Giúp em trả lời 7 câu hỏi này với em sắp thi kết thúc môn Mac- LêNin 1 rùi.

  • Thread starter Thread starter vh_230
  • Ngày gửi Ngày gửi

vh_230

New member
Xu
0
1. Chủ nghĩa Mac- LêNin và thực tiễn phong trào CMTG
2. Phạm Trù Vật chất là gì?
3. Ý Nghia phương pháp luận của biện chứng giữa vật chất và ý thức
4. Ý nghĩa phương pháp luận của phạm trù cái chung và cá riêng
5. Ý nghĩa phương pháp luận cả lượng và chất
6. Quy luật quan hệ san xuất phù hợp với trình độ phát triển lao động sản xuất
7. Con người, bản chất con người.
 
ĐỊNH NGHĨA PHẠM TRÙ VẬT CHẤT

Vật chất với tính cách là một phạm trù triết học ra đời trong triết học Hy Lạp cổ đại. Ngay từ đầu, xung quanh phạm trù này đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Như­ng phạm trù vật chất đư­ợc hiểu rất khác nhau, phụ thuộc vào sự phát triển của hoạt động nhận thức và thực tiễn trong từng thời kỳ lịch sử của nhân loại.

Quan điểm duy tâm


Coi thực thể của thế giới, cơ sở của mọi tồn tại là một bản nguyên tinh thần nào đó, có thể là “ý chí của Thượng đế”, là “ý niệm tuyệt đối” hoặc là do ý thức của chủ thể quyết định.
Quan niệm duy vật


Coi vật chất là thực thể, cơ sở đầu tiên, bất biến của tất cả các sự vật, hiện tư­ợng tồn tại trong thế giới khách quan.

- Quan niệm duy vật cổ đại về vật chất mang tính trực quan, cảm tính, thể hiện ở sự đồng nhất vật chất với các dạng cụ thể của nó, tức là những sự vật cụ thể, coi đó là cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại như­: Đất, nước, lửa, không khí, apâyrôn... Đỉnh cao trong quan niệm vật chất cổ đại là thuyết nguyên tử của Lơxip và Đêmôcrit, thừa nhận thực thể của thế giới là nguyên tử.
Mặc dù còn nhiều hạn chế, như­ng thuyết nguyên tử cổ đại là một bước phát triển mới của chủ nghĩa duy vật trên con đ­ường hình thành phạm trù vật chất, tạo cơ sở triết học cho nhận thức khoa học sau này. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những phỏng đoán giả định.

Năm 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X

Năm 1896, Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ.

Năm 1897, Tômxơn phát hiện ra điện tử.

Năm 1901, Kaufman đã phát hiện ra rằng trong quá trình vận động, khối lượng của điện tử thay đổi khi vận tốc của nó thay đổi.

Những phát minh đó chứng minh rằng sự đồng nhất vật chất với những dạng cụ thể của vật chất, với những thuộc tính của vật chất như­ quan niệm duy vật trư­ớc Mác đã không còn phù hợp nữa và trở thành căn cứ để chủ nghĩa duy tâm lợi dụng chống lại chủ nghĩa duy vật. Họ cho rằng "vật chất đã tiêu tan", và toàn bộ nền tảng của chủ nghĩa duy vật đã bị sụp đổ hoàn toàn. Cuộc “khủng hoảng của vật lý học” xuất hiện.

Lênin đã phân tích tình hình phức tạp ấy và chỉ rõ: Những phát minh có giá trị to lớn của vật lý học cận đại không hề bác bỏ chủ nghĩa duy vật mà chỉ bác bỏ quan niệm cho rằng giới tự nhiên là có tận cùng về mặt cấu trúc, rằng nguyên tử hay khối lượng là giới hạn cuối cùng, bất biến của giới tự nhiên. Lênin đã chỉ ra rằng, không phải "vật chất tiêu tan" mất, mà chỉ có giới hạn hiểu biết của con ngư­ời về vật chất là tiêu tan. Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc cuộc “khủng hoảng của vật lý học”và phê phán những quan niệm duy tâm, siêu hình về phạm trù vật chất, Lênin đã đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về phạm trù vật chất mà cho đến nay các khoa học hiện đại vẫn thừa nhận.

Định nghĩa vật chất của Lênin


"Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con ng­ười trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".
- Theo Lênin, phạm trù vật chất là một phạm trù “rộng đến cùng cực, rộng nhất mà cho đến nay, thực ra nhận thức luận vẫn chưa vượt qua được” nên không thể định nghĩa vật chất bằng phương pháp thông thường, đem quy nó về một vật thể, một thuộc tính hoặc vào một phạm trù rộng lớn hơn được. Vì vậy, Lênin đã sử dụng phương pháp mới để định nghĩa vật chất là đem đối lập vật chất với ý thức và xác định nó “ là cái mà khi tác động lên giác quan của chúng ta thì gây nên cảm giác”.

Trước tiên, cần phải phân biệt vật chất với tư cách là một phạm trù triết học với các quan niệm của khoa học tự nhiên về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các dạng vật chất. Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi.

Như vậy, định nghĩa vật chất của Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau:

1. Vật chất có trư­ớc, ý thức có sau; vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức.

2. Vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức; cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên giác quan con người.

3. Cảm giác, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của vật chất. Ýthức con ngư­ời là sự phản ánh thực tại khách quan, nghĩa là con ngư­ời có khả năng nhận thức được thế giới.

- Định nghĩa vật chất của Lênin đã bao quát cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trư­ờng duy vật biện chứng, thừa nhận trong nhận thức luận thì vật chất là tính thứ nhất, và con người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Như vậy, định nghĩa vật chất của Lênin đã bác bỏ thuyết không thể biết, khắc phục đư­ợc tính chất siêu hình, trực quan trong các quan niệm về vật chất.

- Định nghĩa vật chất của Lênin còn chống lại các quan điểm duy tâm về vật chất, tạo cơ sở lý luận để khắc phục quan điểm duy tâm về đời sống xã hội

Nguồn: Sưu tầm

 
7. Con người, bản chất con người.

Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề nguồn gốc và bản chất của con người. Trước Các Mác, vấn đề bản chất con người chưa được giải đáp một cách khoa học. Khi hình thành quan niệm duy vật về lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã khẳng định vai trò cải tạo thế giới, làm nên lịch sử của con người. Bằng sự phát triển sự phát triển toàn diện thì con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất càng phát triển thì khả năng chiếm lĩnh và sử dụng các lực lượng tự nhiên ngày càng cao hơn, con người tạo ra ngày càng nhiều hơn cơ sở vật chất cho bản thân mình, đồng thời từ đó thúc đẩy con người tự hoàn thiện chính bản thân họ.

Với quan điểm như vậy thì chủ nghĩa Mác đã kết luận: con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà nó còn là chủ thể của quá trình lịch sử, của tiến bộ xã hội. Đặc biệt khi xã hội loài người phát triển đến trình độ nền kinh tế tri thức thì vai trò của con người đặt biệt quan trọng, vì con người tạo ra tri thức mới, chứa dựng những tri thức mớ

P/S Những câu còn lại đã có trong diễn đàn bạn nhé
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top