Thuyết minh về chiếc bút bi
Bài làm
Thanh Ba ngày 28 tháng 11 năm 2008
Giang yêu quý!
Vậy là hôm nay đã tròn hai năm Giang chia tay mình. Mình lại viết th¬ư cho Giang đây. ở nơi đó không có mình mà mỗi năm lại nhận đư¬ợc có một lá thư¬, Giang có buồn không? ở đây, bố mẹ Giang vẫn khoẻ mạnh và mình cũng rất khoẻ, mình đang cố gắng học tập để chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ. Giang ơi! Bạn còn nhớ chiếc bút bi và cuốn sổ bạn tặng mình nhân ngày sinh nhật năm lớp 6 không? Giờ đây, mình vẫn ch¬ưa nỡ viết nó vì đó là kỉ vật cuối cùng Giang để lại cho mình. Trong hai năm qua mình đã tìm đ¬ược khá nhiều thông tin về bút bi và lá th¬ư này đây sẽ kể hết cho bạn nghe.
Giang biết không? Có lần mình hỏi ông: “Ông ơi, bút bi có từ bao giờ thế?”, ông đã trả lời rằng: “Cho đến nay, ng¬ười ta vẫn ch¬ưa biết ai đã phát minh ra bút. Họ chỉ biết rằng từ xa x¬a, con ng¬ười đã có chữ viết và sử dụng bút để viết những gì diễn ra hằng ngày. Hồi đó, giấy là lá, là đất sét rồi thẻ tre, mai rùa. Bút là mảnh vỡ, cành cây. ở Trung Quốc, thời nhà Tần, ng¬ười ta đã lấy que gỗ dập tua ở đầu, chấm vào sơn đen để viết”. Nh¬ưng đó mới chỉ là bút nói chung còn lịch sử cụ thể của bút bi thì mình vẫn ch¬ưa biết. Tối thứ bảy hôm đó thật ngột ngạt. Mình lấy điều khiển dò tìm một ch¬ương trình hay hay. Thật bất ngờ! Mình bắt gặp một ch¬ương trình vô cùng thú vị: “Lịch sử quanh ta”. Những thông tin mình cần dần đ¬ược hé lộ: “ Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, giáo dục, bút cũng đ¬ược cải tiến, phát triển theo. Năm 1780, chiếc bút sắt ra đời, kế đó, năm 1880, chiếc bút máy đầu tiên cũng ra đời tại Mĩ. Yêu cầu về tốc độ viết, tức là độ nhanh, nhịp độ của quá trình viết ngày càng cao. Do đó, chiếc bút bi nguyên thuỷ ra đời ở Ai Cập trên cơ sở hiện t¬ợng vật lí khá thú vị, khi quả bóng bị rơi xuống n¬ước, nó vẫn l¬ướt đi khá nhanh nhẹn mà không hề bị chìm. Khi đó, thân bút khoác lớp áo choàng dày bằng cây sây, chân bằng kim loại gắn vòng sắt. Bút bi không có nguồn gốc từ những câu chuyện cổ “Ngày xửa ngày xưa…”, như¬ng đó là cả một quá trình tìm tòi, tiếp nối và phát huy của con ng¬ười. Ngày nay bút bi đ¬ược phân ra rất nhiều chủng loại, đa dạng về hình thức cũng nh¬ư hãng sản xuất. Bút bi không những đ¬ược sản xuất trong n¬ước mà còn đ¬ược nhập từ n¬ước ngoài. Nào là bút bi Nhật, bút bi n¬ước, bút chân to, bút chân nhỏ của các hãng Hồng Hà, Thiên Long, Bến Nghé.
Mỗi khi nhớ Giang, mình lấy bút bi ra ngắm nhìn. Từ đó mình nhận ra những đặc điểm của chúng. Tuy đa dạng như¬ng bút bi có những đặc điểm t¬ương tự nhau về cấu tạo. Bút bi có hình dáng bé nhỏ, cao từ 12 đến 15 xăng-ti-mét, đ¬ường kính ch¬ưa đến 1 xăng-ti-mét. Bút bi đ¬ược chia làm hai phần lớn là phần bên ngoài và phần trong. Phần ngoài là vỏ bút có nhiệm vụ bảo vệ, che chở cho phần trong. Vỏ bút làm bằng nhựa rất đẹp, nhiều kiểu dáng và màu sắc: Có những chiếc bút nhiều màu rực rõ nh¬ư sắc màu cầu vồng. Có những chiếc bút vỏ trong suốt, trong suốt nh¬ư giọt s¬ương mai đậu trên ngọn cỏ, có thể nhìn thấu tận bên trong. Phía trên bút có thể gắn những hình thù ngộ nghĩnh như¬ búp bê, gấu Misa, ngôi sao, bông hoa nh¬ư hai chiếc bút bi Nhật của chúng ta ấy. ở chỗ cầm bút, vỏ thon lại hoặc đ¬ược làm gồ ghề, xù xì để ta dễ cầm bút viết. Ngoài ra, vỏ bút còn có nút bấm, bộ phận gài hoặc nắp bút. Chúng là những bộ phận nhỏ bé nh¬ưng lại có công dụng rất quan trọng: Nút bấm, nắp bút dùng để bật, tắt bút, bộ phận gài giúp ta có thể gài bút ở sách vở. Phần trong là ruột bút. Ruột bút là một ống nhựa thẳng đứng, chứa đầy mực, bên d¬ưới đ¬ược bịt kín bằng một ngòi bi. Ngòi này có gắn một viên bi bé li ti, đư¬ờng kính ch¬a đến một mi-li-mét, mạ crôm. Khi tay ta viết trên giấy, viên bi xoay xoay kéo mực theo tạo thành nét viết. Cấu tạo của nó rất đơn giản phải không Giang nh¬ưng nhiều lúc mình lại rất khâm phục những con ng¬ười đã tạo ra và cải tiến bút.
Cách đây một thời gian, cũng lâu rồi, mình vào quán mua mấy chiếc bút bi. Về nhà, không hiểu bút tắc mực thế nào mà có cái không viết đ¬ược đều nét. Thế là từ đó, khi đi mua bút, mình “rút kinh nghiệm” chọn bút thật kỹ l¬ưỡng, viết thử ra giấy xem mực có ra đều không. Bút bi đơn giản, tiện lợi hơn bút lông, bút máy nh¬ưng không có nghĩa là đ¬ược sử dụng tuỳ tiện. Sau khi viết xong, ta phải đóng nắp, cất cẩn thận vào hộp, không đ¬ược vứt bừa bãi, lung tung, làm rơi bút xuống đất. Nh¬ư vậy sẽ rất dễ làm bút tắc mực, viết không đẹp và không sử dụng lâu dài đ¬ược.
“Bút bi tuy bé nhỏ nh¬ưng ích lợi của nó thì không hề nhỏ bé”. Câu nói của bạn thật đúng, Giang ạ! Bút bi cũng nh¬ư các loại bút khác, công dụng chủ yếu của nó là viết, ghi chép bài học, văn bản. Như¬ng cái khác là càng học lên cao, kiến thức cần tiếp thu càng nhiều, đòi hỏi về tốc độ viết cũng thay đổi nên bút bi là đồ dùng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đó mà không phải nghe một lời phàn nàn nào. Tuy nhiên, bút bi viết nhanh đ¬ược vì ngòi bi của nó trơn nh¬ưng đó cũng là điểm hạn chế của nó. Ta không thể sử dụng bút bi để cho các bạn luyện chữ đẹp đ¬ược.
Trên đời không có gì là hoàn hảo cả vì vậy mỗi loại bút lại đ¬ược sử dụng vào những công việc viết khác nhau. Giang còn nhớ những buổi học bọn con gái chúng mình đều lấy bút bi làm trâm cài tóc không? Đúng rồi! Trâm cài tóc của những cô học sinh là bút bi. Quà tặng, kỉ vật tuổi học trò cũng có thể là bút bi. Ngày nay bút bi đ¬ược bày bán rộng rãi với những kiểu dáng phong phú, giá cả hợp với tuổi học sinh. Viết bút bi, ta không phải bơm mực, làm mực dây bẩn lên sách vở, áo quần trắng tinh của học trò. Với một số ng¬ười, bút bi có tiện ích đến đâu cũng chỉ thế kia là hết. Nh¬ưng với chúng ta, bút bi không chỉ còn là một cây bút rẻ tiền, đ¬ược bày bán khắp nơi, chẳng chút giá trị. Nó đã trở thành một trong những hành trang quan trọng để ta vững tin b¬ước vào đời. Là một ng¬ười bạn, ng¬ười thầy rèn luyện tính nết, cung cấp tri thức cho ta. Là một thứ gì quý giá, là nhân chứng chứng kiến bông hoa tình bạn đẹp đẽ của chúng ta trong quá khứ và mãi mãi về sau…
Dù cuộc sống có vần xoay, thay đổi, ồn ào hơn nữa, khi con ng¬ười còn học tập, làm việc, bút bi vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Dù cuộc sống có thế nào, bạn vẫn phải giữ gìn cây bút bi. Đó chính là dấu hiệu để sau này chúng ta nhận ra nhau, cây bút bi màu mực tím. Và giờ đây, mình sẽ làm việc mà một năm trước mình đã làm: Gấp lá thư này thành một chiếc thuyền giấy rồi thả cho nó trôi mãi, trôi mãi theo dòng sông Hồng quê h¬ương để đến nơi bạn đang sống. Mình sẽ luôn mong đợi và tin t¬ưởng một ngày kia sẽ có một chiếc thuyền giấy nhẹ nhàng trôi đến, dù mình biết sẽ không bao giờ có chiếc thuyền như thế, sẽ không bao giờ có lá th¬ư hồi âm.
[/SIZE][/FONT] [FONT=.VnTime]
(Đỗ Thị Thu Hà - học sinh khóa 2006 -2010 ( lớp 8A1 Trường THCS 2 Thị trấn Thanh Ba)[/FONT]