Giới thiệu những nét chính về Nhật Bản qua 2 cuộc chiến tranh 1918-1939

Thông qua tìm hiểu đất nc Nhật Bản giữa 2 cuộc chiến tranh 1918-1939, anh chị hãy giới thịêu những nét chính về Nhật Bản
:apologetic::apologetic::apologetic::apologetic:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Em cần nhớ và nêu được các nội dung sau:


  1. Nhật Bản trong những năm 1918-1924
Sau Mĩ, Nhật Bản là nước thu được nhiều lợi nhuận sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Đen năm 1918, so với trước chiến tranh sản lượng công nghiệp tăng 5 lần, giá trị xuất khẩu tăng 4 lần và dự trữ vàng, ngoại tệ tăng 6 lần…


Kinh tế Nhật Bản còn phát triển tiếp tục cho tới năm 1920-1921 thì lâm vào khủng hoảng. Nhiều công ti thua lỗ bị phá sản số người thất nghiệp lên tới 12 vạn. về nông nghiệp do bị kìm hãm bởi các tàn dư phong kiến nên ở trong tình trạng sa sút. Nhiều phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân nổ ra, đỉnh điểm lôi cuốn tới 10 triệu người tham gia.


về đối ngoại, đây là thời kì Nhật Bản được công nhận là cường quốc. Nhật Bản có chân trong Hội nghị Vecxai ở Pari năm 1919 và được Hội Quốc Liên trao cho quyền ủy trị các đảo Thái Bình Dương của Đức trước đây. Nhưng Nhật Bản vẫn thấy thiệt thòi qua hòa ước Vecxai vì không được kiểm soát Sơn Đông của Trung Quốc. Nhật cũng phải rút khỏi vùng Xiberi của nước Nga Xô viết. Nhật nhân nhượng Mĩ ở Hội nghị Oasinhtơn.


Như vậy, có thể thấy sau chiến tranh Nhật là nước thắng trận nhưng lại chịu nhiều thiệt thòi trong việc phân chia quyền lợi của minh cả ở Hội nghị Vecxai và Oasinhtơn.

  1. Nước Nhật thời kì 1924-1929 về kinh tế
Trong số các nước tư bản thì kinh tế Nhật Bản không đạt được sự phồn thịnh như các nước khác ở những năm 1920. Nhật Bản chỉ đạt được sự ổn định tạm thời và bấp bênh. Mãi cho tới năm 1926 Nhật Bản mới giải quyết được hậu quả của cuộc khủng hoảng 1920-1921.


Sự phát triển của Nhật Bản rất bấp bênh vì nền công nghiệp chủ yếu dựa vào xuất khẩu, nhưng nguồn nguyên liệu lại phải nhập từ nước ngoài chính từ những khó khăn này mà tính cạnh tranh của Nhật giảm, bất lợi so với các nước tư bản khác. Cho đến năm 1927 cuộc khủng hoảng tài chính đẩy Nhật Bản vào thời kì khó khăn, cả công nghiệp và nông nghiệp đều giảm sút nghiêm trọng.


Chính trị



Tháng 6-1924, giới tài phiệt đã đưa Kato Takaaki(Đảng dân chính) lên làm Thủ tướng, thực hiện một loạt các cải cách đế on định tình hình kinh tế, chính trị. Với đạo luật ‘mở rộng quyền bầu cử” (1925), người dân (nam giới) được tham gia bầu cử mà không bị ràng buộc bởi kinh tế. Một số tố chức chính trị, Đảng phái được phép hoạt động.


Đối ngoại



Đối với Liên Xô, chính phủ Catô công nhận và kí với Liên Xô bản thỏa ước nhằmgiải quyết tranh chấp bằng hòa bình, quân đội Nhật rút khỏi miền Bắc đảo Xakhalin (bị Nhật chiếm vào năm 1905). Đối với Trung Quốc,Nhật cũngthihành chính sách mềm dẻo hơn, hòng xoa dịucuộc đấu tranhcủanhân dânvàcốgắng thâm nhập dần bằng kinh tế vào thị trường nước này.


Đầu năm 1927, Nhật Bản đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế, Chính phủ Oacaxuki lên thay Catô Cômây bị đổ 1-1926. Tướng Tanaca, một phần tử quân phiệt phản động đã thành lập chính phủ mới, mở đầu một giai đoạn mới trong chính sách đối nội và đối ngoại của quân phiệt Nhật Bản.


Ngày 27-6-1927, chính phủ Nhật Bản tố chức Hội nghị phương Đông đế vạch ra kế hoạch xâm lược châu Á với “nhiệm vụ trước mắt là đảnh chiếm Bắc, Đông Bắc Trung Quốc và Mông Cơ”[SUP][SUP][/SUP][/SUP]. Xu hướng dùng vũ lực bành trướng ra bên ngoài thắng thế. Cả hai lần quân đội Nhật Bản đổ bộ lên vùng Sơn Đông đều thất bại, vì vậy mà đã dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong nhân dân, buộc chính phủ Tanaca phải từ chức (7-1929).

  1. Nhật Bản thời kì 1929-1939
3.1. Thời kì 1929-1933



Kinh tế Nhật bị chao đảo bởi sự kiện tài chính năm 1927, tới lúc này càng bị trầm trọng hơn.


Công nghiệp, bị giảm sút nghiêm trọng, so với năm 1929 sản lượng công nghiệp giảm 32,5% . Mậu dịch liên tục giảm, do thị trường bên ngoài bị thu hẹp. Trầm trọng nhất là ngành nông nghiệp. Tổng giá trị nông sản năm 1931 chỉ còn 2,6 tỉ Yên (giảm hơn 60%). Năm 1931 thực sự là năm đỉnh cao của khủng hoảng ở Nhật.


Cuộc khủng hoảng đã đế lại hậu quả nặng nề, số người thất nghiệp cho tới cuối năm 1931 lên đến 3 triệu người, nông dân đời sống bần cùng, mâu thuẫn xã hội tăng lên. Quá trình tập trung sản xuất của các tập đoàn lớn diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn này, người ta gọi đó là các Daibatxư. Nổi bật là các Daibatxư: Mitxubisi, Mitxui, Sumitomo và Yasuda kiểm soát từ 50-95% các ngành tài chính, khai khoáng, công nghiệp nặng…


3.2. Nhật bản trong quá trình phát xít hóa, quân phiệt hóa



Chủ nghĩa quân phiệt vốn là thế lực thống trị quan trọng ở đất nước mặt trời mọc này. Do sự không triệt để của cuộc cách mạng Minh Trị Duy Tân, chính vì vậy mà những tàn tích của chế độ phong kiến, quân phiệt mà trong quá trình phát triển chủ nghĩ tư bản Nhật đã khéo léo lợi dụng nó, người ta gọi đó là “chủ nghĩa đế quốc quân sự phong kiến” (Lê Nin).


Chủ nghĩa tư bản ở Nhật ra đời muộn (là nước đế quốc trẻ), đất rộng người đông, thiếu nguyên liệu, bất mãn với những điều khoản ở Hệ thống Vecxai-Oasinhtơn… Nên khi lâm vào khủng hoảng (1929-1933), chúng đã phát xít hóa bộ máy chính quyền và xâm lược ra bên ngoài.


Chúng chọn Trung Quốc làm mục tiêu của mình, từ cuối năm 1931 đến đầu năm 1932 toàn bộ 3 tỉnh Đông Bắc Trung Quốc rơi vào tay quân phiệt Nhật. Ngày 28-1-1932, Nhật huy động 10 vạn quân tiến đánh Thượng Hải, buộc chính phủ Tưởng Giới Thạch phải kí hiệp định đình chiến, công nhận sự chiếm đóng của Nhật.


Ớ Nhật, cuộc tranh giành quyền bính của Chính hữu hội (được sự ủng hộ của tập đoàn tài phiệt Mitxui, Tân Hưng) chúng hiếu chiến và phản động, lại sự hậu thuẫn của phái sĩ quan trẻ. Đảng Dân chính (được sự ủng hộ của tập đoàn tài phiệt Mitxubixi, Lão Bài) là tư sản cũ nên thận trọng, chủ trương bành trướng kinh tế rồi thâm nhập dần vào các nước. Đảng Dân chính được sự hậu thuẫn của tướng lĩnh già. Sự tranh chấp giữa Chính hữu hội và Đảng Dân chính cho tới mãi năm 1936 dẫn đến nhiều cuộc đảo chính tranh dành giữa hai phe phái.


Năm 1933, Nhật Bản rút khỏi Hội Quốc Liên (vì Hội không công nhận Mãn Châu quốc do Nhật dựng lên). Năm 1936, Nhật kí với Đức hiệp ước chống Quốc tế cộng sản, chống phong trào cách mạng trên thế giới. Sau đó Nhật Bản tiến hành thôn tính nốt những phần còn lại của Trung Quốc. Tháng 7-1937, với sự kiện Lư cầu Kiều (tây nam Bắc Kinh), Nhật Bản chiếm đại quy mô Trung Quốc, đến tháng 11 Thượng Hải bị quân Nhật chiếm đóng. Tiếp đến, là Vũ Hán, Quảng Châu thất thủ.


Cuối năm 1938, Nhật Bản công bố “Tuyên ngôn về trật tự mới” ở châu Á với những mục tiêu rõ ràng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Năm 1939, Nhật Bản lập nội các mới phản động hơn trước, coi việc chống Liên Xô và phân chia lại thế giới là mục tiêu chính của mình. Sau đó, đến năm 1940 chúng đưa ra thuyết “Đại Đông Á”.


Nói tóm lại, cho đến trước khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. Nhật Bản trở thành cường quốc quân phiệt hết sức phản động đứng thứ hai sau Đức. Chính sự dung dưỡng, thiếu trách nhiệm của Anh, Pháp, Mĩ đã dẫn đến điều này. Làm cho tình hình thế giới thêm nghiêm trọng khi chiến tranh thế giới nổ ra và nước Mĩ cũng phải nhảy vào vòng chiến (1941).


Tư liệu sưu tầm.
 
nhưng mà thầy e bảo phải có liên hệ đến thời bình bây giờ nữa, có sử dụng kiến thức của môn địa lí nữa ý,vvv, em chả biết làm thế nào cả ạ:apologetic::apologetic::apologetic:
 
nhưng mà thầy e bảo phải có liên hệ đến thời bình bây giờ nữa, có sử dụng kiến thức của môn địa lí nữa ý,vvv, em chả biết làm thế nào cả ạ:apologetic::apologetic::apologetic:

Liên hệ thì bạn dựa vào nền kinh tế chính trị xã hội hiện nay của Nhật Bản sau đó so sánh 2 thời kì với nhau, rút ra cái cần so sánh ngay bạn àh.

Ví dụ: sự phát triển vượt bậc khoa học kỹ thuật.....

Chúc bạn làm bài tốt.
 
Vậy bạn nắm được lịch sử hiện đại của Nhật ra sao rồi ? Bạn hãy thử diễn giải những kiến thức ở đây để chúng ta cùng rút ra những mối liên hệ ý nghĩa.

Bạn hãy thử xem.
 
Nhìn chung đây là một câu hỏi mang tính chất cận dụng kiến thức giữa lịch sử và địa lý, về kiến thức lịch sử thì chủ yếu là dựa vào kinh tế chính trị xã hội 2 thời kì để so sánh, liên hệ địa lý thì bạn dựa vào vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là ổn.

Tớ học cũng khá khá lâu rồi không hiểu biết nhiều về lĩnh vực xã hội, thấy chủ đề này cũng sôi động tớ cũng góp với bạn 1 vài ý như sau, với tinh thần bạn và chúng tôi cùng làm thì chắc chắn bài sẽ có đáp án xứng đáng và thỏa mãn đối với bạn.

Kinh tế

Công nghiệp


Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế công nghiệp.

Nhật không bị chiến tranh tàn phá

Lợi dụng châu Âu có chiến tranh Nhật tranh thủ sản xuất hàng hóa và xuất khẩu.

Sản xuất công nghiệp của Nhật tăng nhanh.

Nông nghiệp

Tàn dư phong kiến còn tồn tại đã kềm hãm sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.

Giá lương thực,thực phẩm vô cùng đắt đỏ

Nguyên nhân đưa đến khủng hoảng là do dân số tăng quá nhanh, thiếu nguyên liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp đặc biệt là do trận động đất năm 1923 ở Tô-ki-ô

Về xã hội

Đời sống của người lao động không được cải thiện lắm. Bùng nổ phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân.

Tiêu biểu có cuộc bạo động lúa gạo

Phong trào bãi công của công nhân lan rộng, trên cơ sở đó tháng 7/1922 Đảng Cộng sản Nhật thành lập.

Nhật Bản trong những năm 1924 - 1929)

Kinh tế


Từ 1924 - 1929 kinh tế Nhật phát triển bấp bênh, không ổn định.

Năm 1926 sản lượng công nghiệp phục hồi và vượt mức trước chiến tranh.

Năm 1927 khủng hoảng tài chính bùng nổ (30 ngân hàng ở Tôkiô bị phá sản).

Nguyên nhân:

Nghèo nguyên liệu, nhiêu liệu

Số người thất nghiệp năm 1928 là 1 triệu người.

Nông dân bị bần cùng hóa, sức mua kém càng làm cho thị trường trong nước bị thu hẹp.

Điểm giống và khác nhau giữa nước Mĩ và Nhật trong thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:

Giống nhau: Cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi lộc trong và sau chiến tranh, không bị tổn thất gì nhiều.

Khác nhau: Kinh tế Nhật phát triển bấp bênh không ổn định, chỉ phát triển một thời gian ngắn rồi lại lâm vào khủng hoảng. Còn nước Mĩ phát triển phồn vinh trong suốt thập kỉ 20 của thế kỉ XX.

Mĩ: chú trọng cải tiến kỹ thuật, đổi mới quản lý sản xuất, sức cạnh tranh cao, nguyên liệu dồi dào, vốn lớn.

Nhật: nguyên liệu, nhiên liệu khan hiếm phải nhập khẩu quá mức, sức cạnh tranh yếu, công nghiệp không được cải thiện, nông nghiệp trì trệ lạc hậu, sức mua của người dân thấp.

Về chính trị, xã hội

Những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Nhật đã thi hành một số cải cách chính trị.(ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới, cắt giảm ngân sách quốc phòng. Giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc khác).

lược Trung Quốc song đều thất bại. (Chủ trương dùng vũ lực để bành trướng ra bên ngoài nhằm giải quyết khó khăn trong nước. Cùng với việc quân sự hóa đất nước, năm 1927 Ta-na-ca vạch kế hoạch chiến tranh tòan cầu. Hai lần xâm lược Sơn Đông - Trung Quốc song đều thất bại).

hủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật

Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản

Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm kinh tế Nhật bị giảm sút trầm trọng, nhất là trong nông nghiệp do lệ thuôc vào thị trường bên ngoài.

Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

Để thoát khỏi khủng hoảng và giải quyết khó khăn thiếu nguyênm nhiên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, chính phủ Nhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.

Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa:

Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh xâm lược.

Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30.

Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa:

Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.

Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á.

SAU CHIẾN TRANH

1. Kinh tế, khoa học - kỹ thuật

Sau chiến tranh, là nước chiến bại, Nhật Bản bị mất hết thuộc địa và bản thân nước Nhật bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản. Kinh tế Nhật bị chiến tranh tàn phá nặng nề: 34% máy móc, 25% công trình, 80% tàu biển… bị hưu hại, sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng ¼ so với mức trước chiến tranh.

Do thị trường bị thu hẹp, nguyên liệu và lương thực trong nước thiếu thốn cho nên những năm đầu sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng. Nhật Bản phải dựa vào các “viện trợ” kinh tế của Mĩ dưới hình thức vay nợ để có thể phục hồi kinh tế ( trong những năm 1945 – 1950), nhận viện trợ và đầu tư của Mĩ và nước ngoài (khoảng gần 14 tỉ đôla).

Từ năm 1945 đến năm 1950, kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp và phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mĩ. Nhưng từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (tháng 6 – 1950), công nghiệp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ hẳn lên nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mĩ. Bước sang những năm 60, khi Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản lại có thêm cơ hội để đạt được bước phát triển “thần kì”, đuổi kịp rồi vượt các nước Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ hai (sau Mĩ) trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
......

2. Tình hình chính trị và chính sách đối nội của giới cầm quyền Nhật Bản


Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Mĩ thay mặt Đồng minh chiếm đóng và quản chế nước Nhật. Dưới áp lực đấu tranh của nhân dân Nhật Bản, của Liên Xô và các lực lượng tiến bộ trên thế giới, giới cầm quyền Mĩ đã thực hiện một số cải cách dân chủ theo nội dung của Hiệp ước Pốtxđam về Nhật Bản mà ba người đứng đầu các nước Liên Xô, Mĩ, Anh đã kí kết (tại hội nghị ở Pốtxđam tháng 7 – 1945).

Ngày 3 – 11 – 1946, Hiến pháp mới của Nhật Bản được ban hành với nhiều nội dung tiến bộ: công nhận và bảo đảm quyền tự do dân chủ, quyền lập hội, lập đảng của mọi công dân; Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội (Thiên hoàng tuy vẫn còn nhưng chỉ là người đứng đầu nhà nước có tính cách tượng trưng); “Nhật Bản không duy trì hải lục không quân và các lực lượng chiến đấu khác, không công nhận quyền tham gia chiến tranh với bất cứ nước nào” (điều 9)…
.......
3. Chính sách đối ngoại

Về mặt chính trị và quân sự, Nhật Bản hoàn toàn dựa vào Mĩ và câu kết chặt chẽ với Mĩ. Ngày 8 – 9 – 1951, Nhật kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”, chấp nhận đặt Nhật Bản dưới “ô bảo vệ hạt nhân” của Mĩ và để quân đội Mĩ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật. “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật” đã gia hạn hai lần vào năm 1960 và năm 1970, sau đó kéo dài vô thời hạn. Với hiệp ước này, đã hình thành một “liên minh Mĩ - Nhật” nhằm chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc ở vùng Viễn Đông. Nhật Bản đã trở thành một “căn cứ chiến lược” của Mĩ trong âm mưu thực hiện “chiến lược toàn cầu” chống cách mạng vào những năm 70 và nửa đầu những năm 80, Mĩ còn trên đất Nhật 179 căn cứ quân sự với 61.000 quân, riêng ở đảo Ôkinaoa có 88 căn cứ quân sự và 35.000 lĩnh Mĩ.

Nhật Bản đã dựa vào tiềm lực kinh tế, tài chính lớn mạnh của mình để tìm cách xâm nhập, giành giật thị trường ở khắp mọi khu vực trên thế giới. Sau chiến tranh, người ta thường gọi Nhật Bản là một “đế quốc kinh tế”, tức là đế quốc đã bành trướng, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế trên khắp mọi nơi, đặc biệt là vùng Đông Nam Á.
...
bạn vào link này có nhiều nước và thông tin thì đầy đủ hơn về các nước sau chiến tranh thế giới lần 2 là:

Pháp

Anh

Đức

Tình hình các nước Tây Âu

Khối thị trường chung châu Âu (EEC)

Nhật Bản



Hiện nay, Nhật Bản được xếp vào một số quốc gia đứng đầu về trình độ phát triển khoa học – kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp dân dụng.

Tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á


Nhờ sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, giải phóng đất nước thoát khỏi sự ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng.

Ở nhật bản vẫn duy trì hình thức kinh tế 2 tầng là vì :

- Giải quyết việc làm, tận dụng nguồn lao động và thị trường trong nước.

- Dễ chuyển giao công nghệ giữa các xí nghiệp.

- Tận dụng nguồn tài nguyên tại chỗ, tạo sự linh hoạt cho nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào bên ngoài.

Chiến lược kinh tế sau khủng hoảng dầu mỏ 1973 - 1974 và 1979 - 1980

- Đầu tư phát triển khoa học – kĩ thuật và công nghệ

- Tập trung xây dựng các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều chất xám, trình độ kĩ thuật cao, có tác dụng tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu và lao động nhiều hơn

- Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài

- Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình

Địa:

Là một quần đảo cách xa đại lục nên Nhật Bản giao lưu kinh tế với bên ngoài chủ yếu bằng đường biển, ngành du lịch biển của Nhật cũng rất phát triển.





 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top