ĐH, CĐ áp đảo ở các ĐH vùng, đại học địa phương

Hide Nguyễn

Du mục số
Lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào ĐH, CĐ áp đảo ở các ĐH vùng, đại học địa phương; tinh gọn dần ở các trường đại học điểm trúng tuyển cao và giảm không đáng kể ở một số trường thuộc khối ngành Sư phạm, khoa học xã hội. Thông tin bao quát về số lượng hồ sơ đăng ký dự thi mùa tuyển sinh này cho thấy.

Cạnh tranh đại học năm nay: Cao nhất 1 'chọi' 37


20110512102039_IMG_0750.jpg


Thí sinh sau buổi thi tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng


Miền Nam: ĐH địa phương hút thí sinh

Đông đảo thí sinh lựa chọn những trường địa phương phía Nam vì lý do gần nhà. ĐH Cần Thơ (tăng 1.500 HS so với 2010). GS Phạm Phụ lý giải: Do Trường ĐH Cần Thơ đào tạo liên thông từ trung cấp lên ĐH, đồng thời đây là ĐH vùng có tiếng nên nhiều thí sinh trong vùng lựa chọn cũng là dễ hiểu.

Các trường có mức điểm trung bình nhận được số HS tăng đáng kể: Trường ĐH Nông Lâm TPHCM có 47.500 HS, Trường ĐH Tôn Đức Thắng có hơn 34.000 HS, lượng HS đăng ký vào các trường ĐH ngoài công lập như ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM, ĐH Văn Lang cũng tăng so với năm 2010.

Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã đạt mức kỷ lục khi tăng gần 200% hồ sơ so với năm ngoái.

Ông Trần Hữu Minh, trưởng phòng hành chính nhà trường cho biết, cơ sở vật chất của trường được xây dựng khang trang từ TP.HCM cho đến Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi. Thêm vào đó, công tác tiếp thị về trường cũng rất được chú trọng. Ngoài bậc ĐH, trường còn có các bậc như cao đẳng, trung cấp, dạy nghề.

Năm nay, cơ quan Đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM nhận được 28.000 hồ sơ ĐKDT ĐH-CĐ của thí sinh, tăng 4.000 hồ sơ so với năm 2010. Trong khi đó Sở GD-ĐT TP.HCM nhận trên 151.500 hồ sơ, tăng hơn 10.000 hồ sơ so với năm 2010. Như vậy, tổng cộng hồ sơ ĐKDT ĐH-CĐ của thí sinh tại TP.HCM tăng 14.000 hồ sơ so với năm ngoái.

Phía Bắc: ĐH tốp trên ít hồ sơ, vẫn khốc liệt

Trong khi các trường tốp trên (các trường có điểm trúng tuyển cao) của T.P HCM bị thí sinh “né tránh” và đổ dồn hồ sơ về các trường ĐH vùng thì ở miền Bắc, những trường top của Hà Nội vẫn tỏ ra có sức hút mạnh mẽ.

Trường ĐH Ngoại thương năm nay thu hút 8.700 hồ sơ dự thi, tăng 200 bộ so với năm ngoái. Điểm đầu vào các năm gần đây của ĐH Ngoại khá ổn định.

Bên cạnh đó, trường khối Kỹ thuật nổi tiếng của phía Bắc là ĐH Kiến trúc Hà Nội năm nay có số lượng hồ sơ lớn: gần 9000 bộ, tăng khoảng 2000 bộ so với năm ngoái.

Năm nay, ĐH Hà Nội khá “nổi” với hàng loạt chương trình tư vấn tuyển sinh, và còn gửi thông tin về ngành nghề đào tạo của trường tới từng sở giáo dục các tỉnh, tuyển thêm cả nguyện vọng 2 nên lượng hồ sơ nộp vào trường tăng lên đáng kể. Theo số liệu chưa đầy đủ, hiện nay trường đã nhận được khoảng 12. 000 hồ sơ, tăng hơn 2.000.

Nếu TP.HCM lo lắng về lượng hồ sơ vào các trường khoa học xã hội và Sư phạm giảm sút thì ở Hà Nội, các trường “top trên” của nhóm ngành vẫn có thể ung dung.

ĐH Sư phạm Hà Nội thu hút 15.171 hồ sơ dự thi, giảm khoảng 1.000 hồ sơ so với năm ngoái. Tuy nhiên, một cán bộ tuyển sinh của trường lạc quan cho rằng: sự suy giảm này không ảnh hưởng nhiều đến đầu vào của trường.

Việc hồ sơ của học sinh “đổ bộ” vào các trường ĐH ở địa phương chứng tỏ các em nhận thức rõ ràng và đúng hơn về sức học của mình. Điều này dự đoán khả năng lượng hồ sơ ảo sẽ giảm đi đáng kể.Vì thế, lượng hồ sơ vào các trường hay sư phạm có giảm có thể là giảm về lượng hồ sơ ảo.

Nhiều cán bộ tuyển sinh cho rằng, năm nay thí sinh đã có sự tiến bộ đáng kể trong nhận thức về chọn trường, chọn nghề. Việc hồ sơ của học sinh “đổ bộ” vào các trường ĐH ở địa phương chứng tỏ các em nhận thức rõ ràng và đúng hơn về sức học của mình. Điều này dự đoán khả năng lượng hồ sơ ảo sẽ giảm đi đáng kể.Vì thế, lượng hồ sơ vào các trường hay sư phạm có giảm có thể là giảm về lượng hồ sơ ảo.

Trường ĐH Luật Hà Nội năm nay vẫn sẽ yên tâm với mức hồ sơ đến hôm nay thống kê được khoảng hơn 11.000 hồ sơ, giảm hơn đôi chút so với năm ngoái nhưng có tín hiệu vui là lượng hồ sơ khối A, D1 vào trường tăng nhẹ. Điều này chứng tỏ, ngành Luật đang có dấu hiệu thu hút được sự quan tâm của các thí sinh học ban Khoa học tự nhiên.

Hồ sơ khối C nộp vào T rường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội cho đến ngày 10/5 đã đạt đến con số 6.537 bộ, giảm hơn so với năm ngoái khoảng 500 bộ. Trong số này chưa tính đến những hồ sơ của cùng một thí sinh nhưng đăng ký thi nhiều khoa của trường.

Học viện Báo chí Tuyên truyề n năm nay nhận được 7681 hồ sơ dự thi, giảm gần 1.000 hồ sơ so với năm ngoái. Tuy nhiên, so với chỉ tiêu lấy 1500 sinh viên của trường thì con số này đủ để HV báo chí tuyên truyền hi vọng về chất lượng đầu vào khá cao.

Như vậy, tuy năm nay lượng hồ sơ thu được của các ngành khoa học xã hội và sư phạm ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng là khá khiêm tốn nhưng số hồ sơ đầu quân vào các trường top trên của ngành này không giảm đến mức báo động.

Tuy nhiên, điều này chưa nói lên chất lượng đầu vào sẽ như thế nào vì những năm gần đây, điểm chuẩn của một số ngành, một số trường đang có xu hướng giảm.

Miền Trung: Đà Nẵng thành điểm “hút”


20110512102353_IMG_0247.jpg


Niềm vui sau giờ làm bài. Ảnh: Lê Anh Dũng


Năm nay, các trường ĐH, CĐ ở Đà Nẵng, nhất là ĐH Đà Nẵng trở thành điểm hút hồ sơ của thí sinh ở các tỉnh miền Trung.

Thông tin trên báo Người lao động cho biết: Thừa Thiên Huế có 60% hồ sơ nộp vào các trường của Huế.

Tuy nhiên, 40% còn lại chủ yếu đăng ký dự thi vào trường ĐH Đà Nẵng, rất ít hồ sơ nộp vào các trường phía Nam và phía Bắc.

Ở Quảng Nam, số hồ sơ dự thi vào các trường ĐH, CĐ miền Trung là 26.947 bộ trong tổng số 34.830 hồ sơ thu được. Trong đó có tới 50% hồ sơ đăng ký vào các trường ĐH, CĐ ở Đà Nẵng.

Gần 80% hồ sơ ĐKDT vào các trường ĐH, CĐ tại TP Đà Nẵng. Đó là con số thống kê của Sở GD-ĐT Đà Nẵng trong buổi bàn giao hồ sơ cho các trường.

ĐH Sư phạm nhận được 3.802 hồ sơ dự thi, con số không lép vế so với các trường kinh tế, kỹ thuật… của ĐH Đà Nẵng.

Lý giải về hiện tượng 'đắt khách của ngành sư phạm ở Đà Nẵng, ông Trần Văn Nam, Hiệu trưởng ĐH Đà Nẵng cho biết: đây đều là các tỉnh còn nhiều khó khăn như Quảng Bình, Quảng Trị … nên các em vẫn chọn sư phạm để được miễn giảm học phí.”

Năm nay, số hồ sơ vào ĐH Đà Năng tăng hơn 9.000 bộ. ĐHnày đang đầu tư phát triển những ngành mũi nhọn mà thành phố đang cần nhân lực như: các ngành công nghệ cao, quản lý đô thị, môi trường, du lịch.

Cẩn thận “bẫy” tỉ lệ

Không nên chỉ nhìn vào tỉ lệ chọi mà đưa ra nhận định, tỉ lệ chọi ít thì khả năng trúng tuyển cao. Tỉ lệ chọi của các trường tốp trên năm nay rất thấp. Tuy nhiên, việc trúng tuyển vào các trường này không phải là điều dễ dàng.

Thực tế, các trường tốp trên tuy số lượng hồ sơ không nhiều nhưng năm nào điểm trúng tuyển cũng cao ngất ngưởng. Lý do là chỉ những thí sinh học lực khá, giỏi mới dám thi vào những trường này.

Với hình thức thi “3 chung”, thí sinh chỉ có duy nhất cơ hội dự thi (trừ những thí sinh thi 2 khối). Vì vậy, rất nhiều thí sinh nộp cùng lúc nhiều hồ sơ ĐKDT để sau đó chọn ra một trường thích hợp nhất. Việc này đã khiến cho tỉ lệ hồ sơ “ảo” luôn chiếm khoảng 30% trong mỗi mùa tuyển sinh.

(Một thành viên Ban Chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ 2011 của Bộ GD-ĐT nói trên Người lao động)


  • Hương Giang- Nguyễn Hường
  • VNN
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top