BichKhoa blog
New member
- Xu
- 294
Quảng Ngãi là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nơi đây mang nhiều dấu ấn riêng biệt với nền văn hóa cổ Sa Huỳnh, công viên địa chất núi lửa đảo Lý Sơn và các dấu ấn lịch sử cách mạng. Đây là lợi thế quan trọng để tỉnh Quảng Ngãi phát triển các sản phẩm du lịch, vừa có nét chung của vùng, song lại có đặc trưng riêng, đáp ứng đa dạng du cầu của du khách trong và ngoài nước.
SỐ LIỆU THỐNG KÊ 2022
Diện tích tỉnh Quảng Ngãi
5.135,2 km2
Dân số Quảng Ngãi
1.400.000 người
Vốn đầu tư thực hiện tại Quảng Ngãi
65 dự án / 33.215 tỷ đồng
GRDP bình quân đầu người Quảng Ngãi
3.836 USD/người
Kim ngạch xuất khẩu Quảng Ngãi
2.210 triệu USD
Bản đồ kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Ngãi. Nguồn: st
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
Địa lý hành chính
Quảng Ngãi trải dài từ 14°32’ đến 15°25’ vĩ độ Bắc, từ 108°06’ đến 109°04’ kinh độ Đông; phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía tây giáp tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía bắc và thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía nam. Diện tích tự nhiên khoảng 5.152,67 km², bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố Quảng Ngãi), 6 huyện đồng bằng ven biển (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ), 6 huyện miền núi (Ba Tơ, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long) và 1 huyện đảo (Lý Sơn).
Dân số, dân cư
Dân số Quảng Ngãi năm 2013 là 1,236 triệu người, với mật độ dân số trung bình 237 người/km². Đây là địa bàn sinh sống của nhiều tộc người khác nhau; trong đó chiếm đa số là người Kinh (88%), Hre (8,58%), Cor (1,8%)…
Giao thông vận tải
1. Đường bộ:
Quốc lộ 1A: đoạn chạy qua tỉnh: 98km
Quốc lộ 24A: Nối liền Quốc lội 1A (đoạn qua Thạch Trụ, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) với KonTum dài 69km và Quốc lộ 24B dài 18km.
Đường Đông Trường Sơn đi qua 02 xã Sơn Mùa và Sơn Bua, huyện Sơn Tây với tổng chiều dài 13 km
Tỉnh lộ: Gồm 18 tuyến với tổng chiều dài 520,5km
Đường ven biển Dung Quất- Sa Huỳnh đi qua các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi, với chiều dài khoảng 117 Km. Có điểm đầu tại ranh giữa hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi thuộc Khu kinh tế Dung Quất và điểm cuối giao với Quốc lộ 1A tại Km1116 thuộc Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ. Đây là tuyến đường góp phần quan trọng khơi dậy tiềm năng vừa phát triển kinh tế - xã hội dọc vùng ven biển, nâng cao đời sống người dân, vừa gắn với củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh ở khu vực này.
Đường nội KKT Dung Quất: có tổng chiều dài trên 60km. Hiện tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thành các tuyến đường như: đường Dung Quất nối với đường Hồ Chí Minh theo hướng Trà My - Trà Bồng - Bình Long - Ngã ba Nhà máy lọc dầu - cảng Dung Quất. Quy hoạch và xây dựng tuyến đường Trị Bình - cảng Dung Quất và một số tuyến đường trục chính của đô thị Vạn Tường.
2. Đường Sắt:
Tuyến đường sắt Bắc - Nam: chạy suốt chiều dài tỉnh.
3. Đường hàng không:
Sân bay Chu Lai (Tỉnh Quảng Nam) cách Thành phố Quảng Ngãi 35km, cách Khu kinh tế Dung Quất 04km về hướng Bắc.
4. Hệ thống cảng biển:
Cảng biển nước sâu Dung Quất: với lợi thế kín gió, cách tuyến hàng hải quốc tế 90km, tuyến nội hải 30km và độ sâu từ 10-19m, cảng Dung Quất đã được thiết kế với hệ thống cảng đa chức năng gồm:
- Khu cảng Dầu khí với lượng hàng hóa thông qua là 6,1 triệu tấn dầu sản phẩm/năm và xây dựng 01 bến phao để nhập dầu thô cho tàu dầu có trọng tải từ 80.000 tấn - 110.000 tấn tại vịnh Việt Thanh; cảng chuyên dùng gắn với Khu công nghiệp liên hợp tàu thủy, khu xây dựng Nhà máy Luyện cán thép và các Nhà máy Công nghiệp nặng.
- Cảng tổng hợp được chia thành 2 phân khu cảng: phân khu cảng Tổng hợp 1 ở ngay sau Khu cảng Dầu khí, đảm bảo cho các tàu có trọng tải từ 5.000 tấn - 50.000 tấn ra vào; phân khu cảng Tổng hợp 2 ở phía Nam vịnh Dung Quất, bên tả sông Đập.
- Khu cảng Chuyên dùng gắn với Khu công nghiệp liên hợp tàu thủy, khu xây dựng Nhà máy Luyện cán thép và các Nhà máy Công nghiệp nặng.
- Khu cảng Thương mại phục vụ cho Khu bảo thuế và 01 cảng trung chuyển container quốc tế nằm tại vị trí giữa Khu cảng Chuyên dùng và Khu cảng Tổng hợp để đón tàu có trọng tải từ 10 - 15 vạn DWT.
Cảng Dung Quất được đầu tư xây dựng để bảo đảm khối lượng hàng hóa thông qua khoảng 20 triệu tấn/năm vào năm 2010 và khoảng 34 triệu tấn/năm vào năm 2020 Hiện nay đang vận hành bến tổng hợp cho tàu 1,5 vạn DWT.
* Ngoài ra, với bờ biển dài 144 km, Quảng Ngãi có nhiều cửa biển, cảng biển nhỏ như: Sa Kỳ, Sa Cần, Bình Châu, Mỹ Á,… có tiềm năng về giao thông đường thủy, thương mại và du lịch
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất thuộc hệ thống phân loại của FAO - UNESCO, trên diện tích 513.688,14 ha, Quảng Ngãi có 9 nhóm đất chính với 25 đơn vị đất và 68 đơn vị đất phụ. Chín nhóm đất chính là: cồn cát, đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất giây, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói mòn trơ trọi đá. Trong đó, nhóm đất xám có vị trí quan trọng (chiếm 74,65% diện tích đất tự nhiên) thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông (chiếm 19,3% diện tích đất tự nhiên), thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu.
Diện tích đất của Quảng Ngãi được sử dụng gồm 322.034,59 ha đất nông nghiệp (62,5% diện tích đất tự nhiên), 45.636,2 ha đất phi nông nghiệp (8,86% diện tích đất tự nhiên) và 147.595,9ha đất chưa sử dụng (28,64% diện tích đất tự nhiên).
Tài nguyên rừng
Rừng Quảng Ngãi phong phú về lâm, thổ sản với nhiều loại gỗ như: trắc, huỳnh, đinh hương, sến, kiền kiền, gụ, dỗi…, tổng trữ lượng gỗ khoảng 9,8 triệu m³. So với các tỉnh trong vùng duyên hải miền Trung, vốn rừng tự nhiên của Quảng Ngãi rất ít, chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo, nhưng nếu so về trữ lượng (tính trên 1 ha) thì trữ lượng các loại rừng của Quảng Ngãi lại cao hơn mức trung bình của cả nước.
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản không đa dạng về chủng loại, chủ yếu là khoáng sản phục vụ cho công nghiệp vật liệu xây dựng, nước khoáng và một số khoáng sản khác.
Những khoáng sản có thể khai thác trong 10 năm tới là: graphít trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, trong đó trữ lượng cho phép đưa vào khai thác 2,5 triệu tấn, hàm lượng cácbon trung bình 20%, có nơi 24% nằm trên địa bàn huyện Sơn Tịnh; silimanhit trữ lượng 1 triệu tấn, phân bổ ở Hưng Nhượng (Sơn Tịnh); than bùn ở Bình Phú (Bình Sơn) trữ lượng 476 nghìn m³; cao lanh ở Sơn Tịnh trữ lượng khoảng 4 triệu tấn. Đá xây dựng gồm các loại đá làm vật liệu xây dựng, rải đường giao thông, áp tường, lát nền, trữ lượng trên 7 tỷ m³, phân bố ở Đức Phổ, Trà Bồng và một số huyện khác; nước khoáng ở Thạch Bích (Trà Bồng), Đức Lân (Mộ Đức), Nghĩa Thuận (Tư Nghĩa) và Sơn Tịnh.
Tài nguyên biển và ven biển
Với bờ biển dài 144 km, cùng vùng lãnh hải rộng lớn 11.000 km², có 6 cửa biển, dồi dào nguồn lực hải sản, Quảng Ngãi còn có một khả năng lớn để đi lên từ phát triển kinh tế biển đặc biệt là khai thác có hiệu quả cá nổi trữ lượng khoảng 68.000 tấn các loại. Ðây cũng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Với 6 huyện ven biển và một huyện đảo, có thể nói biển đảo Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng về cảnh quan, địa hình, nhiều di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, là một trong các tỉnh có bờ biển dài và đẹp, có diện tích khai thác, nuôi trồng thủy hải sản rộng lớn. Đặc biệt, đảo Lý Sơn còn là nơi lưu giữ hình ảnh của những đội hùng binh xưa dong buồm ra biển Đông, đặt những viên đá chủ quyền thiêng liêng đầu tiên trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tài nguyên du lịch
Quảng Ngãi có di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, chùa Thiên Ấn, thành cổ Châu Sa... là những di tích lịch sử - văn hóa (LSVH) quan trọng của thời tiền - sơ sử và cổ trung đại. Quảng Ngãi cũng là nơi lưu dấu nhiều sự kiện và chứng tích quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng thời hiện đại như: Chứng tích Sơn Mỹ, địa đạo Ðàm Toái xã Bình Châu, Ba Tơ quật khởi, mộ nhà chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng... Ngoài ra, Quảng Ngãi có 144 km bờ biển với những quang cảnh nên thơ rất thích hợp cho việc phát triển kinh doanh du lịch như: bãi biển Sa Huỳnh, bãi biển Mỹ Khê, vũng Dung Quất, mũi Ba Làng An, Cổ Lũy cô thôn... Trong vùng biển phía đông của tỉnh có đảo Lý Sơn, một vùng biển đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, là vùng đất phên dậu phía đông của tỉnh, quê hương của những “hùng binh” Hoàng Sa thuở trước, là “vương quốc” của nghề trồng tỏi và nghề đánh bắt hải sản xa bờ, cũng là một “trọng địa” du lịch đầy tiềm năng với những bãi biển hoang sơ, có nhiều di tích LSVH, cùng những bến thuyền tàu ghe tấp nập… hấp dẫn du khách.
Di sản văn hóa
Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử, là quê hương của văn hóa Sa Huỳnh và là địa bàn trọng yếu của văn hóa Champa, có hai danh thắng nổi tiếng là "núi Ấn, sông Trà". Đặc biệt, Quảng Ngãi có hệ thống Trường Lũy được xây dựng từ thế kỷ XVI, trải dọc vùng trung du phía tây của tỉnh, kéo dài đến tỉnh Bình Định, là hệ thống thành lũy dài nhất Việt Nam, được công nhận là di tích LSVH cấp quốc gia. Quảng Ngãi còn là quê hương của các danh nhân, danh tướng như: Trương Định, Lê Trung Đình, Phạm Văn Đồng; nhiều nhà trí thức, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sĩ tên tuổi: Bích Khê, Tế Hanh, NSND Trà Giang, Trương Quang Lục, Thế Bảo, Nhất Sinh... Quảng Ngãi còn có những lễ hội văn hóa đặc sắc diễn ra quanh năm như: lễ hội nghinh Ông, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Lý Sơn), lễ hội ăn trâu, lễ hội cầu ngư, lễ hội đua thuyền…
(Nguồn: nhipcauviet.com.vn)
SỐ LIỆU THỐNG KÊ 2022
Diện tích tỉnh Quảng Ngãi
5.135,2 km2
Dân số Quảng Ngãi
1.400.000 người
Vốn đầu tư thực hiện tại Quảng Ngãi
65 dự án / 33.215 tỷ đồng
GRDP bình quân đầu người Quảng Ngãi
3.836 USD/người
Kim ngạch xuất khẩu Quảng Ngãi
2.210 triệu USD
Bản đồ kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Ngãi. Nguồn: st
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
Địa lý hành chính
Quảng Ngãi trải dài từ 14°32’ đến 15°25’ vĩ độ Bắc, từ 108°06’ đến 109°04’ kinh độ Đông; phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía tây giáp tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía bắc và thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía nam. Diện tích tự nhiên khoảng 5.152,67 km², bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố Quảng Ngãi), 6 huyện đồng bằng ven biển (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ), 6 huyện miền núi (Ba Tơ, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long) và 1 huyện đảo (Lý Sơn).
Dân số, dân cư
Dân số Quảng Ngãi năm 2013 là 1,236 triệu người, với mật độ dân số trung bình 237 người/km². Đây là địa bàn sinh sống của nhiều tộc người khác nhau; trong đó chiếm đa số là người Kinh (88%), Hre (8,58%), Cor (1,8%)…
Giao thông vận tải
1. Đường bộ:
Quốc lộ 1A: đoạn chạy qua tỉnh: 98km
Quốc lộ 24A: Nối liền Quốc lội 1A (đoạn qua Thạch Trụ, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) với KonTum dài 69km và Quốc lộ 24B dài 18km.
Đường Đông Trường Sơn đi qua 02 xã Sơn Mùa và Sơn Bua, huyện Sơn Tây với tổng chiều dài 13 km
Tỉnh lộ: Gồm 18 tuyến với tổng chiều dài 520,5km
Đường ven biển Dung Quất- Sa Huỳnh đi qua các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi, với chiều dài khoảng 117 Km. Có điểm đầu tại ranh giữa hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi thuộc Khu kinh tế Dung Quất và điểm cuối giao với Quốc lộ 1A tại Km1116 thuộc Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ. Đây là tuyến đường góp phần quan trọng khơi dậy tiềm năng vừa phát triển kinh tế - xã hội dọc vùng ven biển, nâng cao đời sống người dân, vừa gắn với củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh ở khu vực này.
Đường nội KKT Dung Quất: có tổng chiều dài trên 60km. Hiện tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thành các tuyến đường như: đường Dung Quất nối với đường Hồ Chí Minh theo hướng Trà My - Trà Bồng - Bình Long - Ngã ba Nhà máy lọc dầu - cảng Dung Quất. Quy hoạch và xây dựng tuyến đường Trị Bình - cảng Dung Quất và một số tuyến đường trục chính của đô thị Vạn Tường.
2. Đường Sắt:
Tuyến đường sắt Bắc - Nam: chạy suốt chiều dài tỉnh.
3. Đường hàng không:
Sân bay Chu Lai (Tỉnh Quảng Nam) cách Thành phố Quảng Ngãi 35km, cách Khu kinh tế Dung Quất 04km về hướng Bắc.
4. Hệ thống cảng biển:
Cảng biển nước sâu Dung Quất: với lợi thế kín gió, cách tuyến hàng hải quốc tế 90km, tuyến nội hải 30km và độ sâu từ 10-19m, cảng Dung Quất đã được thiết kế với hệ thống cảng đa chức năng gồm:
- Khu cảng Dầu khí với lượng hàng hóa thông qua là 6,1 triệu tấn dầu sản phẩm/năm và xây dựng 01 bến phao để nhập dầu thô cho tàu dầu có trọng tải từ 80.000 tấn - 110.000 tấn tại vịnh Việt Thanh; cảng chuyên dùng gắn với Khu công nghiệp liên hợp tàu thủy, khu xây dựng Nhà máy Luyện cán thép và các Nhà máy Công nghiệp nặng.
- Cảng tổng hợp được chia thành 2 phân khu cảng: phân khu cảng Tổng hợp 1 ở ngay sau Khu cảng Dầu khí, đảm bảo cho các tàu có trọng tải từ 5.000 tấn - 50.000 tấn ra vào; phân khu cảng Tổng hợp 2 ở phía Nam vịnh Dung Quất, bên tả sông Đập.
- Khu cảng Chuyên dùng gắn với Khu công nghiệp liên hợp tàu thủy, khu xây dựng Nhà máy Luyện cán thép và các Nhà máy Công nghiệp nặng.
- Khu cảng Thương mại phục vụ cho Khu bảo thuế và 01 cảng trung chuyển container quốc tế nằm tại vị trí giữa Khu cảng Chuyên dùng và Khu cảng Tổng hợp để đón tàu có trọng tải từ 10 - 15 vạn DWT.
Cảng Dung Quất được đầu tư xây dựng để bảo đảm khối lượng hàng hóa thông qua khoảng 20 triệu tấn/năm vào năm 2010 và khoảng 34 triệu tấn/năm vào năm 2020 Hiện nay đang vận hành bến tổng hợp cho tàu 1,5 vạn DWT.
* Ngoài ra, với bờ biển dài 144 km, Quảng Ngãi có nhiều cửa biển, cảng biển nhỏ như: Sa Kỳ, Sa Cần, Bình Châu, Mỹ Á,… có tiềm năng về giao thông đường thủy, thương mại và du lịch
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất thuộc hệ thống phân loại của FAO - UNESCO, trên diện tích 513.688,14 ha, Quảng Ngãi có 9 nhóm đất chính với 25 đơn vị đất và 68 đơn vị đất phụ. Chín nhóm đất chính là: cồn cát, đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất giây, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói mòn trơ trọi đá. Trong đó, nhóm đất xám có vị trí quan trọng (chiếm 74,65% diện tích đất tự nhiên) thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông (chiếm 19,3% diện tích đất tự nhiên), thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu.
Diện tích đất của Quảng Ngãi được sử dụng gồm 322.034,59 ha đất nông nghiệp (62,5% diện tích đất tự nhiên), 45.636,2 ha đất phi nông nghiệp (8,86% diện tích đất tự nhiên) và 147.595,9ha đất chưa sử dụng (28,64% diện tích đất tự nhiên).
Tài nguyên rừng
Rừng Quảng Ngãi phong phú về lâm, thổ sản với nhiều loại gỗ như: trắc, huỳnh, đinh hương, sến, kiền kiền, gụ, dỗi…, tổng trữ lượng gỗ khoảng 9,8 triệu m³. So với các tỉnh trong vùng duyên hải miền Trung, vốn rừng tự nhiên của Quảng Ngãi rất ít, chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo, nhưng nếu so về trữ lượng (tính trên 1 ha) thì trữ lượng các loại rừng của Quảng Ngãi lại cao hơn mức trung bình của cả nước.
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản không đa dạng về chủng loại, chủ yếu là khoáng sản phục vụ cho công nghiệp vật liệu xây dựng, nước khoáng và một số khoáng sản khác.
Những khoáng sản có thể khai thác trong 10 năm tới là: graphít trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, trong đó trữ lượng cho phép đưa vào khai thác 2,5 triệu tấn, hàm lượng cácbon trung bình 20%, có nơi 24% nằm trên địa bàn huyện Sơn Tịnh; silimanhit trữ lượng 1 triệu tấn, phân bổ ở Hưng Nhượng (Sơn Tịnh); than bùn ở Bình Phú (Bình Sơn) trữ lượng 476 nghìn m³; cao lanh ở Sơn Tịnh trữ lượng khoảng 4 triệu tấn. Đá xây dựng gồm các loại đá làm vật liệu xây dựng, rải đường giao thông, áp tường, lát nền, trữ lượng trên 7 tỷ m³, phân bố ở Đức Phổ, Trà Bồng và một số huyện khác; nước khoáng ở Thạch Bích (Trà Bồng), Đức Lân (Mộ Đức), Nghĩa Thuận (Tư Nghĩa) và Sơn Tịnh.
Tài nguyên biển và ven biển
Với bờ biển dài 144 km, cùng vùng lãnh hải rộng lớn 11.000 km², có 6 cửa biển, dồi dào nguồn lực hải sản, Quảng Ngãi còn có một khả năng lớn để đi lên từ phát triển kinh tế biển đặc biệt là khai thác có hiệu quả cá nổi trữ lượng khoảng 68.000 tấn các loại. Ðây cũng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Với 6 huyện ven biển và một huyện đảo, có thể nói biển đảo Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng về cảnh quan, địa hình, nhiều di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, là một trong các tỉnh có bờ biển dài và đẹp, có diện tích khai thác, nuôi trồng thủy hải sản rộng lớn. Đặc biệt, đảo Lý Sơn còn là nơi lưu giữ hình ảnh của những đội hùng binh xưa dong buồm ra biển Đông, đặt những viên đá chủ quyền thiêng liêng đầu tiên trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tài nguyên du lịch
Quảng Ngãi có di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, chùa Thiên Ấn, thành cổ Châu Sa... là những di tích lịch sử - văn hóa (LSVH) quan trọng của thời tiền - sơ sử và cổ trung đại. Quảng Ngãi cũng là nơi lưu dấu nhiều sự kiện và chứng tích quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng thời hiện đại như: Chứng tích Sơn Mỹ, địa đạo Ðàm Toái xã Bình Châu, Ba Tơ quật khởi, mộ nhà chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng... Ngoài ra, Quảng Ngãi có 144 km bờ biển với những quang cảnh nên thơ rất thích hợp cho việc phát triển kinh doanh du lịch như: bãi biển Sa Huỳnh, bãi biển Mỹ Khê, vũng Dung Quất, mũi Ba Làng An, Cổ Lũy cô thôn... Trong vùng biển phía đông của tỉnh có đảo Lý Sơn, một vùng biển đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, là vùng đất phên dậu phía đông của tỉnh, quê hương của những “hùng binh” Hoàng Sa thuở trước, là “vương quốc” của nghề trồng tỏi và nghề đánh bắt hải sản xa bờ, cũng là một “trọng địa” du lịch đầy tiềm năng với những bãi biển hoang sơ, có nhiều di tích LSVH, cùng những bến thuyền tàu ghe tấp nập… hấp dẫn du khách.
Di sản văn hóa
Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử, là quê hương của văn hóa Sa Huỳnh và là địa bàn trọng yếu của văn hóa Champa, có hai danh thắng nổi tiếng là "núi Ấn, sông Trà". Đặc biệt, Quảng Ngãi có hệ thống Trường Lũy được xây dựng từ thế kỷ XVI, trải dọc vùng trung du phía tây của tỉnh, kéo dài đến tỉnh Bình Định, là hệ thống thành lũy dài nhất Việt Nam, được công nhận là di tích LSVH cấp quốc gia. Quảng Ngãi còn là quê hương của các danh nhân, danh tướng như: Trương Định, Lê Trung Đình, Phạm Văn Đồng; nhiều nhà trí thức, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sĩ tên tuổi: Bích Khê, Tế Hanh, NSND Trà Giang, Trương Quang Lục, Thế Bảo, Nhất Sinh... Quảng Ngãi còn có những lễ hội văn hóa đặc sắc diễn ra quanh năm như: lễ hội nghinh Ông, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Lý Sơn), lễ hội ăn trâu, lễ hội cầu ngư, lễ hội đua thuyền…
(Nguồn: nhipcauviet.com.vn)
Sửa lần cuối: