• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Giúp trắc nghiệm sinh học 10 cơ bản

Mình đem vào đây luôn cho dễ xem nhé :)

CÂU HỎI ÔN TẬP SINH HỌC 10

1.Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là :
A. Quá trình phân bào C. Phát triển tế bào
B. Chu kỳ tế bào D. Phân chia tế bào

2.Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng :
A. Thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp
B. Thời gian kì trung gian
C. Thời gian của quá trình nguyên phân
D. Thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân

3. Trong một chu kỳ tế bào , thời gian dài nhất là của :
A. Kì cuối B. Kỳ đầu C. Kỳ giữa D. Kỳ trung gian

4. Trong 1 chu kỳ tế bào, kỳ trung gian được chia làm :
A. 1 pha B. 3 pha C. 2 pha D. 4 pha

5. Hoạt động xảy ra trong pha Gl của kỳ trung gian là :
A. Sự tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan B. Trung thể tự nhân đôi
C. ADN tự nhân đôi D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi

6. Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kỳ trung gian?
A. Pha G1 B. Pha G2 C. Pha S D. Pha G1 và pha G2

7. Thứ tự lần lượt trước - sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào là :
A. G2,G2,S B. S,G2,G1 C. S,G1,G2 D. G1,S,G2

8. Nguyên nhân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào vi khuẩn B. Tế bào thực vật C. Tế bào động vật D. Tế bào nấm

9. Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân?
A. Tế bào phân chia trước rồi đên nhân phân chia
B. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất
C. Nhân và tế bào phân chia cùng lúc
D. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không

10. Quá trình phân chia nhân trong một chu kù nguyên phân bao gồm
A. Một kỳ B. Ba kỳ C. Hai kỳ D. Bốn kỳ

11. Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân ?
A. Kỳ đầu , kỳ sau , kỳ cuối , kỳ giữa B. Kỳ sau ,kỳ giữa ,Kỳ đầu , kỳ cuối
C. Kỳ đầu , kỳ giữa , kỳ sau , kỳ cuối D. Kỳ giữa , kỳ sau , kỳ đầu , kỳ cuối

12 . Kỳ trước là kỳ nào sau đây ?
A. Kỳ đầu B. Kỳ sau C. Kỳ giữa D. Kỳ cuối

13. Trong kỳ đầu của nguyên nhân , nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây ?
A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép B. Bắt đầu co xoắn lại
C. Co xoắn tối đa D. Bắt đầu dãn xoắn

14. Thoi phân bào bắt đầu được hình thành ở :
A. Kỳ đầu B. Kỳ sau C. Kỳ giữa D. Kỳ cuối

15. Hiện tượng xảy ra ở kỳ đầu của nguyên phân là :
A. Màng nhân mờ dần rồi tiêu biến đi B. Các NST bắt đầu co xoắn lại
C. Thoi phân bào bắt đầu xuât hiện D. Cả A, B, C đều đúng

16. Trong kỳ đầu , nhiễm sắc thể có đặc điểm nào sau đây ?
A. Đều ở trạng thái đơn co xoắn B. Một số ở trạng thái đơn, một số ở trạng thái kép
C. Đều ở trạng thái kép D. Đều ở trạng thái đơn, dây xoắn

17. Thoi phân bào được hình thành theo nguyên tắc
A. Từ giữa tế bào lan dần ra B. Từ hai cực của tế bào lan vào giữa
C. Chi hình thành ở 1 cực c ủa tế bào D. Chi xuất hiện ở vùng tâm tế bào

18. Trong kỳ giữa , nhiễm sắc thể có đặc điểm
A. Ở trạng thái kép bắt đầu có co xoắn B. Ở trạng thái đơn bắt đầu có co xoắn
C. Ở trạng thái kép có xoắn cực đại D. Ở trạng thái đơn co xoắn cực đại

19. Hiện tượng các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra vào :
A. Kỳ cuối B. Kỳ trung gian C. Kỳ đầu D. Kỳ giữa

20. Trong nguyên phân khi nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào , các nhiễm sắc thể xếp thành :
A. Một hàng B. Ba hàng C. Hai hàng D. Bốn hàng

21. Nhiễm sắc thể có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào :
A. Kỳ giữa B. Kỳ sau C. Kỳ cuối D. Kỳ đầu

22. Các nhiếm sắc thể dính vào thoi phân bào nhờ :
A. Eo sơ cấp B. Tâm động C. Eo thứ cấp D. Đầu nhiễm sắc thể

23. Những kỳ nào sau đây trong nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép ?
A. Trung gian, đầu và cuối B. Đầu, giữa , cuối
C. Trung gian, đầu và giữa D. Đầu, giữa , sau và cuối

24. Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kỳ giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây?
A. Phân li nhiễm sắc thể B. Nhân đôi nhiễm sắc thể
C. Tiếp hợp nhiễm sắc thể D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể

25. Hoạt động của nhiễm sắc thể xảy ra ở kỳ sau của nguyên phân là :
A. Tách tâm động và phân li về 2 cực của tế bào
B. Phân li về 2 cực tế bào ở trạng thái kép
C. Không tách tâm động và dãn xoắn
D. Tiếp tục xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

26. Các tế bào con tạo ra nguyên nhân có số nhiễm sắc thể bằng với phân tử tế bào
A. Nhân đôi và co xoắn nhiễm sắc thể B. Nhân đôi và phân li nhiễm sắc thể
C. Phân li và dãn xoắn nhiễm sắc thể D. Co xoắn và dãn xoắn nhiễm sắc thể

27. Trong chu kỳ nguyên phân trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại ở :
A. Kỳ đầu và kì cuối B. Kỳ sau và kỳ cuối
C. Kỳ sau và kì giữa D. Kỳ cuối và kỳ giữa

28. Khi hoàn thành kỳ sau của quá trình nguyên phân, số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là :
A. 4n, trạng thái đơn B. 4n, trạng thái kép
C. 2n, trạng thái đơn D. 2n, trạng thái đơn

29. Hiện tượng sau đây xảy ra ở kỳ cuối là :
A. Nhiễm sắc thể phân li về cực tế bào B. Màng nhân và nhân con xuất hiện
C. Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn D. Các nhiễm sắc thể ở trạng thái kép

30. Hiện tượng dãn xoắn nhiễm sắc thể xảy ra vào :
A. Kỳ giữa B. Kỳ sau C. Kỳ đầu D. Kỳ cuối

31. Hiện tượng không xảy ra ở kỳ cuối là:
A. Thoi phân bào biến mất B. các nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn
C. Màng nhân và nhân con xuất hiện D. Nhiễm sắc thể tiếp tục nhân đôi

32. Gà có 2n=78. Vào kỳ trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi , số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là:
A. 78 nhiễm sắc thể đơn B. 78 nhiễm sắc thể kép
C. 156 nhiễm sắc thể đơn D. 156 nhiễm sắc thể kép

33. Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dưỡng B. Giao tử C. Tế bào sinh dục chín D. Tế bào xô ma

34. Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là :
A. Xảy ra sự biến đổi của nhiễm sắc thể B. Có sự phân chia của tế bào chất
C. Có 2 lần phân bào D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi

35. Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là :
A. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng B. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín
C. Đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể D. Cả a, b, c đều đúng

36. Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là :
A. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể B. Có một lần phân bào
C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xô ma D. Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội

37. Trong giảm phân , nhiễm sắc thể tự nhân đôi vào :
A. Kỳ giữa I B. Kỳ trung gian trước lần phân bào I
C. Kỳ giữa II D. Kỳ trung gian trước lần phân bào II

38. Trong giảm phân các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở :
A. Kỳ giữa I và sau I B. Kỳ giữa II và sau II
C. Kỳ giữa I và sau II D. Kỳ giữa I và sau II

39. Trong giảm phân , ở kỳ sau I và kỳ sau II có điểm giống nhau là :
A. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn B. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép
C. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể D. Sự phân li các NST về 2 cực tế bào

40. Vào kỳ đầu của quá trình giảm phân I xảy ra hiện tượng nào sau đây ?
A. Các nhiễm sắc thể kép bắt đầu co xoắn B. Thoi vô sắc đã được hình thành hoàn chỉnh
C. Màng nhân trở nên rõ rệt hơn D. Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi

41. Ở kỳ đầu I của giảm phân , các nhiễm sắc thể có hoạt động khác với quá trình nguyên phân là:
A. Co xoắn dần lại B. Gồm 2 crôntit dính nhau
C. Tiếp hợp D. Cả A,B,C đều đúng

42. Vào kỳ giữa I của giảm phân và kỳ giữa của nguyên phân có hiện tượng giống nhau là :
A. Các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
B. Nhiễm sắc thể dãn xoắn
C. Thoi phân bào biến mất
D. Màng nhân xuất hiện trở lại

43. Các nhiễm sắc thể kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào thành mấy hàng ?
A. Một hàng B. Ba hàng C. Hai hàng D. Bốn hàng

44. Đặc điểm có ở kỳ giữa I của giảm phân và sống có ở kỳ giữa của nguyên phân là :
A. Các nhiễm sắc thể co xoắn tối đa
B. Nhiễm sắc thể ở trạng thái kép
C. Hai nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp song song với nhau trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
D. Nhiễm sắc thể sắp xếp 1 hàng trên thoi phân bào

45. Sự tiếp hợp va ftrao đổi chéo nhiễm sắc thể diễn ra ở kỳ nào trong giảm phân ?
A. Kỳ đầu I B. Kỳ giữa I C. Kỳ đầu II D. Kỳ giữa II

46. Phát biểu sau đây đúng với sự phân li của ácc nhiễm sắc thể ở kỳ sau I của giảm phân là :
A. Phân li ở trạng thái đơn B. Phân li nhưng không tách tâm động
C. Chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào D. Tách tâm động rồi mới phân li

47. Kết thúc kỳ sauI của giảm phân, hai nhiễm sắc thể kép cùng cập tương đồng có hiện tượng :
A. Hai chiếc cùng về môt cực tế bào B. Một chiếc về cực và 1 chiếc ở giữa tế bào
C. Mỗi chiếc về 1 cực tế bào D. Đều nằm ở giữa tế bào

48. Kết thúc lần phân bào I trong giảm phân , các nhiễm sắc thể trong tế bào ở trạng thái :
A. Đơn, dãn xoắn B. Kép, dãn xoắn C. Đơn co xoắn D. Kép, co xoắn

49. Đặc điểm của lần phân bào II trong giảm phân là :
A. Không xảy ra tự nhân đôi nhiễm sắc thể B. Các NST trong tế bào là 2n ở mỗi kỳ
C. Các NST trong tế bào là n ở mỗi kì D. Có xảy ra tiếp hợp nhiễm sắc thể

50. Trong lần phân bào II của giảm phân , các nhiễm sắc thể có trạng thái kép ở các kỳ nào sau đây?
A. Sau II, cuối II và giữa II B. Đầu II, cuối II và sau II
C. Đầu II, giữa II D. Tất cả các kỳ

51. Trong quá trình giảm phân, các nhiễm sắc thể chuyển từ trạng thái kép trở về trạng thái đơn bắt đầu từ kỳ nào sau đây ?
A. Kỳ đầu II B. Kỳ sau II C. Kỳ giữa II D. Kỳ cuối II

52. Trong giảm phân, cấu trúc của nhiễm sắc thể có thể thay đổi từ hiện tượng nào sau đây ?
A. Nhân đôi B. Tiếp hợp C. Trao đổi chéo D. Co xoắn

53. Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là :
A. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào
B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền
C. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài
D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể

54. Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì :
A. Bằng nhau B. Bằng 2 lần C. Bằng 4 lần D. Giảm một nửa

55. Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Biết số nhiễm sắc thể của loài là 2n=40. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là :
A. 5 B.10 C.15 D.20

56. Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu , người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

57. Các vi sinh vật có hình thức quang tự dưỡng là :
A. Tảo , các vi khuẩn chứa diệp lục B. Nấm và tất cả vi khuẩn
C. Vi khuẩn lưu huỳnh D. Cả a,b,c đều đúng

58. Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là:
a. Hoá tự dưỡng B. Quang tự dưỡng C. Hoá dị dưỡng D. Quang dị dưỡng

59. Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây ?
A. Ánh sáng và chất hữu cơ B. CO2 và ánh sáng
C. Chất vô cơ và CO2 D. Ánh sáng và chất vô cơ

60. Quang dị dưỡng có ở :
a. Vi khuẩn màu tía b. Vi khuẩn sắt C. Vi khuẩn lưu huỳnh D. Vi khuẩn nitrat hoá

61. Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2, được gọi là:
A. Quang dị dưỡng B. Hoá dị dưỡng C. Quang tự dưỡng D. Hoá tự dưỡng

62. Tự dưỡng là :
A. Tự dưỡng tổng hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ
B. Tự dưỡng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
C. Tổng hợp chất hữu cơ này từ chất hữu cơ khác
D. Tổng hợp chất vô cơ này từ chất vô cơ khác

63. Vi sinh vật sau đây có lối sống dị dưỡng là :
A. Vi khuẩn chứa diệp lục B. Tảo đơn bào
B. Vi khuẩn lam D. Nấm

64. Quá trình oxi hoá các chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử , được gọi là :
A. Lên men B. Hô hấp hiếu khí
C. Hô hấp D. Hô hấp kị khí

65. Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chính những phân tử hữu cơ đó vừa là chất cho vừa là chất nhận điện tử; không có sự tham gia của chất nhận điện tử từ bên ngoài được gọi là :
A. Hô hấp hiếu khí B. Đồng hoá C. Hô hấp kị khí D. Lên men

66. Trong hô hấp kị khí, chất nhận điện tử cuối cùng là :
A. Ôxi phân tử B. Một chất vô cơ như NO2, CO2
C. Một chất hữu cơ D. Một phân tử cacbonhidrat

67. Giống nhau giữa hô hấp và lên men là :
A. Đều là sự phân giải chất hữu cơ B. Đều xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi
C. Đều xảy ra trong môi trường có ít ôxi D. Đều xảy ra trong môi trường không có ôxi

68. Hiện tượng có ở hô hấp mà không có ở lên men là :
A. Giải phóng năng lượng từ quá trình phân giải
B. Không sử dụng ôxi
C. Có chất nhận điện tử từ bên ngoài
D. Cả A, B,C đều đúng

69. Hiện tường có ở lên men mà không có ở hô hấp là :
A. Có chất nhận điện tử là ôxi phân tử B. Có chất nhận điện tử là chất vô cơ
C. Không giải phóng ra năng lượng D. Không có chất nhận điện tử từ bên ngoài

70. Nguồn chất hữu cơ được xem là nguyên liệu trực tiếp của hai quá trình hô hấp và lên men là :
A. Prôtêin B. Photpholipit C. Cacbonhidrat D. axit béo

71. Sự sinh trưởng của vi sinh vật được hiểu là :
A. Sự tăng các thành phần của tế bào vi sinh vật
B. Sự tăng kích thước và số lượng của vi sinh vật
C. Cả A,B đúng
C. Cả a,b,c đều sai

72. Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là
A. Thời gian một thế hệ B. Thời gian sinh trưởng
C. Thời gian sinh trưởng và phát triển D. Thời gian tiềm phát

73. Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút . Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu ?
A. 64 B. 32 C. 16 D. 8

74. Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới . Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu ?
A. 2 giờ B. 60 phút C. 40 phút D. 20phút

75. Số tế bào tạo ra từ 8 vi khuẩn E. Coli đều phân bào 4 lần là :
A. 100 B.110 C.128 D.148

76. Trong môi trường cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng thì quá trình sinh trưởng của vi sinh vật biểu hiện mấy pha ?
A. 3 B.4 C.5 D.6

77. Thời gian tính từ lúc vi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là:
A. Pha tiềm phát B. Pha cân bằng động C. Pha luỹ thừa D. Pha suy vong

78. Biểu hiện của vi sinh vật ở pha tiềm phát là :
A. Vi sinh vật trưởng mạnh B. Vi sinh vật trưởng yếu
C. Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng D. Vi sinh vật thích nghi dần với môi trường nuôi cấy

79. Hoạt động nào sau đây xảy ra ở vi sinh vật trong pha phát ?
A. Tế bào phân chia B. Có sự hình thành và tích luỹ các enzim
C. Lượng tế bào tăng mạnh mẽ D. Lượng tế bào tăng ít

80. Trong môi trường nuôi cấy, vi sinh vật có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở
A. Pha tiềm phát B. Pha cân bằng động C. Pha luỹ thừa D. Pha suy vong

81. Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng động là :
A. Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi B. Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra
C. Số được sinh ra bằng với số chết đi D. Chỉ có chết mà không có sinh ra.

82. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến ở giai đoạn sau của quá trình nuôi cấy, vi sinh vật giảm dần đến số lượng là :
A. Chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt B. Các chất độc xuất hiện ngày càng nhiều
C. Cả a và b đúng D. Do một nguyên nhân khác

83. Pha log là tên gọi khác của giai đoạn nào sau đây ?
A. Pha tiềm phát B. Pha cân bằng C. Pha luỹ thừa D. Pha suy vong

84. Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vât ở pha suy vong là :
A. Số lượng sinh ra cân bằng với số lượng chết đi
B Số chết đi ít hơn số được sinh ra
C.Số lượng sinh ra ít hơn số lượng chết đi D. Không có chết , chỉ có sinh.


85 . Vì sao trong môi trường nuôi cấy liên tục pha luỹ thừa luôn kéo dài?
A. Có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới
B. Loại bỏ những chất độc , thải ra khỏi môi trường
C. Cả A và B đúng
D. Tất cả A, B, C đều sai

86. Điều sau đây đúng khi nói về vi rút là :

A. Là dạng sống đơn giản nhất
B. Dạng sống không có cấu tạo tế bào
C. Chỉ cấu tạo từ hai thành phần cơ bản prôtêin và axit nuclêic
D. Cả A, B, C đều đúng

87. Hình thức sống của vi rut là :
A. Sống kí sinh không bắt buộc B. Sống hoại sinh
C. Sống cộng sinh D. Sống kí sinh bắt buộc

88. Đặc điểm sinh sản của vi rut là:
A. Sinh sản bằng cách nhân đôi B. Sinh sản dựa vào nguyên liệu của tế bào chủ
C. Sinh sản hữu tính D. Sinh sản tiếp hợp

89.Đơn vị đo kích thước của vi khuẩn là :
A. Nanômet(nm) B. Milimet(mm) C. Micrômet(
mm) d. Cả 3 đơn vị trên

90. Cấu tạo nào sau đây đúng với vi rut?
A. Tế bào có màng, tế bào chất, chưa có nhân
B. Tế bào có màng, tế bào chất, có nhân sơ
C. Tế bào có màng, tế bào chất, có nhân chuẩn
D. Có các vỏ capxit chứa bộ gen bên trong

91. Vỏ capxit của vi rút được cấu tạo bằng chất :
a. Axit đêôxiribonucleic B. Axit ribônuclêic
C. Prôtêin D. Đisaccarit

92. Nuclêôcaxit là tên gọi dùng để chỉ :
A. Phức hợp gồm vỏ capxit và axit nucleic B. Các vỏ capxit của vi rút
C. Bộ gen chứa ADN của vi rút D. Bộ gen chứa ARN của vi rút

93. Virút trần là virút
A. Có nhiều lớp vỏ prôtêin bao bọc
B. Chỉ có lớp vỏ ngoài, không có lớp vỏ trong
C. Có cả lớp vỏ trong và lớp vỏ ngoài
D. Không có lớp vỏ ngoài

94. Trên lớp vỏ ngoài của vi rút có yếu tố nào sau đây ?
A. Bộ gen B. Kháng nguyên C. Phân tử ADN D. Phân tử ARN

95. Lần đầu tiên, virút được phát hiện trên
A. Cây dâu tây B. Cây cà chua C. Cây thuốc lá D. Cây đậu Hà Lan

96. Dựa vào hình thái ngoài , virut được phân chia thành các dạng nào sau đây?
A. Dạng que, dạng xoắn
B. Dạng cầu, dạng khối đa diện, dạng que
C. Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng que
D. Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng phối hợp

97. Virut nào sau đây có dạng khối ?
A. Virut gây bệnh khảm ở cây thuốc lá B. Virut gây bệnh dại
C. Virut gây bệnh bại liệt D. Thể thực khuẩn

98. Phagơ là dạng virut sống kí sinh ở :
A. Động vật B. Người C. Thực vật D. Vi sinh vật

98. Thể thực khuẩn là vi rut có cấu trúc
A. Dạng xoắn B. Dạng khối C. Dạng phối hợp D. Dạng que

99. Vi rut nào sau đây vừa có dạng cấu trúc khối vừa có dạng cấu trúc xoắn?
A. Thể thực khuẩn B. Virut gây cúm C. Virut HIV D. Virut gây bệnh dại

100 Virut chỉ chứa ADN mà không chứa ARN là :
A. Virut gây bệnh khảm thuốc lá B. Virut HIV
C. Virut gây bệnh cúm ở gia cầm D. Cả 3 dạng Virut trên

101. Virut chỉ chứa ADN mà không chứa ARN là :
A. Virut gây bệnh khảm ở cây dưa chuột B. Virut gây bệnh vàng cây lúa mạch
C. Virut cúm gia cầm D. Cả A,B,C đều sai

102. Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là :
A. Virut gây bệnh ở người có chứa ADN và ARN
B. Virut gây bệnh ở thựuc vật thường bộ gen chỉ có ARN
C. Thể thực khuẩn không có bộ gen
D. Virut gây bệnh ở vật nuôi không có vỏ capxit

103. Quá trình nhân lên của Virut trong tế bào chủ bao gồm mấy giai đoạn
A.3 B.4 C.5 D.6

104. Giai đoạn nào sau đây xảy ra sự liên kết giữa các thụ thể của . Virut với thụ thể của tế bào chủ?
A. Giai đoạn xâm nhập B. Giai đoạn sinh tổng hợp
C. Giai đoạn hấp phụ D. Giai đoạn phóng thích

105. Ở giai đoạn xâm nhập của Virut vào tế bào chủ xảy ra hiện tượng nào sau đây ?
A. Virut bám trên bề mặt của tê bào chủ
B. axit nuclêic của Virut được đưa vào tê bào chất của tế bào chủ
C. Thụ thể của Virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ
D. Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ

106. Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin. Hoạt động này xảy ra ở giai đoạn nào sau đây ?
A. Giai đoạn hấp phụ B. Giai đoạn xâm nhập
C. Giai đoạn tổng hợp D. Giai đoạn phóng thích

107. Hoạt động xảy ra ở giai đoạn lắp ráp của quá trình xâm nhập vào tế bào chủ của virut là
A. Lắp axit nuclêic vào prôtêin để tạo virut B. Tổng hợp axit nuclêic cho virut
C. Tổng hợp prôtêin cho virut D. Giải phóng bộ gen của virut vào tế bào chủ

108. Virut được tạo ra rời tế bào chủ ở giai đoạn nào sau đây ?
A. Giai đoạn tổng hợp B. Giai đoạn phóng thích
C. Giai đoạn lắp ráp D. Giai đoạn xâm nhập

109. Sinh tan là quá trình :
A. Virut xâm nhập vào tế bào chủ B. Virut sinh sản trong tế bào chủ
C. Virut nhân lên và làm tan tế bào chủ D. Virut gắn trên bề mặt của tế bào chủ

110. Hiện tượng Virut xâm nhập và gắn bộ gen vào tế bào chủ mà tế bào chủ vẫn sinh trưởng bình thường được gọi là hiện tượng :
A. Tiềm tan B. Hoà tan C. Sinh tan D. Tan rã

111. Virut nào sau đây gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người?
A. Thể thực khuẩn B.H1N1 C. HIV D. H5N1

112. Tế bào nào sau đây bị phá huỷ khi HIV xâm nhập vào cơ thể chủ
A. Tế bào limphôT B. Đại thực bào
C. Các tế bào của hệ miễn dịch D. Cả A,B,C đều đúng

113. Các vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể suy giảm miễn dịch để tấn công gây các bệnh khác , được gọi là :
A. Vi sinh vật cộng sinh B. Vi sinh vật hoại sinh
C. Vi sinh vật cơ hội D. Vi sinh vật tiềm tan

114. Hoạt động nào sau đây không lây truyền HIV?
A. Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm HIV
B. Bắt tay qua giao tiếp
C. Truyền máu đã bị nhiễm HIV
D. Tất cả các hoạt động trên

115. Con đường nào có thể lây truyền HIV?
A. Đường máu B. Đường tình dục
C. Qua mang thai hay qua sữa mẹ nếu mẹ nhiễm HIV
D. Cả A,B,C đều đúng

116. Quá trình phát triển của bệnh AIDS có mấy giai đoạn ?
A.5 B.4 C.3 D.2

117. Biểu hiện ở người bệnh vào giai đoạn đầu của nhiễm HIV là :
A. Xuất hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội B. Không có triệu chứng rõ rệt
C. Trí nhớ bị giảm sút D. Xuất hiện các rối loạn tim mạch

118. Các bệnh cơ hội xuất hiện ở người bị nhiễm HIV vào giai đoạn nào sau đây ?
A. Giai đoạn sơ nhiễm không triệu chứng
B. Giai đoạn có triệu chứng nhưng không rõ nguyên nhân
C. Giai đoạn thứ ba
D. Tất cả các giai đoạn trên .

119. Thông thường thời gian xuất hiện triệu chứng điển hình của bệnh AIDS tính từ lúc bắt đầu nhiễm HIV là :
A. 10 năm B. 5 năm C. 6 năm D. 3 năm

120. Biện pháp nào sau đây góp phần phòng tránh việc lây truyền HIV/AIDS?
A. Thực hiện đúng các biện pháp vệ sinh y tế
B. Không tiêm chích ma tuý
C. Có lối sống lành mạnh
D. Tất cả các biện pháp trên

121. Có bao nhiêu loại thể thựuc khuẩn đã được xác định ?
A. Khoảng 3000 B. Khoảng 2500
C. Khoảng 1500 đến 2000 D. Khoảng 1000

122. Thể thực khuẩn có thể sống kí sinh ở :
A. Vi khuẩn B. Xạ khuẩn C. Nấm men, nấm sợi D. Cả A,B,C đều đúng

123. Ngành công nghệ vi sinh nào sau đây có thể bị thiệt hại do hoạt động kí sinh của thể thực khuẩn?
A. Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học B. Sản xuất thuốc kháng sinh
C. Sản xuất mì chính D. Cả A,B,C đều đúng

124. Virut xâm nhập từ ngoài vào tế bào thực vật bằng cách nào sau đây?
A. Tự Virut chui qua thành xenlulôzơ vào tế bào
B. Qua các vết chích của c ôn trùng hay qua các vết xước trên cây
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A, B, C đều sai

125. Virut di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác của cây nhờ vào :
A. Sự di chuyển của các bào quan B. Quá các chất bài tiết từ bộ máy gôn gi
C. Các cấu sinh chất nối giữa các tế bào D. Hoạt động của nhân tế bào

126. Trong các bệnh được liệt kê sau đây , bệnh do virut gây ra là :
A. Viêm não Nhật bản B. Uốn ván C. Thương hàn D. Dịch hạch

127. Bệnh nào sau đây không phải do Virut gây ra ?
A. Bại liệt B. Viêm gan B C. Lang ben D. Quai bị

128. Trong kỹ thuật cấy gen , phagơ được sử dụng để :
A. Cắt một đoạn gen của ADN tế bào nhận
B. Nối một đoạn gen vào ADN của tế bào cho
C. Làm vật trung gian chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận
D. Tách phân tử ADN khỏi tế bào cho
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top