Gió địa phương ở Việt Nam

  • Thread starter Thread starter vàng
  • Ngày gửi Ngày gửi

vàng

New member
Xu
0
GIÓ LÀO

Trong khí tượng có hiện tượng gió vượt đèo được gọi là "Fơn" (foehn): từ bên kia núi gió thổi lên (anabatic wind), không khí bị lạnh dần đi rồi ngưng kết nên chút bớt ẩm nhưng cũng thu thêm nhiệt do ngưng kết toả ra, sau khi qua đỉnh gió thổi xuống (katabatic wind) bên này núi, nhiệt độ của nó tăng dần lên do quá trình không khí bị nén đoạn nhiệt, vì vậy đến chân núi bên này gió trở nên khô và nóng hơn. Núi càng cao chênh lệch nhiệt độ càng lớn. (thí dụ với dãy núi cao 3km, nhiệt độ không khí bên kia núi là 10oC, sang chân núi bên này nhiệt độ đã lên tới 18oC, theo Nicholas M. Short, NASA).

Hiện tượng trên mỗi địa phương gọi mỗi tên khác nhau, “phơn” là tên gọi địa phương của thứ gió khô và nóng thổi trong các thung lũng của nước Áo và Thụy sĩ, ở phía bắc dãy núi An-pơ, ở tây nam nước Mỹ là "chinook", ở vùng giữa Alma-Ata và Frunze (Liên xô cũ) là "kastek", ở Việt Nam ta gọi là "gió Lào" (vì thổi từ Lào sang) hay gió tây khô nóng (gió có thể lệch tây). Gió khô nóng cũng là loại thời tiết nguy hiểm.

Gió ẩm, sau khi vượt qua một chướng ngại vật cao (dãy núi cao chẳng hạn) bị biến đổi tính chất, trở nên khô nóng hơn, và biến thành gió “phơn”. Quá trình biến đổi tính chất như trên của gió gọi là quá trình “phơn”.

Vật chướng ngại càng cao thì quá trình “phơn” càng mạnh, ở mỗi miền trên thế giới, gió “phơn” có tên gọi khác nhau (gió Lào ở Việt Nam, gió Chi-nuc ở Mỹ và Canada, gió Xanta Ana ở Califoocnia…)

Ở nước ta những nơi nào có gió “phơn” thổi?

Nước ta có lắm núi, nhiều đồi, gió thổi qua các miền đồi núi dù cao hay thấp đều biến thanh gió “phơn” cả.

Đặc biệt ở một số miền núi, có những loại gió “phơn” nổi tiếng mà chúng ta đều biết, như gió Than uyên thổi xuống cánh đồng Mường Than (huyện Than Uyên tỉnh Nghĩa Lộ, Tây Bắc), gió Ô quy hồ ở vùng Sapa. Nhưng điển hình nhất là gió Lào thổi trong một vùng rộng lớn về mùa hè từ Nghệ An đến cực Nam Trung bộ.

Nguồn gốc của gió Lào là gì?

Nguồn gốc của gió Lào chính là gió mùa mùa hè, mà thực chất là khối khí Ben-gan. Sau khi thổi qua lãnh thổ Campuchia và Lào, gió đã mất đi một phần hơi ẩm. Gặp dãy Trường Sơn, không khí bị đẩy lên cao và bị lạnh nên hầu hết hơi ẩm đều bị ngưng lại thành mưa trút xuống bên sườn phía Tây của dãy núi. Khi gió thổi sang bên sườn núi phía Việt Nam, gió trở nên khô và nóng, tức là “gió Lào”.

Nhưng động lực chủ yếu sinh ra gió Lào là vùng áp thấp thường hình thành ở miền Hoa nam, có khi trung tâm áp thấp nằm ngay ở đồng bằng Bắc bộ. Vùng áp thấp có tác dụng “gọi gió” hay “hút gió” vượt qua dẫy Trường Sơn. Vùng áp thấp này càng sâu thì gió Lào càng thổi mạnh, và có trường hợp tỏa rộng ra Bắc bộ, lên tới vùng Việt Bắc.

Trước khi gió Lào thổi thường có triệu chứng gì báo trước?

Trước khi gió Lào thổi, bầu trời thường trong xanh, gió yếu hay lặng gió. Trên nền trời chỉ có một vài vệt mây li ti. Chân trời phía Tây thường có mù khô màu vàng da cam, khí quyển rất trong có thể nhìn thấy một thứ nóng làm cho da mặt hầm hập như trong cơn sốt nhẹ. Tiết trời rất khô. Đó là bối cảnh báo trước sau một thời gian ngắn sẽ có gió Lào.

Đồng thời, nếu theo dõi diễn biến của các yếu tố khí tượng sẽ thấy như sau:

- Gió đổi hướng, yếu dần, rồi quay ngược chiều kim đồng hồ, chứng tỏ có vùng áp thấp đang ngự trị.

- Khí áp liên tục giảm xuống, khi nào mức giảm lớn nhất thì gió Lào sẽ thổi mạnh nhất.

- Tầm nhìn xa rất tốt.

Mùa gió Lào xảy ra vào thời gian nào?

Theo quy luật, ở miền Trung bộ, mùa gió Lào thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 4 đến trung tuần tháng 9, trong đó gió Lào thổi nhiều nhất vào tháng 6 và tháng 7, mỗi tháng trung bình có 7-10 ngày, trong đó 2-4 ngày gió Lào thổi mạnh. Gió Lào thường thổi thành từng đợt, đợt ngắn từ 2 đến 3 ngày, có đợt từ 10 đến 15 ngày, có đợt kéo dài tới 20-21 ngày.

Gió Lào là một dạng thời tiết đặc biệt về mùa hè ở Trung Bộ Việt Nam. Gió Lào thổi theo hướng Tây nam. Trong một ngày, gió Lào thường bắt đầu thổi từ 8-9 giờ sang cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều. Có khi gió Lào thổi liên tục suốt cả ngày đêm, có đợt kéo dài trong 10 ngày đêm liền. Khi có gió Lào thổi, nhiệt độ cao nhất trong ngày thường vượt quá 37oC và độ ẩm nhất trong ngày thường giảm xuống dưới 50%. Gió tây thổi từ tây qua đông dãy Trường Sơn gây ra gió khô nóng chủ yếu ở khu vực miền Trung nước ta, thường xảy ra vào tháng 4, 5 và 6 hàng năm, thành từng đợt, kéo dài trong nhiều ngày. Thời tiết trong những ngày này rất khô, độ ẩm có khi xuống 30%, và nóng, nhiệt độ có khi lên tới 43oC, bầu trời không một gợn mây, trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa, cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn. Các nơi khác ở nước ta cũng có gió khô nóng, song mức độ thấp hơn so với Trung bộ, nên để định lượng hoá hiện tượng gió khô nóng các nhà khí tượng nước ta đưa ra chỉ tiêu: ngày có nhiệt độ >35oC, độ ẩm <= 55% được xem là ngày có gió khô nóng.

ST
 
GIÓ THAN UYÊN


Gió Than Uyên (ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu) là thứ gió hanh khô, thổi khá mạnh vào đầu mùa lạnh ở vùng thung lũng Than Uyên thuộc Hoàng Liên Sơn. Gió đã lạnh lại quá khô làm cho da dẽ nứt nẻ người lao phổi sẽ sốt cao, khái huyết, rất khó chịu nên nhân dân đã có câu ví :

"Ruồi vàng, bọ chó ,gió Than Uyên"
Ý nói ba thứ đó gây khó chịu như nhau.

Gió Than Uyên chính là gió mùa đông bắc bị dãy Trường Sơn cản lại. Sườn bên Đông Trường Sơn thì lạnh mà sườn bên Tây thì nóng, nên gió tràn qua các đèo thấp lùa xuống thung lũng Than Uyên. Gió thường thổi vào tháng Mười Hai, tháng Giêng dương lịch, đặc biệt là vào buổi trưa.

ST
 
GIÓ CHƯỚNG

Gió chướng là thứ gió của miền Nam, thường thổi mạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hướng gió từ Đông đến Đông Nam tốc độ khoảng 6 – 7m/s, lúc mạnh có thể lên tới 11 – 17 m/s. Gió có hướng thổi ngược dòng sông Tiền, sông Hậu nên gặp lúc thuỷ triều lên dồn nước vào sâu trong sông đem theo cả mặn vào, ảnh hưởng đến lúa Đông xuân vùng ven biển…

Ngoài biển, gió chướng gây sóng to biển động trở ngại cho tàu bè đi lại. Vậy mà xưa kia thời Pháp thuộc, anh em tù chính trị ở Côn Đảo cứ đóng bè sẵn chờ mùa gió chướng để vượt ngục về hoạt động.

Mười thuyền vượt ngục thì có một hai cái về tới đất liền, còn thì bị sóng gió vùi thân đáy biển, hoặc bị địch lùng bắt lại …

Tuy nhiên mùa gió chướng vẫn là mùa những người tù Côn Đảo xưa kia mong đợi.

ST
 
GIÓ ĐẤT, GIÓ BIỂN

Ở vùng ven biển ban ngày khoảng từ 13 – 19 giờ gió thổi từ biển vào đất liền mát dượi. Đêm đến khoảng từ 19 giờ đến sáng hôm sau gió lại thổi từ đất liền ra biển.

Nguyên nhân là do ban ngày mặt nước biển nhận nhiệt chậm hơn trong đất liền, biển mát đất liền nóng nên gió thổi từ biển vào đất liền. Còn ban đêm, đất liền tỏ nhiệt nhanh, lạnh hơn mặt nước biển nên gió lại thổi từ đất liền ra biển.

Ngư dân thường lợi dụng loại gió này để dương buồm ra khơi vào lúc đêm về sáng và trở về bờ vào lúc buổi chiều.

ST
 
GIÓ CÁT

Ở ven biển nước ta gió đem cát vào xâm lấn đất trồng trọt thật mãnh liệt. Theo đường số một qua Đèo Ngang vào đến Ba đồn Quảng Khê là .đã thấy cát trắng trải mênh mông. Chổ bằng phẳng, chổ nhấp nhô rồi những đụn cát cao to, dài trông như những con đê. Qua Quảng Bình, Vĩnh Linh thì đã thấy cát như muốn trùm lên đường thiên lý. Suốt một quãng đường dài chừng 50 km, cát ăn sâu vào nội địa từng quãng, nông thì chừng 3 – 4 km, sâu thì tới 5 – 7 km, chiếm một diện tích rộng khoảng 17,500 ha.

Những cồn cát đang chuyển dần sâu vào trong nội địa, nhấp nhô trùng điệp trùn lên tất cả mọi vật ở đây. Các động thường cao từ 20 – 30 m, có động cát cao tới 70 m, nơi đây không một bóng cây xanh, chỉ lát đát đây đó vài cây cỏ gầy yếu, thưa thớt, vàng úa, những bông hoa mua tím nhỏ, khô khan, những cành cỏ quắn nhọn sắc.

Về mùa đông, gió mùa đông bắc lồng lộn các cồn cát, thổi cát vào sâu trong đất liền tạo thành cát đồng cát mới, phủ lên nhà cửa, ruộng vườn. Theo năm tháng cát đã vùi sâu biết bao đất trồng trọt màu mỡ.

Có nơi xưa kia là làng mạc trù phú thì nay là cồn cát trắng phau, cát đã dồn làng vào tới hai ba chục mét.

Hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ, mãnh đất phì nhiêu trù phú là thế mà nay cát đã trù phủ trắng 1 vùng phía Tây làm cho cảnh hoang vắng, điều hiu.

Những ngày hè, nắng chói loà trên biển cát, lại thêm gió Lào từ Trường Sơn thổi tới làm cho cả vùng khô nóng như rang. Gió cuốn cát trắng bay mù mịt, mang cái khô bỏng đốt cháy xém da thịt, táp heo lá cây.

Cát xâm lăn đất liền, lấp kín các lạch nước chảy ra biển làm thành những vùng nước úng ngay cạnh các đụn cát khô, Giữa các động cát này có 1 hồ nước gọi là hồ Thuỷ Ứ, xưa kia từng là 1 cánh đồng tươi tốt, có những lạch nước chảy ra biển sau khi cát lấp dần ứ lại thành 1 hồ nước ngọt rộng tới ba trăm rưởi hecta.

Gió cát ở suốt 1 dãi làng ven biển từ Quảng Bình đến Cửu Tùng là sự lấn chiếm của giặc cát vào đất đai phì nhiêu của con người. Nhân dân đã chống lại bằng cách trồng hững rừng phi lao ven biển. Gây được những cây phi lao đầu tiên sống được trên cát thật khó khăn, nhưng nhân dân ở đây đã thắng được thiên nhiên và giờ đây những vùng phi lao xanh đã như những bức thành cản gió, chắn cát bảo vệ phần đất đai màu mỡ nơi đây. Nhà thơ Nguyễn Bính qua đây đã viết :

"Cửa Tùng có xóm Cầu Ngang
Đường thông xanh, bến cát vàng quanh co"

ST
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top