Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Trước khi tên chủ nhân của giải Nobel Văn học 2009 được công bố, đại diện ban giám khảo đã lên tiếng thừa nhận rằng giải thưởng văn chương danh giá nhất thế giới này đang trở nên "châu Âu hoá". Chiến thắng của nhà văn người Đức Herta Mueller càng cho thấy sự "thiên vị" này.
Các nhà văn Mỹ tiếp tục bị gạt ra lề
Herta Mueller. Ảnh: rp-online.de
Trước khi tên người chiến thắng được xướng lên, nhiều người đã hy vọng vào một bất ngờ nào đó, chí ít các nhà văn của Mỹ cũng sẽ có cơ hội "mở mày mở mặt" nhưng cuối cùng mọi sự đoán đều "trật lấc" khi giải thưởng lại về tay người châu Âu.
Theo thông lệ, Viện hàn lâm Thuỵ Điển luôn giữ kín danh sách những người được đề cử và không bao giờ bàn luận về những ứng viên tiềm năng suốt 50 năm qua. Do vậy, bất ngờ luôn được giữ đến phút chót.
Peter Englund, thư ký thường trực và là thành viên trẻ tuổi nhất của Viện hàn lâm Thuỵ Điển cách đây vài ngày đã lần đầu thừa nhận với báo chí rằng Nobel Văn học quá nhiều màu sắc châu Âu và năm nay các nhà văn Mỹ có thể hy vọng chạm tới giải thưởng văn chương danh giá này.
Lần gần đây nhất người Mỹ giành giải Nobel Văn học là năm 1993 (Toni Morrison).
"Tôi cho đó là một vấn đề. Chúng tôi có xu hướng dễ dàng chấp nhận văn chương châu Âu cũng như truyền thống châu Âu", Peter Englund nói. Thời gian qua, châu Âu được đánh giá là trung tâm của văn chương thế giới bởi các cây bút đến từ Mỹ lại bị coi là "quá nhạy cảm với các xu hướng đang diễn ra trong nền văn hoá đại chúng của chính họ".
"Tôi không nghĩ rằng giải thưởng này quá thiên vị châu Âu nhưng tôi cho rằng chúng ta sẽ được lợi hơn khi có cơ hội đọc tác phẩm của các nhà văn đến từ châu Âu, Nam Mỹ cũng như châu Phi", Chad Post, Giám đốc nhà xuất bản phi lợi nhuận Open Letter Books của ĐHTH Rochester nói.
Ngay sau khi giải thưởng được công bố, Peter Englund nói với báo chí: "Nếu bạn là người châu Âu thì sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với văn chương châu Âu. Giải thưởng này là kết quả của diễn biến tâm lý trên mà chúng tôi thực sự đã cố gắng đề phòng nhưng nó vẫn cứ xảy ra. Đây hoàn toàn không phải là kết quả của bất cứ kế hoạch hay âm mưu nào".
"Có thể nói rằng các sáng tác của bà ấy là sự kết hợp của một thứ ngôn ngữ kỳ diệu cũng như các cấu trúc độc đáo với những câu ngắn nhưng giàu hình ảnh. Văn chương của Mueller rất đặc biệt nên chỉ cần đọc nửa trang sách là bạn có thể nhận ra ngay đó chính là Herta Mueller, một nghệ sĩ ngôn từ vĩ đại", Peter Englund nhận xét về các tác phẩm của Herta Mueller.
Tác phẩm của H erta Mueller từng bị cấm xuất bản tại Romania
Các tác phẩm của Mueller ít được dịch sang tiếng Anh. Sở dĩ Herta Mueller được trao giải Nobel Văn học 2009 vì các phẩm của bà được đánh giá là "sự kết hợp giữa thi ca và sự mạch lạc của văn xuôi". Tuy vậy, cũng giống như nhà văn Pháp Jean-Marie Gustave le Clezio, người giành giải Nobel Văn học 2008, rất ít tác phẩm của Herta Mueller được dịch sang tiếng Anh mặc dù nhiều nhà xuất bản đều có kế hoạch tái bản.
Tại Mỹ, ngay cả các nhà phê bình văn học nổi tiếng như James Wood và Harold Bloom cũng nói rằng họ chưa bao giờ đọc các tác phẩm của nữ nhà văn 56 tuổi này. Tiểu thuyết mới nhất của bà mang tên "Atemschaukel," (Swinging Breath - Hơi thở nhịp nhàng) cũng được đề cử cho giải thưởng sách của Đức (German Book Prize) sẽ được công bố vào ngày 12/10 tới.
Chiến thắng tại Nobel Văn học 2009 đã làm Herta Mueller vô cùng bất ngờ: "Tôi sững sờ và không thể tin vào tai mình. Lúc này tôi không thể nói được gì". Thủ tướng Đức Angela Merkel đánh giá chiến thắng của Herta Mueller, là bức thông điệp tuyệt vời nhân sự kiện kỷ niệm 20 năm bức tường Berlin sụp đổ. Và "Chúng tôi lấy làm vui mừng rằng Herta Mueller đã tìm thấy quê hương của mình ngay tại nước Đức".
Năm 1982, tập truyện ngắn đầu tay của Mueller mang tên "Niederungen" bị cấm xuất bản tại Romania. Herta Mueller chuyển tới sinh sống tại Đức từ năm 1987 và tiếp tục sáng tác từ đó cho tới nay. Bà là người phụ nữ thứ 12 giành giải Nobel Văn học kể từ khi giải thưởng này được trao năm 1901 và là một trong 4 phụ nữ được trao giải Nobel năm nay.
Lễ trao giải Nobel sẽ diễn ra vào ngày 10/12 tới.
Nguồn :VNN
Các nhà văn Mỹ tiếp tục bị gạt ra lề
Herta Mueller. Ảnh: rp-online.de
Trước khi tên người chiến thắng được xướng lên, nhiều người đã hy vọng vào một bất ngờ nào đó, chí ít các nhà văn của Mỹ cũng sẽ có cơ hội "mở mày mở mặt" nhưng cuối cùng mọi sự đoán đều "trật lấc" khi giải thưởng lại về tay người châu Âu.
Theo thông lệ, Viện hàn lâm Thuỵ Điển luôn giữ kín danh sách những người được đề cử và không bao giờ bàn luận về những ứng viên tiềm năng suốt 50 năm qua. Do vậy, bất ngờ luôn được giữ đến phút chót.
Peter Englund, thư ký thường trực và là thành viên trẻ tuổi nhất của Viện hàn lâm Thuỵ Điển cách đây vài ngày đã lần đầu thừa nhận với báo chí rằng Nobel Văn học quá nhiều màu sắc châu Âu và năm nay các nhà văn Mỹ có thể hy vọng chạm tới giải thưởng văn chương danh giá này.
Lần gần đây nhất người Mỹ giành giải Nobel Văn học là năm 1993 (Toni Morrison).
"Tôi cho đó là một vấn đề. Chúng tôi có xu hướng dễ dàng chấp nhận văn chương châu Âu cũng như truyền thống châu Âu", Peter Englund nói. Thời gian qua, châu Âu được đánh giá là trung tâm của văn chương thế giới bởi các cây bút đến từ Mỹ lại bị coi là "quá nhạy cảm với các xu hướng đang diễn ra trong nền văn hoá đại chúng của chính họ".
"Tôi không nghĩ rằng giải thưởng này quá thiên vị châu Âu nhưng tôi cho rằng chúng ta sẽ được lợi hơn khi có cơ hội đọc tác phẩm của các nhà văn đến từ châu Âu, Nam Mỹ cũng như châu Phi", Chad Post, Giám đốc nhà xuất bản phi lợi nhuận Open Letter Books của ĐHTH Rochester nói.
Ngay sau khi giải thưởng được công bố, Peter Englund nói với báo chí: "Nếu bạn là người châu Âu thì sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với văn chương châu Âu. Giải thưởng này là kết quả của diễn biến tâm lý trên mà chúng tôi thực sự đã cố gắng đề phòng nhưng nó vẫn cứ xảy ra. Đây hoàn toàn không phải là kết quả của bất cứ kế hoạch hay âm mưu nào".
"Có thể nói rằng các sáng tác của bà ấy là sự kết hợp của một thứ ngôn ngữ kỳ diệu cũng như các cấu trúc độc đáo với những câu ngắn nhưng giàu hình ảnh. Văn chương của Mueller rất đặc biệt nên chỉ cần đọc nửa trang sách là bạn có thể nhận ra ngay đó chính là Herta Mueller, một nghệ sĩ ngôn từ vĩ đại", Peter Englund nhận xét về các tác phẩm của Herta Mueller.
Tác phẩm của H erta Mueller từng bị cấm xuất bản tại Romania
Tại Mỹ, ngay cả các nhà phê bình văn học nổi tiếng như James Wood và Harold Bloom cũng nói rằng họ chưa bao giờ đọc các tác phẩm của nữ nhà văn 56 tuổi này. Tiểu thuyết mới nhất của bà mang tên "Atemschaukel," (Swinging Breath - Hơi thở nhịp nhàng) cũng được đề cử cho giải thưởng sách của Đức (German Book Prize) sẽ được công bố vào ngày 12/10 tới.
Chiến thắng tại Nobel Văn học 2009 đã làm Herta Mueller vô cùng bất ngờ: "Tôi sững sờ và không thể tin vào tai mình. Lúc này tôi không thể nói được gì". Thủ tướng Đức Angela Merkel đánh giá chiến thắng của Herta Mueller, là bức thông điệp tuyệt vời nhân sự kiện kỷ niệm 20 năm bức tường Berlin sụp đổ. Và "Chúng tôi lấy làm vui mừng rằng Herta Mueller đã tìm thấy quê hương của mình ngay tại nước Đức".
Năm 1982, tập truyện ngắn đầu tay của Mueller mang tên "Niederungen" bị cấm xuất bản tại Romania. Herta Mueller chuyển tới sinh sống tại Đức từ năm 1987 và tiếp tục sáng tác từ đó cho tới nay. Bà là người phụ nữ thứ 12 giành giải Nobel Văn học kể từ khi giải thưởng này được trao năm 1901 và là một trong 4 phụ nữ được trao giải Nobel năm nay.
Lễ trao giải Nobel sẽ diễn ra vào ngày 10/12 tới.
Nguồn :VNN