Giải thích sự đa dạng của sinh vật ở VN?

nguyen_cdsptn

New member
Xu
0
bằng sự hiểu biết của mình về sự thích nghi của sinh vật với môi trường.hãy:
giải thích sự đa dạng của sinh vật việt nam?
gúp em sớm nhé
cảm ơn nhiều
 
Mỗi loài sinh vật chỉ thích nghi với 1 hoặc 1 vài điều kiện khác nhau. Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 nước có sự đa dạng sinh học lớn nhất thế giới. Vậy sự đa dạng sinh học mà Việt Nam có được là do đâu???
- Thứ nhất, đó chính là vị trí địa lý của nước ta. VN nằm trên con đường từ phương Bắc -> phương Nam, từ phương Đông -> phương Tây, nằm trên con đường với những luồng di cư lớn của sinh vật (cả trong quá khứ và hiện tại)
- Thứ hai, nước ta có hệ thống địa hình đa dạng: núi cao, đồng bằng, cao nguyên, bãi bồi, đầm phá, vịnh, hải đảo, biển,...
- Thứ ba, VN có khí hậu đa dạng, thay đồi từ Bắc vào Nam, từ khí hậu cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới,...
- Thứ tư, Khí hậu chịu ảnh hưởng của hải dương, nên khá ôn hòa, không khắc nghiệt như một số quốc gia có cùng vĩ độ, hay các quốc gia ở vùng cực, hoang mạc,...
- Thứ năm, thổ nhưỡng cũng đa dạng (đất phù sa, đất ferralit, đất xám, đất cát ven biển, đất phèn, đất mặn,...trong mỗi loại lại có những nhóm đất nhỏ hơn) -> tác động đến hệ thống thực vật, rừng (rừng nhiệt đới, rừng rụng lá, rừng ngập mặn,...)-> cũng ảnh hưởng đến hệ thống động vật
 
cảm ơn rất nhiều về phần trả lời này.bạn có thể gúp mình trả lời chon ven hơn ko?
có thể nêu qua sự đa dạng của sv việt nam được thể hiện như thế nào ko? VỀ PHẦN SV VIÊTH NAM CÓ NGUỒN NÀO CÓ THỂ KHAI THÁC ĐƯƠC KO?
1 lần nữa cảm ơn về sự gúp đỡ nhiệt tình của bẠN
 
Hệ động thực vật của Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo đặc trưng cho vùng Đông Nam Á với 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo, 826 loài nấm, và 21.000 loài động vật, trong đó có 310 loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát, 3.170 loài cá, 7.500 loài côn trùng và các động vật xương sống khác.
Hiện nay, chúng ta đang khai thác chủ yếu là rừng và thủy hải sản. Tuy nhiên, mình cũng nhấn mạnh thêm là chúng ta đang thực hiên chủ trương khai thác đi đôi với bảo vệ. Do đó, sản lượng chúng ta khai thác của tự nhiên ngày càng giảm, sản lượng đạt được phần lớn là do nuôi trồng, và tỷ lệ này ngày càng tăng
 
có thể nêu qua sự đa dạng của sv việt nam được thể hiện như thế nào ko?

Đa dạng sinh vật Việt Nam được thể hiện:
* Sự giàu có về thành phần loài sinh vật: Nước ta có 14 600 loài và phân loài động vật. Trong đó có 365 loài động vật và 350 loài thực vật thuộc loại quý hiếm đc đưa vào Sách đỏ Việt Nam.

* Sự đa dạng về hệ sinh thái: Việt Nam có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố khắp mọi miền.
- Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển nước ta phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, rộng hơn 300 nghìn hécta, chạy suốt chiều dài bờ biển và ven các đảo. Sống trong môi trường ngập mặn, đất bùn lỏng và sóng to gió lớn là tập đoàn cây sú, vẹt, đước... cùng với hàng trăm loài cua, cá, tôm,... và chim thú.
- Vùng đồi núi nước ta chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền, là nơi phát sinh, phát triển các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biến thể như rừng kín thường xanh ở Cúc Phương, Ba Bể; rừng thưa rụng lá ở Tây Nguyên; rừng tre nứa ở Việt Bắc; rừng ôn đới núi cao vùng Hoàng Liên Sơn.
- Các hệ sinh thái nông nghiệp: đồng ruộng, vườn làng, ao hồ thuỷ sản or rừng trồng cây lấy gỗ, rừng trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè...).................
 
Mình bổ sung thêm:
- Sự thích nghi được hiểu như sau: Tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật qua nhiều thế hệ đã hình thành nhiều đặc điểm thích nghi với các môi trường sống khác nhau. Tuy nhiên, khi môi trường sống thay đổi, những đặc điểm vốn có lợi có thể trở nên bất lợi và được thay bằng những đặc điểm thích nghi mới.
=> Việt Nam có nhiều loài sinh vật( như bạn Vàng và Gis2009 vừa trả lời)
- Bạn giải thích dựa theo những yếu tố như:
+ Khí hậu ở nước ta thuận lợi như thế nào?
+ Thổ nhưỡng ?
+ Các luồng di cư sinh vật đến nước ta?
- Cần nhấn mạnh: khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi -> thực vật phát triển-> nhiều thức ăn -> động vật di cư đến -> tạo thành một lưới thức ăn bao gồm cùng cá thể cùng loài và cả các cá thể khác loài có thể có mối quan hệ thúc đẩy và cả triệt tiêu.
Những điều này dễ nhận thấy - như vậy là bạn có thể trả lời tốt câu hỏi rồi, chúc thành công.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top