• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Giúp mình bài toán hình 9 này nhé, cần gấp :)

Vân Giang

New member
Xu
0
[FONT=&quot]Cho đường tròn (O;R) (điểm O cố định, giá trị R không đổi) và điểm M nằm bên ngoài (O). Kẻ hai tiếp tuyến MB, MC (B,C là các tiếp điểm ) của (O) và tia Mx nằm giữa hai tia MO và MC. Qua B kẻ đường thẳng song song với Mx, đường thẳng này cắt (O) tại điểm thứ hai là A, AC cắt Mx tại I. Vẽ đường kính BB’ của (O). Qua O kẻ đường thẳng vuông góc với BB’,đường thẳng này cắt MC và B’C lần lượt tại K và E.[/FONT]
a. CM: MOIC nội tiếp
b. OI vuông góc với Mx
c. ME có độ dài không phụ thuộc vào vị trí của M
d. Khi M di động mà OM=2R thì K di động trên đường nào?
 
Up cho bạn cái hình

12685d1367742407-giup-minh-bai-toan-hinh-9-nay-nhe-can-gap-hinh9_bth.png
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
c) Ta có MB // EO (cùng vuông góc với BB')
MO vuông góc với BC cắt BC tại trung điểm của BC
MO // B'E (sử dụng đường trung bình với điểm O và trung điểm của BC)
(Hoặc sử dụng C và BB' là bán kính để chỉ ra góc vuông)
Từ đó chỉ ra góc so le trong BMO = góc MOE = góc OMC = góc MCE để chỉ ra OCEM là tứ giác nội tiếp.

Từ đó chỉ ra góc OEM = 90 độ.

Tứ giác BOEM là hình chữ nhật nên ME = R
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
d) OM = 2R thì góc BMO = 30 độ, vậy tam giác BCM đều. góc BEC = góc BMC = 60 độ

góc COK = góc CBE = 30 độ
tam giác OCK vuông tại C tính được OK theo cos 30 độ

Vậy chỉ ra được K di động trên đường tròn tâm O, bán kính OK (tính được do R không đổi và cos 30 độ của tam giác OCK)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
a) Góc COM = góc BOM = góc OB'C = góc CIM. vậy tứ giác CIOM nội tiếp

Để chứng minh góc OB'C = góc CIM

thì cần gọi thêm giao điểm của Mx và BB' là J thì IJB'C là tứ giác nội tiếp -do góc ACB' = góc ABJ = góc BJI (so le trong) ....

b) Nội tiếp xong thì ý b coi như xong
 
a) Góc COM = góc BOM = góc OB'C = góc CIM. vậy tứ giác CIOM nội tiếp

Để chứng minh góc OB'C = góc CIM

thì cần gọi thêm giao điểm của Mx và BB' là J thì IJB'C là tứ giác nội tiếp -do góc ACB' = góc ABJ = góc BJI (so le trong) ....

b) Nội tiếp xong thì ý b coi như xong

"Cần gọi thêm giao điểm của Mx và BB' là J thì IJB'C là tứ giác nội tiếp -do góc ACB' = góc ABJ = góc BJI"???
 
"Cần gọi thêm giao điểm của Mx và BB' là J thì IJB'C là tứ giác nội tiếp -do góc ACB' = góc ABJ = góc BJI"???

12685d1367742407-giup-minh-bai-toan-hinh-9-nay-nhe-can-gap-hinh9_bth.png


Góc ACB' = góc ABJ vì là góc nội tiếp cùng chắn cung AB' của đường tròn tâm O

góc BJI = góc ABJ (so le trong do AB // Mx)

Vậy góc ACB' = góc BJI.

Góc BJI + góc IJB' = 180 độ
Vậy góc ACB' + góc IJB = 180 độ hay tứ giác B'CIJ nội tiếp

Góc COM = góc BOM (dễ CM)góc BOM = góc OB'C(Đồng vị)
góc OB'C = góc CIM (do tứ giác B'CIJ nội tiếp - CM trên)

Vậy góc CIM = góc COM cùng chắn cung CM nên tứ giác .... nội tiếp
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top