Giáo án "Hai đứa trẻ" (Tiết 1)

Những thanh âm trong trẻo của miền ký ức tuổi thơ luôn tạo được âm vang lớn trong lòng mỗi chúng ta. Tuổi thơ ấy dẫu có khó khăn, vất vả, cực nhọc nhưng chất chứa đầy kỉ niệm đáng nhớ. Đọc tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam, ta như ngược thời gian trở về quá khứ, sống với mảnh đất nơi phố huyện Cẩm Giàng yên bình, nhẹ nhàng. Để biết được rõ nét hơn về khung cảnh phố huyện nghèo cùng cuộc sống của người dân nơi đây, VNK xin gửi tới quý bạn đọc Giáo án "Hai đứa trẻ" (Tiết 1).

Pink Clouds Cute Cosmic General Twitch Banner (3).png


Tiết 34

Hai đứa trẻ

- Thạch Lam-

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

a/ Nhận biết: Nêu được tiểu sử tác giả, hoàn cảnh sáng tác, phong cách nghệ thuật của nhà văn…

b/ Thông hiểu: Hiểu được sự cảm thông sâu sắc của Thạch Lam đối với cuộc sống quẩn quanh, buồn tẻ của những kiếp người nghèo phố huyện và sự trân trọng của nhà văn trước những mong ước của họ về cuộc sống tươi sáng hơn.

c/ Vận dụng thấp: Thấy được một vài hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử xã hội để lí giải nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học.

d/ Vận dụng cao: Vận dụng hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử xã hội để lí giải nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học.

2. Kĩ năng

- Biết làm bài đọc hiểu về truyện ngắn của Thạch Lam.

- Kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.

- Thông thạo sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

3. Thái độ

- Hình thành thói quen: Đọc hiểu văn bản.

- Hình thành tính cách: Tự tin khi trình bày kiến thức về truyện ngắn của Thạch Lam.

- Hình thành nhân cách: Có tinh thần nhân ái, cảm thông với những mảnh đời trẻ thơ bất hạnh, trân trọng với khát vọng của con người.

- Bồi dưỡng tình cảm yêu nước, trách nhiệm với cuộc sống, nỗ lực cố gắng hướng về tương lai tốt đẹp hơn.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề: Lí giải hiện tượng đời sống được thể hiện qua tác phẩm: Hiện tượng sống mòn mỏi, bế tắc; học sinh thể hiện được quan điểm cá nhân khi đánh giá hiện tượng đời sống.

- Năng lực sáng tạo: HS xác định và hiểu được những ý tưởng mà Thạch Lam muốn gửi gắm. Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.

- Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hoạt động thảo luận nhóm.

- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: HS giao tiếp cùng tác giả qua văn bản, nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt.

- Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ: HS cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ văn học- tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Thạch Lam; biết rung động trước đời sống nghèo nàn nơi phố huyện; nhận ra những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm…

B. PHƯƠNG TIỆN

1. Giáo viên


- Phương tiện, thiết bị:

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ văn 11, thiết kế bài học.

+ Máy tính, máy chiếu, loa,..

2. Học sinh

SGK, bài soạn.

C. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Hình thức


- Dạy học cả lớp.

- Dạy học theo nhóm.

2. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.

3. Kĩ thuật dạy học: Hỏi đáp, động não, hỏi chuyên gia,…

D. TIẾN TRÌNH BÀY HỌC

1. Ổn định lớp:


LớpNgày dạySĩ sốGhi chú
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ trong phần khởi động

3. Bài mới

* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS trước khi vào bài học mới.

- Thời gian: 5 phút.

- Hình thức tổ chức: GV cho HS xem video ngắn chuyển thể tác phẩm 1977 vlog về tác phẩm “Hai đứa trẻ”. Sau đó, GV gợi dẫn vào bài.


* HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV- HS
Kiến thức cần đạt
Thao tác 1: Tìm hiểu về tác giả
- Mục tiêu: Giúp HS hình thành hệ thống tri thức nền về tác giả và đặc điểm sáng tác của Thạch Lam.
- Thời gian: 5 phút.
- Kĩ thuật dạy học: Hỏi chuyên gia.
- Hình thức tổ chức dạy học: GV cho học sinh làm việc cá nhân.
- Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Lớp học chia thành 3 nhóm.
- Chọn 1 HS chuẩn bị nội dung phần tác giả, tác phẩm, là chuyên gia của giờ học.
- GV cho HS mỗi nhóm thực hiện 3 câu hỏi về tác giả, tác phẩm trong khoảng thời gian mỗi nhóm 3 phút hỏi và trả lời.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- Dự kiến các câu hỏi như sau:
1. Chuyên gia hãy cho biết về thân thế của Thạch Lam?
2. Chuyên gia có thể giới thiệu ngắn gọn về sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam? Giới thiệu tên các tác phẩm?
3. Chuyên gia hãy đánh giá về vị trí của Thạch Lam trong văn học dân tộc?
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện
Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

























Thao tác 2: Tìm hiểu về tác phẩm

- Mục tiêu : Giúp học sinh hình thành các tri thức về tác phẩm “Hai đứa trẻ”.
- Thời gian: 7 phút.
- Kĩ thuật: Hỏi- đáp.
- Hình thức tổ chức dạy học : GV cho học sinh làm việc cá nhân tại lớp.
- Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
1. Em hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm?
2. Bối cảnh truyện ở đâu? Nơi ấy có ý nghĩa như thế nào đối với sáng tác của nhà văn?
3. Em biết gì về vị trí địa lí của Cẩm Giàng? (Tích hợp địa lí)
4. “Hai đứa trẻ” có cốt truyện hay không? Từ đó định hướng bố cục của văn bản?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kế quả thực hiện
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
GV tích hợp kiến thức địa lí, lịch sử để hiểu thêm về quê ngoại của Thạch Lam- nơi để lại dấu ấn trong truyện “Hai đứa trẻ”:
Thao tác 3: Đọc một đoạn văn bản

- Mục tiêu : Định hướng các đọc tác phẩm cho HS.
- Thời gian: 3 phút.
- Hình thức tổ chức dạy học : GV cho học sinh làm việc cá nhân tại lớp.
- Các bước thực hiện:

+ Bước 1: GV gọi đọc một HS đọc văn bản tác phẩm trong khoảng 1 phút (khoảng 1trang hoặc cảnh chiều tàn).
+ Bước 2: Định hướng cách đọc: Giọng đọc chậm, buồn thương, nhẹ nhàng, chú ý diễn tả tâm trạng của nhân vật Liên.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a. Thân thế

- Thạch Lam (1910-1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân.
- Quê: sinh ra ở Hà Nội. Thuở nhỏ, sống ở quê ngoại- phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương (sau này trở thành không gian nghệ thuật trong các tác phẩm của nhà văn).
- Gia đình:
+ Sinh ra trong một gia đình công chức gốc quan lại.
+ Là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo. Cả ba người là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.
- Thời đại:
+ Xã hội thực dân nửa phong kiến làm biến đổi xã hội theo hướng hiện đại về kinh tế, cơ cấu xã hội, văn hóa
+ Trước Cách mạng tháng Tám 1945 xuất hiện hai trường phái văn học là Thơ Mới và Tự lực văn đoàn. Khi đó cũng Thạch Lam là một trong những cây bút tiêu biểu nhất của nhóm Tự lực văn đoàn cùng với Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo.
- Cuộc đời:
+ Ngắn ngủi, tài hoa bạc mệnh, mất sớm khi 32 tuổi.
+ Điềm đạm, nồng hậu và rất tinh tế.
+ Nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu quê hương.
b. Sự nghiệp sáng tác
- Thể loại: Sở trường về truyện ngắn. Các tác phẩm tiêu biểu: “Gió đầu mùa” (1937), “Nắng trong vườn”(1938), “Sợi tóc” (1942), “Ngày mới” (1939), “Theo dòng” (1941), “Hà Nội ba sáu phố phường” (1943), ...
- Nội dung sáng tác: Viết về khung cảnh làng quê bùn lầy nước đọng, những phố chợ tồi tàn với một bầu trời ảm đạm của tiết đông mưa phùn gió bấc, những khu phố ngoại ô nghèo khổ, buồn, vắng …
- Nghệ thuật:
+ Truyện không có cốt truyện.
+ Nhà văn quan tâm đến diễn biến tâm lí, đời sống nội tâm nhân vật.
+ Ngôn ngữ giàu chất thơ.
=> Thạch Lam đã mang tới những đóng góp không nhỏ trong quá trình hiện đại hóa văn học trên phương diện ngôn ngữ và mang dấu ấn rất riêng của cây bút lãng mạn, giàu xúc cảm và tài hoa.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ

- Trích trong tập “Nắng trong vườn” (1938).
Tiêu biểu cho truyện ngắn của Thạch Lam, kết hợp giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn.
- Bối cảnh truyện: quê ngoại của tác giả- phố huyện, ga xép Cẩm Giảng, tỉnh Hải Dương.
b. Nội dung
Qua bức tranh phố huyện và hình ảnh đường tàu, Thạch Lam thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện.



















* HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: GV giúp HS hệ thống lại kiến thức của bài dạy.

- Thời gian: 5 phút.

- Hình thức tổ chức dạy học: GV cho HS hoàn thiện phiếu học tập tại lớp.

- Các bước thực hiện:


+ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

Câu hỏi 1:
Sức hấp dẫn của truyện Thạch Lam chủ yếu toát ra từ đâu?

a. Tình huống, sự kiện b. Tính cách, số phận nhân vật

c. Các xung đột d. Thế giới nội tâm của nhân vật.

Câu hỏi 2: Đặc điểm của truyện ngắn Thạch Lam là gì?

a. Truyện mang nhiều yếu tố kì ảo b. Truyện có tình huống truyện độc đáo

c. Truyện không có cốt truyện d. Truyện có cấu trúc tam đoạn luận

Câu hỏi 3: Ngôn ngữ truyện Thạch Lam mang đặc điểm?

a. Ngôn ngữ hàm súc b. Ngôn ngữ cô đọng

c. Ngôn ngữ địa phương d. Ngôn ngữ giàu chất thơ

Câu hỏi 4: Hai đứa trẻ là sự kết hợp của hai yếu tố?

a. Tưởng tượng và kì ảo b. Hiện thực và lãng mạn

c. Hiện thực và kì ảo d. Tưởng tượng và hiện thực



* HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: GV giúp HS vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào cuộc sống.

- Kỹ thuật dạy học: Động não.

- Hình thức dạy học: GV cho HS làm việc nhóm tại lớp.

- Thời gian: 10 phút.

- Các bước thực hiện:


Bước 1: GV giao nhiệm vụ

Qua sự cảm thương của Thạch Lam trước những số phận nghèo khổ nơi phố huyện, em có suy nghĩ gì về tình thương giữa người với người trong cuộc sống hiện nay?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện

Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức


- Khái niệm: Tình thương là một khái niệm chỉ một thứ tình cảm vô cùng đẹp đẽ của con người cả về hành động lẫn tâm hồn. Luôn yêu thương và đùm bọc nhau một cách chan hòa và thắm thiết.

- Biểu hiện: Có thể là một lời nói, cử chỉ quan tâm, ân cần hay hành động to lớn. Tất cả xuất phát từ tình thương, từ chữ Tâm trong mỗi con người, chứa đựng cả tình yêu và tình thương.

+ Sự giúp đỡ, đùm bọc giữa người với người.

+ Sự hi sinh vì người khác.

- Ý nghĩa:

+ Sống đoàn kết, cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

+ Tình yêu thương của bạn có thể là niềm hạnh phúc, tiếp thêm động lực cho người khác. Được ví như sơi dây vô hình kết nối những trái tim, những con người xa gần lại với nhau.

+ Tình yêu thương giúp con người ta trở nên vững tin hơn, mạnh mẽ hơn. Mang đến cho người ta động lực vượt qua gian khổ.

- Bài học: Sống yêu thương, quan tâm đến mọi người xung quanh, sống biết tha thứ,…

- Phê phán: Sống vô cảm, vị kỉ, sống thực dụng, mưu mô,…



* HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

  • Mục tiêu: GV định hướng cho học sinh tìm hiểu các kiến thức mở rộng, ngoài sách vở.
  • Thời gian:5 phút.
  • Hình thức tổ chức dạy học: GV nêu nhiệm vụ, cho HS về nhà thực hiện.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ

  • + Tìm hiểu bức tranh phố huyện lúc chiều tàn và lúc đêm khuya.
  • + Tìm và ghi chép một số nhận định văn học của Thạch Lam.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện

Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức


- Tra cứu tài liệu trên mạng, trong sách tham khảo.



PHIẾU BÀI TẬP

Bài: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)


Họ và tên: …………………………………….

Lớp:……



Câu hỏi 1:
Sức hấp dẫn của truyện Thạch Lam chủ yếu toát ra từ đâu?

a. Tình huống, sự kiện b. Tính cách, số phận nhân vật

c. Các xung đột d. Thế giới nội tâm của nhân vật.

Câu hỏi 2: Đặc điểm của truyện ngắn Thạch Lam là gì?

a. Truyện mang nhiều yếu tố kì ảo b. Truyện có tình huống truyện độc đáo

c. Truyện không có cốt truyện d. Truyện có cấu trúc tam đoạn luận

Câu hỏi 3: Ngôn ngữ truyện Thạch Lam mang đặc điểm?

a. Ngôn ngữ hàm súc b. Ngôn ngữ cô đọng

c. Ngôn ngữ địa phương d. Ngôn ngữ giàu chất thơ

Câu hỏi 4: Hai đứa trẻ là sự kết hợp của hai yếu tố?

a. Tưởng tượng và kì ảo b. Hiện thực và lãng mạn

c. Hiện thực và kì ảo d. Tưởng tượng và hiện thực

Hy vọng với bài Giáo án "Hai đứa trẻ" giúp quý bạn đọc có thêm một góc tiếp cận với tác phẩm "Hai đứa trẻ" qua bài giáo án định hướng phát triển năng lực mà chúng tôi biên soạn.
Chi tiết giáo án trong file đính kèm.
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:
Những thanh âm trong trẻo của miền ký ức tuổi thơ luôn tạo được âm vang lớn trong lòng mỗi chúng ta. Tuổi thơ ấy dẫu có khó khăn, vất vả, cực nhọc nhưng chất chứa đầy kỉ niệm đáng nhớ. Đọc tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam, ta như ngược thời gian trở về quá khứ, sống với mảnh đất nơi phố huyện Cẩm Giàng yên bình, nhẹ nhàng. Để biết được rõ nét hơn về khung cảnh phố huyện nghèo cùng cuộc sống của người dân nơi đây, VNK xin gửi tới quý bạn đọc Giáo án "Hai đứa trẻ" (Tiết 2).

Pink Clouds Cute Cosmic General Twitch Banner (3).png

Tiết 35

Hai đứa trẻ
- Thạch Lam-

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
a/ Nhận biết: Nêu được tiểu sử tác giả, hoàn cảnh sáng tác, phong cách nghệ thuật của nhà văn…
b/ Thông hiểu: Hiểu được sự cảm thông sâu sắc của Thạch Lam đối với cuộc sống quẩn quanh, buồn tẻ của những kiếp người nghèo phố huyện và sự trân trọng của nhà văn trước những mong ước của họ về cuộc sống tươi sáng hơn.
c/ Vận dụng thấp: Thấy được một vài hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử xã hội để lí giải nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học.
d/ Vận dụng cao: Vận dụng hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử xã hội để lí giải nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng
- Biết làm bài đọc hiểu về truyện ngắn của Thạch Lam.
- Kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Thông thạo sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
3. Thái độ
- Hình thành thói quen: Đọc hiểu văn bản.
- Hình thành tính cách: Tự tin khi trình bày kiến thức về truyện ngắn của Thạch Lam.
- Hình thành nhân cách: Có tinh thần nhân ái, cảm thông với những mảnh đời trẻ thơ bất hạnh, trân trọng với khát vọng của con người.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu nước, trách nhiệm với cuộc sống, nỗ lực cố gắng hướng về tương lai tốt đẹp hơn.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề: Lí giải hiện tượng đời sống được thể hiện qua tác phẩm: Hiện tượng sống mòn mỏi, bế tắc; học sinh thể hiện được quan điểm cá nhân khi đánh giá hiện tượng đời sống.
- Năng lực sáng tạo: HS xác định và hiểu được những ý tưởng mà Thạch Lam muốn gửi gắm. Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.
- Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hoạt động thảo luận nhóm.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: HS giao tiếp cùng tác giả qua văn bản, nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt.
- Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ: HS cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ văn học- tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Thạch Lam; biết rung động trước đời sống nghèo nàn nơi phố huyện; nhận ra những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm…
B. PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên

- Phương tiện, thiết bị:
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ văn 11, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa,..
2. Học sinh
SGK, bài soạn.
C. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Hình thức

- Dạy học cả lớp.
- Dạy học theo nhóm.
2. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.
3. Kĩ thuật dạy học: Hỏi đáp, động não, hỏi chuyên gia,…
D. TIẾN TRÌNH BÀY HỌC
1. Ổn định lớp:


LớpNgày dạySĩ sốGhi chú
11a2
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ trong phần khởi động
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS trước khi vào bài học mới, kiểm tra kiến thức cũ của học sinh.
- Phương pháp: Tổ chức trò chơi đua xe
- Thời gian: 5 phút.
- Cách thức tổ chức: GV chia lớp thành 3 nhóm chơi trò chơi đua xe tại lớp. GV đưa ra câu hỏi, từng đội sẽ tham gia. Với mỗi đáp án đúng, xe của đội bạn sẽ được di chuyển tiến về phía trước. Đội nào về đích sớm nhất sẽ là đội chiến thắng.

1. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là của tác giả nào sau đây?
A. Vũ Trọng Phụng B. Nam Cao
C. Thạch Lam D. Nguyễn Công Hoan
2. Dòng nào sau đây nói đúng năm sinh và năm mất của Thạch Lam?
A. Sinh năm 1910, mất năm 1942.
B. Sinh năm 1915, mất năm 1951.
C. Sinh năm 1918, mất năm 1966
D. Sinh năm 1912, mất năm 1939.
3. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, trích từ tập nào của ông?
A. Hà Nội băm sáu phố phường.
B. Gió đầu mùa
C. Nắng trong vườn
D. Theo dòng
4. Thạch Lam là thành viên của nhóm văn học nào sau đây?
A. Nhân văn giai phẩm
B. Phong trào Thơ mới
C. Tự lực Văn đoàn
D. Hội Tao Đàn
5. Thạch Lam thành công nhất với thể loại văn học nào?
A. Phóng Sự B. Truyện ngắn
C. Tiểu thuyết D. Tuỳ bút
6. Phong cách nghệ thuật tạo nên sự đặc sắc trong truyện ngắn của Thạch Lam là:
A. Điềm tĩnh và nhẹ nhàng.
B. Thi vị và lãng mạn
C. Hiện thực và trữ tình, thi vị.
D. Hiện thực và siêu thực
7. Dòng nào sau đây nhận định không chính xác về Thạch Lam
A. Thạch Lam ở mảng phóng sự, nhưng là cây bút tài hoa khi viết tiểu thuyết diễm tình.
B. Hai yếu tố “Hiện thực” và “Trữ tình, thi vị” luôn đan cài, xen kẽ vào nhau tạo nên nét đặc thù, đặc sắc khó lẫn trong phong cách nghệ thuật của ông.
C. Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện đặc biệt. Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương.
D. Ông đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế.
Đáp án:

1. C 2. A 3.C 4.C 5.B 6.C 7.A


* HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC


Thao tác 1: Đọc hiểu bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn

- Mục tiêu: GV giúp HS hình thành kiến thức về bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm. GV chia lớp thành 3 nhóm, thống nhất như hoạt động trên.
- Kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm
- Thời gian: 5 phút.
- Các bước thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Câu hỏi thảo luận:

1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn được nhìn qua các phương diện âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đường nét như thế nào?
2. Cảnh chợ tàn được nhà văn miêu tả qua các chi tiết, hình ảnh nào? Phiên chợ ấy gợi cho em những suy nghĩ gì về đời sống phố huyện?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, chốt ý


Thao tác 2: Đọc hiểu bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc đêm khuya

- Mục tiêu: GV giúp HS hình thành kiến thức về bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc đêm khuya.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm. GV chia lớp thành 3 nhóm, thống nhất như hoạt động trên.
- Kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm
- Thời gian: 5 phút.
- Các bước thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Câu hỏi thảo luận:

Bức tranh thiên nhiên lúc đêm khuya được miêu tả như thế nào? Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối có ý nghĩa gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, chốt ý















Thao tác 3: Đọc hiểu bức tranh phố huyện qua bức tranh cuộc sống

- Mục tiêu: GV giúp HS hình thành kiến thức về bức tranh thiên nhiên qua hình ảnh những kiếp người
- Phương pháp: GV cho HS làm việc cá nhân tại lớp.
- Kĩ thuật dạy học: Hỏi- đáp
- Thời gian: 5 phút.
- Các bước thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Câu hỏi thảo luận:

Những kiếp người nơi phố huyện được nhà văn Thạch Lam miêu tả ra sao? Em có nhận xét gì về cuộc sống nơi đây?( Lúc chiều tàn, lúc đêm khuya)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, chốt ý

- GV lưu ý thêm về nội dung (nếu có)
+ Tích hợp Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2014, trong đó có các quyển dành cho trẻ en như:
Điều 16: Quyền được học tập.
Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch.

II. ĐỌC – HIỂU
1. Bức tranh phố huyện

a. Bức tranh thiên nhiên
* Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tàn

- Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không gọi chiều về.
+ Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng
+ Tiếng muỗi vo ve “Tiếng trống thu không …trên nền trời”).
- Hình ảnh, màu sắc:
+ “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”
+ “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”.
- Đường nét: dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.
=> Cảnh vật gần gũi, quen thuộc.
- Cảnh chợ tàn:
+ Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất.
+ Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.
=> Cuộc sống tàn tạ, héo úa, kém sức sống
- Câu văn: dịu êm, nhịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu, uyển chuyển, tinh tế. Người đọc nhìn, nghe, xúc cảm trước một bức tranh quê rất Việt Nam.
=> Bức họa đồng quê quen thuộc, bình dị, thơ mộng, gợi cảm, mang cốt cách Việt Nam.
* Bức tranh thiên nhiên lúc đêm khuya
- Phố huyện về đêm ngập chìm trong bóng tối:
+ “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”.
+ “Tối hết con đường thăm thẳm ra sông con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”.
=> Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của những con người nơi phố huyện.
- Ánh sáng của sự sống hiếm hoi, bé nhỏ.
=> Đó là thứ ánh sáng yếu ớt, le lói như những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện.
- Sự tương phản:
+ Ánh sáng và bóng tối:
  • Bóng tối: Theo nghĩa thực là của phố huyện trong thời khắc chiều muộn và đêm khuya; theo nghĩa tinh thần là nỗi buồn đang lan toả, thấm thía và trĩu nặng dần trong tâm hồn nhân vật.
  • Ánh sáng: Theo nghĩa thực là của thiên nhiên( ráng chiều, vì sao đom đóm) và của cuộc sống con người ( các loại đèn, bếp lửa); theo nghĩa tinh thần là hồi quang kí ức về một thiên đường đã mất và niềm hi vọng dù le lói, mong manh.
+ Quá khứ và hiện tại:
  • Quá khứ đẹp đẽ, sung túc của hai chị em Liên- An.
  • Hiện tại đơn điệu, nghèo nàn, quẩn quanh nơi phố huyện.
=> Đó là sự đối lập, tương phản giữa cuộc đời thường nhật và khát vọng trong tâm hồn con người.

b. Bức tranh cuộc sống
* Nhịp sống lúc chiều tàn

+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ.
+ Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.
+ Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.
+ Bác Siêu với gánh hàng phở- một thứ quà xa xỉ.
+ Gia đình bác Xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.
=> Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo.
* Nhịp sống lúc đêm khuya
- Vẫn những động tác quen thuộc:
+ Chị Tí dọn hàng nước.
+ Bác Siêu hàng phở thổi lửa.
+ Gia đình bác Xẩm “ngồi trên manh chiếu rách, cái thau sắt để trước mặt”, “Góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bần bật trong im lặng”
+ Liên, An trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu.
=> Sống quẩn quanh, đơn điệu không lối thoát.
- Vẫn suy nghĩ và mong đợi như mọi ngày: Mong những người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ vào hàng uống bát chè tươi và hút điếu thuốc lào.
- Vẫn mơ ước: “chừng ấy người trong bóng tối đang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ”.
=> Ước mơ mơ hồ: tình cảnh tội nghiệp của những người sống mà không biết số phận mình sẽ ra sao.
=> Giọng văn: chậm buồn, tha thiết thể hiện niềm cảm thương của Thạch Lam với những người nghèo khổ.
=> Sự cảm nhận tinh tế của Liên.
=> Giá trị hiện thực: Bức tranh phố huyện tăm tối, đơn điệu và thiếu sự sống.

* HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: GV giúp HS hệ thống lại kiến thức bài học

- Kĩ thuật dạy học: Hỏi- đáp.

- Thời gian: 5 phút.

- Hình thức tổ chức dạy học: GV cho HS chơi trò chơi hái hoa dân chủ, có thể có quà tặng.

- Các bước thực hiện:


+ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra câu hỏi cho HS

Câu hỏi 1:  Âm thanh nào trong các âm thanh sau được miêu tả ở truyện Hai đứa trẻ có sức vang ngân, xao xuyến và náo nức nhất đối với những tâm hồn trẻ thơ nơi phố huyện?

a. Tiếng trống b. Tiếng đàn bầu

c. Tiếng ếch nhái d. Tiếng còi tàu

Câu hỏi 2: Trước những kiếp người nơi phố huyện, Thạch Lam đã thể hiện tình cảm gì?

a. Đồng cảm, xót thương b. Vui vẻ, niềm nở

c. Hối hận, đau xót d. Vui vẻ, đợi chờ

Câu hỏi 3: Đoạn văn mở đầu Hai đức trẻ:

“ Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đem lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời” đã tạo hiệu quả gì rõ nhất trong việc mở ra bức tranh tâm trạng nhân vật?

a. Nhịp điệu chiều hôm vang ngân trong tâm hồn nhân vật Liên.

b. Ánh sáng, màu sắc chiều hôm lấp lánh trong tâm hồn Liên.

c. Đường nét, hình khối chiều hôm chập chờn trong tâm hồn Liên.

d. Hình ảnh, không gian chiều hôm ám ảnh trong tâm hồn Liên.

Câu hỏi 4: Trong truyện Hai đứa trẻ có nhiều hình ảnh tương phản. Sự tương phản nào gây ấn tượng rõ nhất về tình trạng sống mòn mỏi, le lói của con người nơi phố huyện?

a. Ánh sáng của đoàn tàu và ánh sáng đèn con của chị Tí

b. Thế giới phố huyện và “một chút thế giới khác”.

c. Ánh sáng và bóng tối thuộc về đêm nơi phố huyện.

d. Hình ảnh vũ trụ bao la và hình ảnh những con người bé nhỏ.

* HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: GV giúp HS vận dụng kiến thức đã học để phân tích bút pháp tương phản của truyện.

- Kĩ thuật: Động não

- Hình thức dạy học: GV cho học sinh làm việc cá nhân tại lớp.

- Thời gian: 10 phút.

- Các bước thực hiện:


Bước 1: GV giao nhiệm vụ

Hình ảnh nào xuất hiện trở đi trở lại và đi vào giấc ngủ của Liên? Nêu ý nghĩa của hình ảnh ngọn đèn ấy?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện

Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức


- Ánh sáng ngọn đèn con chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lí.
- Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại: mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh, nhỏ nhoi đầy bế tắc, buồn chán của chị em Liên,…; cho kiếp người vô danh, vô nghĩa, sống lam lũ, vật vờ,…trong cái đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
=> Niềm đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với số phận con người, đặc biệt là số phận người nông dân trước 1945. Đồng thời đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.

* HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
  • Mục tiêu: GV định hướng cho học sinh tìm hiểu các kiến thức mở rộng, ngoài sách vở.
  • Thời gian:5 phút.
  • Hình thức tổ chức dạy học: GV nêu nhiệm vụ, cho HS về nhà thực hiện.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ

+ Vẽ sơ đồ tư duy: Bức tranh thiên nhiên phố huyện .

+ Tìm hiểu hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện

Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức


- Vẽ đúng sơ đồ tư duy bằng phần mềm Imindmap.

- Tra cứu tài liệu trên mạng, trong sách tham khảo.

Hy vọng với bài Giáo án "Hai đứa trẻ" giúp quý bạn đọc có thêm một góc tiếp cận với tác phẩm "Hai đứa trẻ" qua bài giáo án định hướng phát triển năng lực mà chúng tôi biên soạn.
Chi tiết giáo án trong file đính kèm.
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top