Giáo dục: sinh viên thụ động vì máy chiếu

nguyen thi hue

New member
Xu
0
Sinh viên thụ động vì “máy chiếu”
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học – kỹ thuật hiện đại, ngành giáo dục nước ta cũng có những thay đổi đáng kể: môi trường giảng dạy tốt hơn, trang thiết bị dạy học hiện đại, giảng viên cũng năng động hơn, phương pháp học được đổi mới…. Một trong những đổi mới lớn nhất của của giáo dục là áp dụng phương pháp trình chiếu slide vào giảng dạy. Đây là phương pháp đã gây rất nhiều tranh luận trong giới sinh viên trong thời gian qua.

Theo khảo sát ban đầu, khi đưa phương pháp này vào dạy học, phần lớn người học nhận thấy rất lạ, mới, hấp dẫn nhưng lại khó lòng tiếp cận ngay. Bởi đặc điểm của phương pháp trình chiếu slide, nó cho phép giáo viên có thể kết hợp các thao tác vừa chiếu, vừa diễn giải lý thuyết môn học cho sinh viên. Đồng thời nó trở thành món ăn tinh thần của thị giác thông qua các hiệu ứng chữ, hình ảnh minh họa bài giảng sẽ thay đổi không khí cho người xem. Và như thế ban đầu máy chiếu tạo ra cảm giác hứng thú cho học sinh nhất là vào những giờ học cẳng thẳng.
Nhưng ngược lạ lâu dần khi tiếp cận với máy chiếu, chúng ta rất dễ nhận ra những tác hại của nó hơn là những mặt tích cực. Đó là điều mà hầu hết tâm lý của sinh viên ngày nay khó lòng chấp nhận nổi.

Họ gọi đó là những phương pháp học “thiếu hiệu quả” và ít nhiều quay về theo cách học truyền thống theo kiểu “thầy đọc trò chép”, sinh viên trở thành những “thư ký trung thành” của máy chiếu. Bởi do quá phụ thuộc vào các bài thuyết trình và ít sử dụng những kỹ năng trao đổi trực tiếp, điều đó đồng nghĩa với việc làm giảm tính tương tác giữa sinh viên và giảng viên trên giảng đường và cũng chỉ làm cho sinh viên thêm chán ngán việc học mà thôi.

Bạn Lê Thị Thanh Thảo sinh viên năm nhất trường ĐH Sư Phạm HN cho biết: “ chúng em mới lên này học, khi bắt đầu học máy chiếu chúng em cảm thấy rất lạ và hụt hẫng. Với lượng kiến thức quá lớn mà thầy cô trình chiếu, em không tài nào chép bài kịp. Với em đây quả là một phương pháp học quá hiện đại, xa rời thực tiễn”.

Bạn Tuấn Anh sinh viên năm 4 ĐHQG HN cũng phản ánh: “ mình đã học 4 năm với máy chiếu rồi nhưng chưa bao giờ cảm thấy thỏa mãn cả, ngược lại cảm thấy rất nhàm chán, thụ động, nhanh quên. Nhiều lúc tụi mình chỉ dăm chiêu tập trung nhìn trên màn hình máy chiếu mà không tập trung nghe giảng nên về nhà xem lại bài chẳng hiểu gì hết!. Mình muốn thực hành nhiều hơn là phải ngồi ghi chép, nghe giảng theo kiểu thế này”.

Một thực tế đáng ngại hiện nay là hầu hết các trường THCS và các trường ĐH thay vì viết bảng đã đưa máy chiếu vào giảng dạy theo kiểu thiết lập các slide đầy chữ, ép sinh viên phải chép một cách thần tốc. Đó là những sai lầm của giáo viên khi truyền đạt kiến thức cho học sinh. Họ phần lớn chỉ quan tâm tới việc, có dạy hết bài học hay không, mà không cần chú ý đến lượng kiến thức tiếp thu của sinh viên ra sao. Vì thế hậu quả là sinh viên họ tự nhận thấy mình là những “ chiếc máy ghi chép biết nói”, “đầy tớ trung thành” cho những chiếc máy chiếu kia. Và với những cách đào tạo sinh viên như vậy thì chỉ mấy năm nữa đất nước ta sẽ đồng loạt sinh ra đội ngũ “hiền tài thụ động” mà thôi.

Chị Lê Thị Thanh một phụ huynh ở Hà Nội cho hay: “ tôi cảm thấy không hài lòng với cách giảng dạy như hiện nay của các trường ĐH, CĐ. Là bậc cha mẹ tôi rất quan tâm tới việc học hành của con cái, gần đây rất nhiều lần cháu có than vãn với tôi về cách dạy học bằng slide của giảng viên. Với lượng kiến thức quá nhiều lại gói gọn trong thời lượng có hạn vì thế các thầy cô giảng dạy theo kiểu lướt bài. Mặc dù xem vở của cháu ghi chép bài khá đầy đủ nhưng khi kiểm tra, cháu chỉ nắm được khoảng 50 – 60 % kiến thức thực tế. Vì thế tôi hy vọng rằng trong tương lai Bộ giáo dục sẽ sớm đưa ra những phương pháp giảng dạy tốt, hiệu quả hơn”.
Mặc dù phương pháp giảng dạy như hiện nay còn nhiều bất cập nhưng không phải vì thế mà chúng ta loại bỏ, triệt tiêu hoàn toàn những cách học này.

Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy mối người thầy, người cô hãy cố gắng đưa ra những cách học mới lạ và thật hiệu quả như: kết hợp trình chiếu với việc tăng cường trao đổi ý kiến với học sinh của mình, có thể giảng dạy bằng bảng phấn nếu có thể…..bởi thể hệ trẻ họ luôn mong mỏi rằng “ kiến thức nên đi đôi với thực tiễn” “ học đi đôi với hành”.

Qua những tồn tại thực tiễn như trên đã đặt ra cho ngành giáo dục nước ta những vấn đề đáng nói: nếu cứ tiếp tục duy trì phương pháp dạy học như hiện nay liệu rằng sinh viên họ có thể tiếp tục chấp nhận được không? và nền thực tiễn giáo dục Việt Nam sẽ ra sao? Đó là một bài toán chưa có lời giải đáp!

Thực hiện: Nguyễn Thị Huệ
Lớp Báo IN K30A1
Học Viện Báo Chí Tuyên Truyền
 
Huệ chủ quan khi viết: "Đó là một bài toán chưa có lời giải đáp!" Điều gì cũng đừng vội khẳng định. Nếu dùng máy chiếu thì nhìn chung không nên đọc chép. Giáo viên phải đảm bảo cho SV phô tô bài giảng của mình. Và như vậy còn cần gì đọc chép lại kiến thức đã có trong bài giảng. Giáo viên yêu cầu SV theo dõi, đánh dấu trên bài giảng đã phô tô. Nếu cần chép thì GV đọc cho SV chép tiêu đề, một số ý khái quát, hoặc SV tự ghi một số ý thấy cần chép. Tôi là giáo viên đã sử dụng máy và nghiên cứu vấn đề này 6 năm rồi. Cần thì bạn có thể trao đổi với tôi qua Email thanhquangnb@gmai.com
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top