.T.Kh., và viết bài thơ "Dòng Dư Lệ" để tặng nàng.
Vậy T.T.Kh. nàng là ai??? Và vì ai mà làm thơ??? Cái nghi vấn đó đã kéo dài hơn 50 năm và cho đến thập kỷ 80, vẫn có người noí rằng bà còn sống và đã gặp bà, nhưng dù sao đó cũng chỉ là lời nói mà thôi...