Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Chúng ta đang háo hức hướng đến ngày đại lễ mừng chiến thắng thông nhất đất nước 30-4 này. Và trong chúng ta hôm nay, không ít người không nhắc đến Hà Nội bởi một lý do nào đó. Hà Nội, cái tên đã khác nhiều theo suốt chiều dài lịch sử, nhưng những lớp trầm tích của Hà Nội vẫn còn đấy. Đừng để tiếng Hà Nội phai nhạt nhé !
Đừng để trái tìm Hà Nội nhạt phai màu đỏ thắm nhé !
Khi thời đánh Mỹ đã trở thành dĩ vãng, ngồi một mình đọc lại những bài ký viết về những năm tháng chống Mỹ cứu nước của Nguyễn Tuân thì thật là thú vị. Từ đấy hình dung ra cái màn sương trắng dày đặc, huyền ảo buông một tấm voan trắng lên cầu Thê Húc đỏ của Hồ Gươm, lên những khuôn mặt hồng hào xinh đẹp một cách khỏe mạnh, hồn nhiên của lứa tuổi thanh xuân mười tám đôi mươi giữa thủ đô yêu kiều và tinh tế, càng thấy yêu những dòng của Nguyễn Tuân viết về Hà Nội.
Chúng ta cũng có thể nói rằng lòng yêu Hà Nội không chỉ của riêng những người sống lâu năm ở căn nhà ba tầng ở Hàng Đào, mà còn của cả người con gái trong ngôi nhà tranh, nhà nọ nghe cả tiếng nói chuyện của nhà kia qua tấm phên buộc tạm.
Nhưng am hiểu nó tinh tường, sâu sắc và thể hiện nó thành hình tượng văn học thì phải nhờ đến bàn tay tài hoa, phong nhã của Nguyễn Tuân. Động đến Hà Nội, giặc cướp nước đã động đến tình yêu của Nguyễn Tuân. Vì vậy, trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, máy bay thù đánh phá Hà Nội, Nguyễn Tuân cho tung ra những bài ký nóng bỏng căm thù bọn xâm lược và tràn đầy tình yêu đối với Hà Nội và đến năm 1972, B52 giặc Mỹ vào Hà Nội lại khơi cái mạch ngầm phun lên những bài ký sảng khoái, hào hùng.
Hà Nội, thủ đô của cả nước vẫn làm cho Nguyễn Tuân thấy lòng mình trẻ hơn cả. Hà Nội đem lại cho Nguyễn Tuân sự thỏa mãn mỹ cảm về cái đẹp mà Nguyễn Tuân đã viết rằng “ Cảm khái mà thấy rằng yêu đẹp có nghĩa là quyết tâm bảo vệ đến cùng những gì mình đã nhận là đẹp”.
Nguyễn Tuân cũng như chúng ta yêu thích những căn phòng nhỏ lát gạch hoa, ở một góc phố yên tĩnh, có hoa ngâu rắc vàng ngoài cửa sổ căn phòng, trong phòng có ngọn đèn bàn mầu xanh, người làm việc trầm ngâm vừa hút thuốc, nghe nhạc, vừa đọc báo. Nhưng Nguyễn Tuân cũng chụp chiếc mũ sắt lên chiếc đầu bạc trắng quẩn quanh ở khu Ga Hàng Cỏ vừa bị máy bay giặc Mỹ đánh sập, nâng niu từng cánh chim bị bị đống gạch vùi dập ở Bạch Mai do bom đạn quân thù, trận trọng đám cưới trên trận địa Hà Nội và cùng yêu tha thiết hơn cái bầu trời Hà Nội có mầu “ da trời Hà Nội thấp thỏm xanh ngắt một niềm cảm giác”.
Cho nên ngồi uống nước ở một phố vắng mà Nguyễn Tuân lại nghĩ đến những chiến sĩ trên tít cù lèo nóc cầu sắt, gió nhiều mà nắng cũng quá nhiều. Thế mà đơn vị còn trồng được cả hoa mười giờ nữa. Đó không phải là kiểu “thoáng trôi qua”, vụt đến và vụt đi, càng không phải kiểu càng ở gần nhau thì sự dung tục trần trụi làm cho người ta chán ngấy nhau. Tình yêu Hà Nội của Nguyễn Tuân và của chúng ta là thứ tình yêu thâm trầm, càng ở lâu càng từng trải càng yêu nó hơn.
Khách nước ngoài thăm quan Hà Nội
Chúng ta yêu Hà Nội vì chính ở đấy có Bác, có Trung ương Đảng, có những người Hà Nội thanh lịch, hào hoa, dũng cảm. Và chúng ta cảm ơn Nguyễn Tuân cùng một số nhà văn khác đã giúp chúng ta yêu Hà Nội hơn.
Ai đó có thể dạo hàng ngàn lần quanh Hồ Gươm mà rồi cùng bỏ qua, cũng quên đi. Mãi đến khi Nguyễn Tuân ghi nhận về cây lộc vừng, tán tròn, um tùm, thấp dáng như cái tế một gốc vải cổ thụ…Hoa tím như kết chỉ tơ điều, dính vào những dây tua, nó đúng là những tua lõng thõng buông xuống từ lòng một cái tán tàn xanh đặc.
Lộc vừng vừa nở vừa tạ bên Hồ Gươm, cả mép hồ phủ hoa, ngồi phía Thủy Tạ nhìn sang, cứ như bờ bên kia vừa có đám cưới nhà ai nổ bánh pháo, vừa đi hết khỏi. Mặt hồ sát gốc liền diễn ra cảnh “hoa trôi giạt thắm”…thì chắc không ai đọc dòng này mà đi qua đó, đi xa Hà Nội có thể quên được cây lộc vừng cứ ra hoa trong bom đạn.
Cảm ơn nhà văn giúp chúng ta cảm niệm hết cái đẹp của chúng ta, quanh chúng ta, có khi đơn giản đến bình dị, có khi hầu như vô nghĩa mà nó lại trở thành một kỷ niệm không bao giờ tàn phai. Những ai đang ở Sài Gòn đọc những dòng này thì lập tức muốn bay ra Thăng Long vì nhớ Hà Nội quá, để được lần nữa ngắm cái vẻ đẹp của non sông, trong đó có những cánh hoa lộc vừng trôi trên mặt Hồ Gươm mờ sương sớm. Đó cũng là tình yêu Tổ quốc chứ sao.
Đó là những dòng những chữ thấm đượm tâm hồn người viết, những chữ uống hàng trăm tuần trà, đi hàng ngàn lần quanh Hà Nội, đi đông, đi tây mới chắt lọc, đúc lại, và gửi lại cho chúng ta.
Nhưng phải công bằng mà nói rằng khi cái đầu bạc của Nguyễn Tuân chúi xuống trang giấy, giương đôi mục kỉnh đọc đi đọc lại, chữa đi chữa lại để viết nên nhưng dòng chữ “da trời Hà Nội thấp thỏm xanh ngắt một niềm cảm giác/ Trên tít cù lèo nóc sắt, gió nhiều mà nắng cũng quá nhiều”, “ Lộc vừng vừa nở vừa tạ bên Hồ Gươm”…thì phải nói rằng đó là một thứ lao động nghệ thuật nghiêm túc, một tấm lòng yêu ngôn ngữ Việt và tìm cách làm giầu cho ngôn ngữ Việt.
Trích đôi câu ngắn, câu văn xuôi mà giầu chất thơ, mà thơ lẫn nhạc hài hòa, chúng ta tấm tắc phục cái thần của câu, chữ. Nghề chơi đã lắm công phu, nghề viết càng lắm công phu hơn.
Chúng ta không thể quên rằng Nguyễn Tuân đã đem cái giọng nói, ngôn ngữ người Hà Nội vào làm giàu cho ngôn ngữ Việt Nam và những gì mà Nguyễn Tuân viết ra là từ tình yêu mà viết, viết để “cảm khái mà thấy rằng yêu đẹp có nghĩa là quyết tâm bảo vệ đến cùng những gì mà mình đã nhận là đẹp”.
Đừng để trái tìm Hà Nội nhạt phai màu đỏ thắm nhé !
Khi thời đánh Mỹ đã trở thành dĩ vãng, ngồi một mình đọc lại những bài ký viết về những năm tháng chống Mỹ cứu nước của Nguyễn Tuân thì thật là thú vị. Từ đấy hình dung ra cái màn sương trắng dày đặc, huyền ảo buông một tấm voan trắng lên cầu Thê Húc đỏ của Hồ Gươm, lên những khuôn mặt hồng hào xinh đẹp một cách khỏe mạnh, hồn nhiên của lứa tuổi thanh xuân mười tám đôi mươi giữa thủ đô yêu kiều và tinh tế, càng thấy yêu những dòng của Nguyễn Tuân viết về Hà Nội.
Chúng ta cũng có thể nói rằng lòng yêu Hà Nội không chỉ của riêng những người sống lâu năm ở căn nhà ba tầng ở Hàng Đào, mà còn của cả người con gái trong ngôi nhà tranh, nhà nọ nghe cả tiếng nói chuyện của nhà kia qua tấm phên buộc tạm.
Nhưng am hiểu nó tinh tường, sâu sắc và thể hiện nó thành hình tượng văn học thì phải nhờ đến bàn tay tài hoa, phong nhã của Nguyễn Tuân. Động đến Hà Nội, giặc cướp nước đã động đến tình yêu của Nguyễn Tuân. Vì vậy, trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, máy bay thù đánh phá Hà Nội, Nguyễn Tuân cho tung ra những bài ký nóng bỏng căm thù bọn xâm lược và tràn đầy tình yêu đối với Hà Nội và đến năm 1972, B52 giặc Mỹ vào Hà Nội lại khơi cái mạch ngầm phun lên những bài ký sảng khoái, hào hùng.
Hà Nội, thủ đô của cả nước vẫn làm cho Nguyễn Tuân thấy lòng mình trẻ hơn cả. Hà Nội đem lại cho Nguyễn Tuân sự thỏa mãn mỹ cảm về cái đẹp mà Nguyễn Tuân đã viết rằng “ Cảm khái mà thấy rằng yêu đẹp có nghĩa là quyết tâm bảo vệ đến cùng những gì mình đã nhận là đẹp”.
Nguyễn Tuân cũng như chúng ta yêu thích những căn phòng nhỏ lát gạch hoa, ở một góc phố yên tĩnh, có hoa ngâu rắc vàng ngoài cửa sổ căn phòng, trong phòng có ngọn đèn bàn mầu xanh, người làm việc trầm ngâm vừa hút thuốc, nghe nhạc, vừa đọc báo. Nhưng Nguyễn Tuân cũng chụp chiếc mũ sắt lên chiếc đầu bạc trắng quẩn quanh ở khu Ga Hàng Cỏ vừa bị máy bay giặc Mỹ đánh sập, nâng niu từng cánh chim bị bị đống gạch vùi dập ở Bạch Mai do bom đạn quân thù, trận trọng đám cưới trên trận địa Hà Nội và cùng yêu tha thiết hơn cái bầu trời Hà Nội có mầu “ da trời Hà Nội thấp thỏm xanh ngắt một niềm cảm giác”.
Cho nên ngồi uống nước ở một phố vắng mà Nguyễn Tuân lại nghĩ đến những chiến sĩ trên tít cù lèo nóc cầu sắt, gió nhiều mà nắng cũng quá nhiều. Thế mà đơn vị còn trồng được cả hoa mười giờ nữa. Đó không phải là kiểu “thoáng trôi qua”, vụt đến và vụt đi, càng không phải kiểu càng ở gần nhau thì sự dung tục trần trụi làm cho người ta chán ngấy nhau. Tình yêu Hà Nội của Nguyễn Tuân và của chúng ta là thứ tình yêu thâm trầm, càng ở lâu càng từng trải càng yêu nó hơn.
Khách nước ngoài thăm quan Hà Nội
Ai đó có thể dạo hàng ngàn lần quanh Hồ Gươm mà rồi cùng bỏ qua, cũng quên đi. Mãi đến khi Nguyễn Tuân ghi nhận về cây lộc vừng, tán tròn, um tùm, thấp dáng như cái tế một gốc vải cổ thụ…Hoa tím như kết chỉ tơ điều, dính vào những dây tua, nó đúng là những tua lõng thõng buông xuống từ lòng một cái tán tàn xanh đặc.
Lộc vừng vừa nở vừa tạ bên Hồ Gươm, cả mép hồ phủ hoa, ngồi phía Thủy Tạ nhìn sang, cứ như bờ bên kia vừa có đám cưới nhà ai nổ bánh pháo, vừa đi hết khỏi. Mặt hồ sát gốc liền diễn ra cảnh “hoa trôi giạt thắm”…thì chắc không ai đọc dòng này mà đi qua đó, đi xa Hà Nội có thể quên được cây lộc vừng cứ ra hoa trong bom đạn.
Cảm ơn nhà văn giúp chúng ta cảm niệm hết cái đẹp của chúng ta, quanh chúng ta, có khi đơn giản đến bình dị, có khi hầu như vô nghĩa mà nó lại trở thành một kỷ niệm không bao giờ tàn phai. Những ai đang ở Sài Gòn đọc những dòng này thì lập tức muốn bay ra Thăng Long vì nhớ Hà Nội quá, để được lần nữa ngắm cái vẻ đẹp của non sông, trong đó có những cánh hoa lộc vừng trôi trên mặt Hồ Gươm mờ sương sớm. Đó cũng là tình yêu Tổ quốc chứ sao.
Đó là những dòng những chữ thấm đượm tâm hồn người viết, những chữ uống hàng trăm tuần trà, đi hàng ngàn lần quanh Hà Nội, đi đông, đi tây mới chắt lọc, đúc lại, và gửi lại cho chúng ta.
Nhưng phải công bằng mà nói rằng khi cái đầu bạc của Nguyễn Tuân chúi xuống trang giấy, giương đôi mục kỉnh đọc đi đọc lại, chữa đi chữa lại để viết nên nhưng dòng chữ “da trời Hà Nội thấp thỏm xanh ngắt một niềm cảm giác/ Trên tít cù lèo nóc sắt, gió nhiều mà nắng cũng quá nhiều”, “ Lộc vừng vừa nở vừa tạ bên Hồ Gươm”…thì phải nói rằng đó là một thứ lao động nghệ thuật nghiêm túc, một tấm lòng yêu ngôn ngữ Việt và tìm cách làm giầu cho ngôn ngữ Việt.
Trích đôi câu ngắn, câu văn xuôi mà giầu chất thơ, mà thơ lẫn nhạc hài hòa, chúng ta tấm tắc phục cái thần của câu, chữ. Nghề chơi đã lắm công phu, nghề viết càng lắm công phu hơn.
Chúng ta không thể quên rằng Nguyễn Tuân đã đem cái giọng nói, ngôn ngữ người Hà Nội vào làm giàu cho ngôn ngữ Việt Nam và những gì mà Nguyễn Tuân viết ra là từ tình yêu mà viết, viết để “cảm khái mà thấy rằng yêu đẹp có nghĩa là quyết tâm bảo vệ đến cùng những gì mà mình đã nhận là đẹp”.
Bùi Công Hùng_NguoiHàNội