giải thích hiện tượng thỏi nến tắt mà đống lửa không tắt

dark angel

New member
Xu
0
thầy giáo có hỏi mình 1 câu như thế này :" tại sao khi ta thổi vào ngọn nến thì ngọn nến lại tắt? Tại sao khi ta thổi vào lò than thì lò than lại cháy to lên".
Mong sự chỉ bảo của mọi người.
 
thầy giáo có hỏi mình 1 câu như thế này :" tại sao khi ta thổi vào ngọn nến thì ngọn nến lại tắt? Tại sao khi ta thổi vào lò than thì lò than lại cháy to lên".
Mong sự chỉ bảo của mọi người.

Thứ nhất về vật cháy, sự di chuyển của gió sẽ làm cho ngọn lửa bị xô lệch sang vị trí khác vị trí hiện tại. Với ngọn nến, nếu gió đủ lớn, vị trí cháy sẽ bị xô lêch ra xa khỏi tâm cây nến nên nến tắt (thiếu vật cháy). Còn với đống lửa to, thường vật cháy nhiều, phân bố trên phạm vi tương đối rộng nên vật cháy vẫn duy trì.

Thứ hai về Oxy, khi cây nến cháy, ngọn lửa nhỏ nên cần lượng oxy ít nên ngọn gió không ảnh hưởng là bao. Nhưng với đống lửa, khi cháy lượng oxy tại chỗ giảm mạnh. Nếu có gió tới sẽ mang oxy từ nơi khác đến giúp ngọn lửa càng cháy mạnh hơn.

Thứ ba, về nhiệt độ. Bởi vì ngọn nến cháy yếu nên nhiệt lượng sinh ra ít, nếu có gió tới, gió sẽ mang theo nhiệt độ từ xung quanh vào làm nhiệt độ vùng cháy giảm và ngọn lửa có thể bị tắt. Còn với đống lửa lớn, nhiệt độ sinh ra rất cao nên cho dù gió có mang nhiệt độ từ nơi khác đến cũng không đủ để làm giảm nhiệt độ vùng cháy nên không ảnh hưởng nhiều.

Tóm lại khi gió thổi tới:

Ngọn nến: vật cháy giảm, nhiệt độ giảm, oxy bình thường => quá trình cháy bị cản trở. Nếu mức cản trở đủ cao (gió đủ mạnh) lửa sẽ tắt

Đống lửa: vật cháy bình thường, oxy tăng, nhiệt độ bình thường => quá trình cháy được hỗ trợ, gió càng nhiều cháy càng lớn.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top