Giáo dục yếu kém từ...nơi đâu?

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Vì sao bộ máy điều hành quản lý của Bộ GD và ĐT với bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ mà chất lượng GD càng ngày càng đi xuống?
"Thành công hay thất bại đều do khâu cán bộ tốt hay xấu"

Chưa bao giờ, giáo dục nước ta lại bị "mất thiêng" như thế trong con mắt của dư luận xã hội. Đương nhiên sự khủng hoảng, sự "rối tung" của GD bắt nguồn từ quản lý GD yếu kém. Đó không phải là sự phát hiện mới mẻ gì, mà chính là một nguyên nhân Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII đã chỉ ra, khi kết luận về 4 yếu kém của GD. Tiếc thay sự yếu kém về quản lý GD kéo dài hàng chục năm nay, và ngày càng có cơ sút giảm.

Nếu đặt câu hỏi công tác quản lý GD yếu kém bắt đầu từ đâu thì những người quan tâm đến GD sẽ thống nhất trả lời: Từ Bộ GD và ĐT- "Tổng hành dinh" của sự nghiệp trồng người. Vậy thì yếu kém về quản lý của Bộ GD và ĐT là ở những mặt nào?

Có nhiều mặt, song căn cứ vào lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Cán bộ là gốc của mọi công việc. Mọi việc thành công hay thất bại đều do nơi cán bộ tốt hay xấu", có thể thấy muốn vượt được những yếu kém trong công tác quản lý GD, thì cơ quan Bộ GD và ĐT phải thực sự ngang tầm nhiệm vụ- quản lý một hệ thống GD và ĐT vừa rộng về mạng lưới, vừa lớn về quy mô và có đặc thù nhiều cấp học, bậc đào tạo.

Điều đó đòi hỏi từ vị Bộ trưởng, Thứ trưởng, đến cán bộ cấp cục, vụ, viện và chuyên viên phải là những người có đủ tâm và tầm, để quản lý và chỉ đạo toàn ngành thực hiện có hiệu quả đường lối của Đảng, nhà nước về phát triển GD.

Nhưng nếu tính từ năm 1990, Bộ GD sáp nhập với Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề thành Bộ GD và ĐT, cho đến nay, thực tế cho thấy, Bộ trưởng là những cán bộ quản lý từ các trường đại học về, chưa kinh qua giảng dạy, quản lý GD phổ thông bao giờ, nên từ bố trí cán bộ đến sự chỉ đạo của Bộ dường như mang dấu ấn - nghiêng về GD đại học, trong khi GD phổ thông, GD dạy nghề bị coi nhẹ, mặc dù cũng có Thứ trưởng xuất thân từ giám đốc các sở GD và ĐT.

image001.jpg

Ảnh, tiengiang.gov.vn​

Đặc biệt, bộ phận dạy nghề dường như bị coi nhẹ, trôi nổi, và một kết cục tất yếu xảy ra: Dạy nghề được Chính phủ quyết định cho tách khỏi Bộ GD và ĐT, trở thành Tổng cục Dạy nghề. Cũng từ đó, công tác dạy nghề được quan tâm hơn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng mạnh mẽ góp phần đạt 40% tổng số lao động đang làm việc (đương nhiên chất lượng dạy nghề là một vấn đề khác).

Cũng có ý kiến cho rằng cần phải tái lập Bộ GD như trước đây để quản lý chỉ đạo về GD phổ thông? Trước tình trạng GD còn nhiều yếu kém gây bức xúc trong xã hội nhiều người đã lên tiếng: GD và ĐT phải có người "cầm cờ", theo nghĩa, người đó thực sự toàn tâm toàn ý vì sứ mệnh dạy người, vì tương lai của dân tộc này...

"Thần thiêng nhờ bộ hạ"

Nhân dân ta thường có câu: "Thần thiêng nhờ bộ hạ". Lý luận về quản lý cũng nói rằng thực chất của công tác quản lý là năng lực dùng người.

Sử sách nước ta có không ít câu chuyện về dùng người. Thái sư Tô Hiến Thành đời nhà Lý đã đề cử Trần Trung Tá thay mình khi ông qua đời chứ không cử Võ Tán Đường, mặc dù Võ Tán Đường là người thân cận hầu hạ ông. Rồi chuyện vua Quang Trung, chuyện Bác Hồ đã biết trọng dụng nhân tài như thế nào.

Nhưng ở thời kinh tế thị trường, dường như câu chuyện "dùng người" của các bậc tiền nhân thời dựng nước lại chỉ còn là chuyện "cổ tích". Bởi cách sử dụng đội ngũ cán bộ của xã hội ta hiện nay, dường như mang nặng hơi "kim tiền"(!), hoặc do những nguyên nhân nào đó, mà ta không tuyển được những người thực tài.

Và cũng do không phải lúc nào cũng "Thần thiêng nhờ bộ hạ" mà chính sách cán bộ của Bộ GD và ĐT mỗi thời mỗi khác, dẫn đến hệ lụy khác nhau.

Ở Bộ GD thời kỳ GS.TS Nguyễn Văn Huyên làm Bộ trưởng, các chuyên viên ở các cơ quan trực thuộc Bộ đều tuyển dụng từ các cán bộ quản lý GD giỏi ở cấp sở, cấp trường. Nhiều ông trưởng phó ty GD các tỉnh về Bộ làm chuyên viên như ông Trưởng ty GD Thanh Hóa, Trưởng ty GD Hà Nam, Trưởng ty GD Phú Thọ...

Bộ phận tổng hợp là thư ký cho Bộ, Thứ trưởng hầu hết là các cán bộ đã kinh qua giảng dạy và là hiệu phó, hiệu trưởng "cứng" của các trường cấp 3, nay gọi là trung học phổ thông, như ông Hiệu trưởng Trường cấp 3 Hùng Vương Phú Thọ, bà Hiệu phó Trường cấp 3 Chu Văn An, ông Hiệu trưởng Trường cấp 3 Cao Bằng...

Còn ở Bộ GD và ĐT hiện nay, ngay từ khi mới được sáp nhập, người ta đã thấy ông thư ký cho Bộ trưởng chưa từng dạy học ở một trường nào, ông trưởng phòng tổng hợp cũng được tuyển từ sinh viên chưa kinh qua giảng dạy ở bất kỳ cơ sở nào. Ở nhiều vụ chuyên môn cũng vậy, có nhiều chuyên viên chưa từng dạy học, chưa từng làm ở cơ sở, đương nhiên, chưa bao giờ hiểu thực tiễn GD.

Thế mà các vị đó cũng chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học, cũng viết sách hướng dẫn ôn tập, sách tham khảo. Có người phải hỏi: Đã dạy học bao giờ đâu mà hướng dẫn giáo viên? Cũng như muốn dạy người khác bơi, người đó phải biết bơi..."Bộ hạ" như vậy thì làm sao có "Thần thiêng" được đây?

Năm 2008, thanh tra Bộ Nội Vụ đã phát hiện từ năm 2002 - 2007 hàng trăm trường hợp cán bộ Bộ GD và ĐT đến tuổi về hưu nhưng vẫn tại vị từ vài tháng đến 10 năm. Trong số 873 đối tượng thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ có 449 trường hợp chiếm 57,1%.

Nếu khẩu hiệu của Bộ GD và ĐT đề ra, mỗi nhà giáo phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo, thì cơ quan Bộ phải là tấm gương sáng nhất cho hàng triệu giáo viên và hàng chục triệu học sinh, sinh viên noi theo.

Nhưng trái lại việc đối nhân xử thế, việc tranh giành quyền lực, không chịu về hưu hoặc ở lại tiếp tục làm...dự án, đã xảy ra ở ngay cơ quan Bộ, không những làm mất thêm tiền của nhà nước, cản trở chủ trương "trẻ hóa cán bộ lãnh đạo", còn tạo tư tưởng bất mãn trong cán bộ.
Vì sao bộ máy điều hành quản lý của Bộ GD và ĐT với bao nhiêu giáo sư tiến sĩ mà chất lượng GD càng ngày càng đi xuống?

Câu hỏi này, có lẽ vẫn là câu bỏ ngỏ!

Tác giả: Trần Nam Hà
VietnamNet

 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top