Giải toán hóa học

uocmo_kchodoi

Moderator
Có mấy bài này k quá khó nhưng mà cũng k phải dễ.Mình thấy hay nên post lên các bạn cùng tham khảo nhé:
B1: Hốn hợp A gồm FeCO3 và FeS2 .A tác dụng với dung dịch axit HNO3 63% (klr 1,44g/ml). theo các pư sau:
(1) FeCO3 + HNO3 --->muối X + CO2 + NO2 + H2O
(2) FeS2 + HNO3 --->Muối x + H2SO4 + NO2 + H2O

được hỗn hợp khí B và dung dịch C.Tỉ khối của B so với oxi(O2) là 1,425. Để pư vừa hết với các chất trong dung dịch C cần dùng 540ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M.Lọc kết tủa ,đem nung đến khối lượng k đổi,được 7,568g chất rắn (BaSO4 coi như k bị nhiệt phân).Các pư xảy ra hoàn toàn.
a,X là muối gì? Hoàn thành các pt pư (1) và (2)?
b,Tính kl từng chất trong hỗn hợp A?
c,Xác định V dd HNO3 đã dùng (giả thiết HNO3 k bị bay hơi trong quá trình pư)?
B2: Hỗn hợp E gồm Fe và kim loại R có hóa trị k đổi.Trộn đều và chia 22,59g E thành 3 phần bằng nhau.Hòa tan hết phần thứ nhất bằng dung dịch HCL thu đc 3,696l khí H2.Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3(loãng) thu đc 3,36l khí NO(là spk duy nhất).
a,Viết các pthh xảy ra và xác định tên kloai R.Biết các thể tích đo ở đktc?
b,Cho phần 3 vào 100ml dung dịch Cu(NO3),lắc kĩ để Cu(NO3) phản ứng hết,thu đc chất rắn X có kl 9,76g. Viết các pthh xảy ra và tính nồng độ mol/l của dung dịch Cu(NO3)?
B3:Hòa tan hoàn toàn hh FeS2 và FeCO3 trong HNO3 đặc nóng đc dd A,hh khí NO2 và CO2.Cho dd A tác dụng với BaCL2 dư được kết tủa trắng và dd B.Cho dd B td với NaOH dư đc kết tủa đỏ nâu.
Hãy viết các pthh xảy ra?

Mòn các bạn ủng hộ cho bài viết của mình,lần sau còn lấy hứng mà pót tiếp!
 
dài thế thì ai mun làm
T sẽ làm....
B1: Hốn hợp A gồm FeCO3 và FeS2 .A tác dụng với dung dịch axit HNO3 63% (klr 1,44g/ml). theo các pư sau:
(1) FeCO3 + HNO3 --->muối X + CO2 + NO2 + H2O
(2) FeS2 + HNO3 --->Muối x + H2SO4 + NO2 + H2O

được hỗn hợp khí B và dung dịch C.Tỉ khối của B so với oxi(O2) là 1,425. Để pư vừa hết với các chất trong dung dịch C cần dùng 540ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M.Lọc kết tủa ,đem nung đến khối lượng k đổi,được 7,568g chất rắn (BaSO4 coi như k bị nhiệt phân).Các pư xảy ra hoàn toàn.
a,X là muối gì? Hoàn thành các pt pư (1) và (2)?
b,Tính kl từng chất trong hỗn hợp A?
c,Xác định V dd HNO3 đã dùng (giả thiết HNO3 k bị bay hơi trong quá trình pư)?
Số mol \[Ba(OH)_2\] = 0,054 mol. Giả sử toàn bộ \[Ba^{2+}\] trong hidroxit đều bị kết tủa thì khối lượng kết tủa sẽ là 12,582g>7,568g. Vậy ion \[Ba^{2+\]} không bị kết tủa hoàn toàn.
a) PTPƯ:
\[FeCO_3 + 4 HNO_3 ---> Fe(NO_3)_3 + CO_2 + NO_2 + 2H_2O\]
\[FeS_2 + 18 HNO_3 ---> Fe(NO_3)_3 + 15 NO_2 + 2 H_2SO_4 + 7 H_2O\]
gọi số mol \[FeCO_3\] và \[FeS_2\] lần lượt là a và b
Từ pt,tìm đc số mol các khí theo a và b, ta có PTK trung bình của khí = 45,6đvC
=> 44a+46(a+15b) = 45,6(2a+15b) (1)
Vì hidroxit vừa đủ để pư với các chất trong dung dịch thu đc,nên toàn bộ \[Fe^{3+}\] trong dung dịch bị kết tủa hết và nung sẽ ra \[Fe_2O_3\] với số mol (a+b)/2
=> 233*2b+80(a+b) = 7,568 (2)
Từ (1) và (2) ta giải ra được a= 0,04 và b= 0,008
Từ đây sẽ ra đc các phần b và c.
B2: Hỗn hợp E gồm Fe và kim loại R có hóa trị k đổi.Trộn đều và chia 22,59g E thành 3 phần bằng nhau.Hòa tan hết phần thứ nhất bằng dung dịch HCL thu đc 3,696l khí H2.Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3(loãng) thu đc 3,36l khí NO(là spk duy nhất).
a,Viết các pthh xảy ra và xác định tên kloai R.Biết các thể tích đo ở đktc?
b,Cho phần 3 vào 100ml dung dịch Cu(NO3),lắc kĩ để Cu(NO3) phản ứng hết,thu đc chất rắn X có kl 9,76g. Viết các pthh xảy ra và tính nồng độ mol/l của dung dịch Cu(NO3)?
Số mol e mà \[H_2\] nhận = 0,33 mol
Số mol e mà \[NO\] nhận = 0,45 mol
Ở đây ta thấy có sự chênh lệch về số mol e mà hh KL nhường ở 2 pư. Nguyên nhân có thể xảy ra:
Đối vs \[Fe\] thì chắc chắn ở pư với \[HCl\] sẽ cho 2e còn ở pư vs \[HNO_3\] sẽ cho 3e,còn đối với R:
1. R pư với cả 2 axit
2. R ko pư vs \[HCl\] nhưng pư vs \[HNO_3\]
Ta biện luận:
Đối với TH1:
Số mol e chênh lệch chính là số mol Fe pư,vì R có hóa trị ko đổi nên ở cả 2 pư đều nhường đi 1 số e như nhau
=> Số mol Fe = 0,12 mol. => Số mol e mà R nhường ở pư với HCl là: 0,33-0,12*2=0,09 mol
Khối lượng của R = 7,53 - 0,12*56=0,81 g
Giả sử R có hóa trị n, nó sẽ nhường n(e).
n=1. => Số mol R = 0,09. => R=....(loại)
n=2. => Số mol R = 0,045. => R=...(loại)
n=3. => Số mol R = 0,03. => R=27 (là Nhôm)
Đối với TH2:
R không pư với HCl. => Số mol Fe = Số mol \[H_2\] = 0,165. => Khối lượng Fe = 9,24>7,53. => Loại
Vậy R là Nhôm
Số mol của 2 kim loại Fe và Al trong mỗi phần lần lượt là 0,12 và 0,03
\[Cu(NO_3)_2\] phản ứng hết. Ta có:
\[2Al + 3Cu^{2+} --> 2Al^{3+} + 3Cu\]
\[Fe + Cu^{2+} ---> Fe^{2+} + Cu\]
Giả sử chỉ có pư đầu tiên xảy ra thì khối lượng rắn sau pư là: 0,12*56+64*0,045=9,6g < 9,76. Nên có thêm cả pư 2, pư 2 làm tăng 0,16g chất rắn.
=> Số mol Fe phản ứng = 0,02 mol.
=> Tổng số mol \[Cu^{2+}\] = 0,02 + 0,045 = 0,065 mol. Từ đây ra nồng độ...


Câu 3 gần như câu 1....
 
Hix.Bài 2 mình làm k xét TH như bạn.Nếu mà làm bài tự luận chắc tiêu rùi! Dù sao cũng cảm ơn bạn.Mà cho mình hỏi cái là ở câu c bài 2 tại sao lại xét chỉ có Al pư.Có phải vì Al mạnh hơn Fe k?
 
Hix.Bài 2 mình làm k xét TH như bạn.Nếu mà làm bài tự luận chắc tiêu rùi! Dù sao cũng cảm ơn bạn.Mà cho mình hỏi cái là ở câu c bài 2 tại sao lại xét chỉ có Al pư.Có phải vì Al mạnh hơn Fe k?
Al có tính khử mạnh hơn Fe nên nó pư trước. Bài 2 nếu làm tự luận,nhất nhất phải biện luận,nếu không biện luận,mà tìm ra đc kim loại với 1 Th duy nhất thì sẽ bị chia điểm ra bạn ạ.
Còn cách viết CTPT,bạn vào hướng dẫn sử dụng của diễn đàn,có mục dạy gõ TEX.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top