ngan trang
New member
- Xu
- 159
Bài 1: Ngời sáng chữ Đức từ cuộc đời Người.
https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1425&pop=1&page=0&Itemid=5
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Bác gặp gỡ đoàn đại biểu Nam Bộ năm 1949
Câu nói này khái quát toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Người: Suốt đời hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Người không có của riêng. Những cái riêng của Bác đã trở thành cái chung của cả dân tộc. Tư tưởng của Người trở thành tư tưởng của Đảng, trở thành tài sản của non sông đất nước. Những kỷ vật của Người và về Người đều kết tinh những giá trị đạo đức, nhân văn và mang tính giáo dục sâu sắc. Thậm chí về cái chết, Bác gọi là đi gặp các cụ Các Mác - Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thật là thanh thản, nhẹ nhàng. Thư thái và điềm tĩnh, Bác không lo cho mình khi ra đi, mà lo cho người còn sống, trong đó có dân, có Đảng, có nước non. Bác dặn, sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi làm tốn kém thì giờ và tiền bạc của nhân dân. Thi hài tôi nên đốt đi (hỏa thiêu), vừa giữ vệ sinh lại đỡ tốn đất ruộng. Tro thi hài chia làm 3 phần. Một phần cho miền Bắc; một phần cho miền Trung , một phần cho miền Nam. Nên để tro thi hài ở nơi cao ráo, gần đường đi lại, để mỗi người qua đó thăm viếng trồng một cái cây, sau này có bóng mát.
Bác không dặn xây Lăng. Việc xây lăng do Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định, thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, nhằm giữ gìn lâu dài thi hài Bác.
Bác nằm trong Lăng, giấc ngủ bình yên. Mỗi lần chúng ta đến thăm Bác, trước anh linh Người, tự nhiên lòng ta rưng rưng, thanh thản và cảm thấy như ta tốt hơn lên, đức độ hơn lên…
Cả cuộc đời Bác sáng ngời chữ Đức, chữ Nhân.
Nhà sàn Bác ở, giản dị và đơn sơ giữa thủ đô trái tim Tổ quốc. Nhà của Bác, tài sản thừa kế vô giá của nước non, cho con cháu mai sau.
Ý chí của Bác, sáng ngời chữ Đức. Đất nước đau thương, nhân dân nô lệ, Người ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay và một quyết tâm, một hoài bão lớn, như một cánh chim Bằng: Tôi sẽ đi sang nước Pháp, để xem người Pháp làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đỡ dân tộc tôi.
Bước chân Bác, hành trình của Bác, hành trình ba mươi năm, hành trình cho một con đường của một ý chí.
Vừa kiếm sống, vừa đi, vừa học, có học mới cứu được nước, Bác đã học ở cách mạng Pháp, cách mạng Anh, cách mạng Mỹ… Một giáo sư sử học người Mỹ đã nói, người ta đồn rằng, cụ Hồ biết 28 thứ tiếng trên thế giới, nhưng qua tìm hiểu của tôi, Người biết và sử dụng thành thạo 12 thứ tiếng trên thế giới. Học tập là một trong những cái Đức quý báu của Người. Người viết và nói tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức…, Người làm thơ, làm báo bằng tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc… Những kết luận của Người rút ra qua từng bước chân đi, từ trực giác, nâng dần lên thành chân lý cứu nước: Người Pháp, ở Pháp, tốt hơn người Pháp ở Đông Dương; Ở đâu người lao động cũng vô cùng cực khổ, còn bọn giàu có bao giờ cũng cực kỳ sung sướng trên mồ hôi và nước mắt của họ. Đến Mỹ, đến chân tượng Thần Tự do, Người đặt câu hỏi: ánh sáng trên đầu Thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng Thần Tự do, người da đen đang bị nô lệ, các dân tộc bị áp bức đang còn bị nô lệ, người phụ nữ đang bị nô lệ. Đến bao giờ người da đen mới được bình đẳng với người da trắng? Đến bao giờ các dân tộc bị áp bức mới được giải phóng và đến bao giờ người phụ nữ mới được bình đẳng với nam giới?... Khi tìm thấy chủ nghĩa Mác-Lênin, con đường cứu nước chân chính, Người như bừng tỉnh : Tôi vui mừng, sung sướng như muốn phát khóc lên: Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta. Từ đó, tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ III… Rồi Người rút ra kết luận: Con đường cứu nước không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản… Bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều, nhưng tin tưởng nhất, chắc chắn nhất là chủ nghĩa Lênin… Cách mạng Pháp, cách mạng Anh, cách mạng Mỹ… đều là các cuộc cách mạng chưa đến nơi. Chỉ có cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng đến nơi vì nó giải phóng triệt để người lao động, tiến tới xóa bỏ triệt để chế độ người bóc lột người.
Tìm được con đường cứu nước. Bác về. Đảng của Người ra đời bắt đầu tự sự truyền bá của Người vào tổ chức thanh niên tiền thân. Những bài học đầu tiên không phải là bài học về chủ nghĩa Mác-Lênin mà là bài học về đạo đức: Tư cách người Kách mệnh. Điều đó, nghĩa là Đảng bắt đầu từ chữ Đức. Đảng phải là Đảng của đạo đức. Mục đích của Đảng là mục đích đạo đức. Hành vi của Đảng phải là hành vi đạo đức. Đức là gốc của một Đảng cách mạng.
Ý chí và nghị lực cao cả của Bác, bắt nguồn từ lòng nhân, từ chữ Đức. Dân tộc đau thương, đất nước nô lệ, thôi thúc Bác tìm con đường cứu dân, cứu nước. Người đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn, kể cả sự cám dỗ của giàu sang, phú quý. Năm 1911, trên con tàu Đô đốc La tu sơ Tê rơ vin, kỹ sư canh nông đầu tiên của Việt Nam Bùi Quang Chiêu, có cảm tình và ngỏ thành ý xin việc cho Bác khi đến Pháp. Bác đã lễ phép chối từ. Năm 1913 trên đất Hoa Kỳ, có một cô gái gốc Pháp, quốc tịch Mỹ đã tỏ tình và muốn kết hôn với Người. Năm 1914 tại Anh, vua đầu bếp Eùtcốppie đã chọn Nguyễn Tất Thành làm người kế vị. Năm 1922, tại Pháp, Anbexarô, Bộ trưởng bộ thuộc địa Pháp, đã dụ dỗ: Tôi rất quý những người yêu nước như Anh. Anh hãy cộng tác với chúng tôi. Anh cần gì, sẽ có… Rồi những khó khăn gian khổ: tay đốt lò, lau chảo, thái rau, rửa chén, quét tuyết, chụp hình, làm bánh… Hoạt động cứu nước của Người bị Tòa án Nam triều tuyên tử hình vắng mặt 1929… Rồi thực dân Anh bắt giam Người ở Hương Cảng tháng 6/1931; Tưởng Giới Thạch Quốc dân Đảng Trung Hoa bắt giam Người tháng 8/1942. Trong ngục tù đế quốc, dù “răng rụng mất một chiếc” , “tóc bạc thêm mấy phần” , “gầy, đen như quỷ đói”, “ghẻ lở mọc đầy thân”, nhưng ở Người “Tinh thần càng phải cao” “Gian nan rèn luyện mới thành công” như gạo đem vào giã bao đau đớn…
Cách mạng thành công, trên cương vị là người đứng đầu nhà nước 24 năm, trên cương vị đứng đầu Đảng cầm quyền 18 năm, Người vẫn hết sức thanh bạch, khiêm nhường với chiếc áo nâu giản dị, đôi dép cao su in dấu chân, cuộc sống đạm bạc… Bởi vì, “khi chúng ta bưng bát cơm lên mà ăn, hãy nhớ đến những người đói khổ”, khi đất nước chưa giàu, dân chưa no, chưa ấm là Bác ăn chưa ngon, ngủ chưa yên.
Cả cuộc đời Bác là cả cuộc đời lo cho người, lo cho đời… Có lần Bác nói: Tôi không có vợ, không có con, tất cả thanh niên Việt Nam đều là con tôi… Tôi đã hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi!
Bác Hồ của chúng ta, bình dị mà vĩ đại. Cái vĩ đại bắt đầu từ cái bình dị .Cái Đức cao cả trường tồn cùng dân tộc và nhân loại, đó là Đạo đức Hồ Chí Minh Đạo đức cách mạng Cái gốc của con người, của gia đình và xã hội. Đạo đức của Bác, ngời sáng từ chính cuộc đời Người, cho mỗi người, hôm nay và mai sau, mãi mãi noi theo.
https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1425&pop=1&page=0&Itemid=5
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Bác gặp gỡ đoàn đại biểu Nam Bộ năm 1949
Câu nói này khái quát toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Người: Suốt đời hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Người không có của riêng. Những cái riêng của Bác đã trở thành cái chung của cả dân tộc. Tư tưởng của Người trở thành tư tưởng của Đảng, trở thành tài sản của non sông đất nước. Những kỷ vật của Người và về Người đều kết tinh những giá trị đạo đức, nhân văn và mang tính giáo dục sâu sắc. Thậm chí về cái chết, Bác gọi là đi gặp các cụ Các Mác - Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thật là thanh thản, nhẹ nhàng. Thư thái và điềm tĩnh, Bác không lo cho mình khi ra đi, mà lo cho người còn sống, trong đó có dân, có Đảng, có nước non. Bác dặn, sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi làm tốn kém thì giờ và tiền bạc của nhân dân. Thi hài tôi nên đốt đi (hỏa thiêu), vừa giữ vệ sinh lại đỡ tốn đất ruộng. Tro thi hài chia làm 3 phần. Một phần cho miền Bắc; một phần cho miền Trung , một phần cho miền Nam. Nên để tro thi hài ở nơi cao ráo, gần đường đi lại, để mỗi người qua đó thăm viếng trồng một cái cây, sau này có bóng mát.
Bác không dặn xây Lăng. Việc xây lăng do Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định, thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, nhằm giữ gìn lâu dài thi hài Bác.
Bác nằm trong Lăng, giấc ngủ bình yên. Mỗi lần chúng ta đến thăm Bác, trước anh linh Người, tự nhiên lòng ta rưng rưng, thanh thản và cảm thấy như ta tốt hơn lên, đức độ hơn lên…
Cả cuộc đời Bác sáng ngời chữ Đức, chữ Nhân.
Nhà sàn Bác ở, giản dị và đơn sơ giữa thủ đô trái tim Tổ quốc. Nhà của Bác, tài sản thừa kế vô giá của nước non, cho con cháu mai sau.
Ý chí của Bác, sáng ngời chữ Đức. Đất nước đau thương, nhân dân nô lệ, Người ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay và một quyết tâm, một hoài bão lớn, như một cánh chim Bằng: Tôi sẽ đi sang nước Pháp, để xem người Pháp làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đỡ dân tộc tôi.
Bước chân Bác, hành trình của Bác, hành trình ba mươi năm, hành trình cho một con đường của một ý chí.
Vừa kiếm sống, vừa đi, vừa học, có học mới cứu được nước, Bác đã học ở cách mạng Pháp, cách mạng Anh, cách mạng Mỹ… Một giáo sư sử học người Mỹ đã nói, người ta đồn rằng, cụ Hồ biết 28 thứ tiếng trên thế giới, nhưng qua tìm hiểu của tôi, Người biết và sử dụng thành thạo 12 thứ tiếng trên thế giới. Học tập là một trong những cái Đức quý báu của Người. Người viết và nói tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức…, Người làm thơ, làm báo bằng tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc… Những kết luận của Người rút ra qua từng bước chân đi, từ trực giác, nâng dần lên thành chân lý cứu nước: Người Pháp, ở Pháp, tốt hơn người Pháp ở Đông Dương; Ở đâu người lao động cũng vô cùng cực khổ, còn bọn giàu có bao giờ cũng cực kỳ sung sướng trên mồ hôi và nước mắt của họ. Đến Mỹ, đến chân tượng Thần Tự do, Người đặt câu hỏi: ánh sáng trên đầu Thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng Thần Tự do, người da đen đang bị nô lệ, các dân tộc bị áp bức đang còn bị nô lệ, người phụ nữ đang bị nô lệ. Đến bao giờ người da đen mới được bình đẳng với người da trắng? Đến bao giờ các dân tộc bị áp bức mới được giải phóng và đến bao giờ người phụ nữ mới được bình đẳng với nam giới?... Khi tìm thấy chủ nghĩa Mác-Lênin, con đường cứu nước chân chính, Người như bừng tỉnh : Tôi vui mừng, sung sướng như muốn phát khóc lên: Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta. Từ đó, tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ III… Rồi Người rút ra kết luận: Con đường cứu nước không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản… Bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều, nhưng tin tưởng nhất, chắc chắn nhất là chủ nghĩa Lênin… Cách mạng Pháp, cách mạng Anh, cách mạng Mỹ… đều là các cuộc cách mạng chưa đến nơi. Chỉ có cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng đến nơi vì nó giải phóng triệt để người lao động, tiến tới xóa bỏ triệt để chế độ người bóc lột người.
Tìm được con đường cứu nước. Bác về. Đảng của Người ra đời bắt đầu tự sự truyền bá của Người vào tổ chức thanh niên tiền thân. Những bài học đầu tiên không phải là bài học về chủ nghĩa Mác-Lênin mà là bài học về đạo đức: Tư cách người Kách mệnh. Điều đó, nghĩa là Đảng bắt đầu từ chữ Đức. Đảng phải là Đảng của đạo đức. Mục đích của Đảng là mục đích đạo đức. Hành vi của Đảng phải là hành vi đạo đức. Đức là gốc của một Đảng cách mạng.
Ý chí và nghị lực cao cả của Bác, bắt nguồn từ lòng nhân, từ chữ Đức. Dân tộc đau thương, đất nước nô lệ, thôi thúc Bác tìm con đường cứu dân, cứu nước. Người đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn, kể cả sự cám dỗ của giàu sang, phú quý. Năm 1911, trên con tàu Đô đốc La tu sơ Tê rơ vin, kỹ sư canh nông đầu tiên của Việt Nam Bùi Quang Chiêu, có cảm tình và ngỏ thành ý xin việc cho Bác khi đến Pháp. Bác đã lễ phép chối từ. Năm 1913 trên đất Hoa Kỳ, có một cô gái gốc Pháp, quốc tịch Mỹ đã tỏ tình và muốn kết hôn với Người. Năm 1914 tại Anh, vua đầu bếp Eùtcốppie đã chọn Nguyễn Tất Thành làm người kế vị. Năm 1922, tại Pháp, Anbexarô, Bộ trưởng bộ thuộc địa Pháp, đã dụ dỗ: Tôi rất quý những người yêu nước như Anh. Anh hãy cộng tác với chúng tôi. Anh cần gì, sẽ có… Rồi những khó khăn gian khổ: tay đốt lò, lau chảo, thái rau, rửa chén, quét tuyết, chụp hình, làm bánh… Hoạt động cứu nước của Người bị Tòa án Nam triều tuyên tử hình vắng mặt 1929… Rồi thực dân Anh bắt giam Người ở Hương Cảng tháng 6/1931; Tưởng Giới Thạch Quốc dân Đảng Trung Hoa bắt giam Người tháng 8/1942. Trong ngục tù đế quốc, dù “răng rụng mất một chiếc” , “tóc bạc thêm mấy phần” , “gầy, đen như quỷ đói”, “ghẻ lở mọc đầy thân”, nhưng ở Người “Tinh thần càng phải cao” “Gian nan rèn luyện mới thành công” như gạo đem vào giã bao đau đớn…
Cách mạng thành công, trên cương vị là người đứng đầu nhà nước 24 năm, trên cương vị đứng đầu Đảng cầm quyền 18 năm, Người vẫn hết sức thanh bạch, khiêm nhường với chiếc áo nâu giản dị, đôi dép cao su in dấu chân, cuộc sống đạm bạc… Bởi vì, “khi chúng ta bưng bát cơm lên mà ăn, hãy nhớ đến những người đói khổ”, khi đất nước chưa giàu, dân chưa no, chưa ấm là Bác ăn chưa ngon, ngủ chưa yên.
Cả cuộc đời Bác là cả cuộc đời lo cho người, lo cho đời… Có lần Bác nói: Tôi không có vợ, không có con, tất cả thanh niên Việt Nam đều là con tôi… Tôi đã hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi!
Bác Hồ của chúng ta, bình dị mà vĩ đại. Cái vĩ đại bắt đầu từ cái bình dị .Cái Đức cao cả trường tồn cùng dân tộc và nhân loại, đó là Đạo đức Hồ Chí Minh Đạo đức cách mạng Cái gốc của con người, của gia đình và xã hội. Đạo đức của Bác, ngời sáng từ chính cuộc đời Người, cho mỗi người, hôm nay và mai sau, mãi mãi noi theo.